Chuyên gia giáo dục Singapore truyền cảm hứng sống cho giới trẻ Việt
Theo ông Ernest Wong, 3 điều quan trọng của tuổi trẻ là những ước mơ, những cuốn sách mà bạn đọc và những người mà bạn gặp.
Ngày 17 và 20/4, lần lượt tại TP HCM và Hà Nội, đã diễn ra chương trình “Dám ước mơ” do chuyên gia Giáo dục Ernest Wong đến từ Singapore tổ chức, dành cho các bạn trẻ từ 7 đến 18 tuổi. Ông Ernest Wong đồng thời là nhà sáng lập của Smartkids – Superteens Bootcamp và hệ thống chương trình cao cấp Special Mentorship.
“Mục đích của buổi học là tạo môi trường truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ Việt Nam, tạo đà cho những ước mơ sớm thành hiện thực. Tại đây, các em sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều bạn trẻ thành công sớm trong nước và quốc tế”, đại diện ban tổ chức cho biết.
Mở đầu chương trình, chuyên gia Ernest Wong chia sẻ với học viên về 3 điều làm thay đổi cuộc sống của một người, đó là những ước mơ mà bạn có, những cuốn sách mà bạn đọc và những người mà bạn gặp. “Cho dù ước mơ của các em là gì, hãy mơ lớn, hãy làm việc chăm chỉ và không bao giờ từ bỏ”, chuyên gia giáo dục Singapore nói.
Thầy Ernest Wong – chuyên gia giáo dục Singapore – cố vấn cho Bộ giáo dục Hong Kong.
Ông Ernest cũng chỉ ra thực tế, những người thành công luôn nghĩ khác so với số đông. Họ luôn tìm ra cách làm khác biệt khi giải quyết vấn đề (think out of the box) và tin rằng điều người khác cho là không thể đều là những điều có thể.
Ông hướng dẫn học sinh luyện tập suy nghĩ “think out of the box” qua trò chơi làm thế nào để một tờ giấy A4 có thể đi xuyên qua người các em mà không xé rách tờ giấy thành nhiều mảnh.
Cô bé Bống chè bưởi – Nguyễn Quang Nhật Minh (áo trắng) – Nguyễn Phúc Thạch Anh (áo kẻ) – Nguyễn Ngọc Khánh Linh (từ trái qua phải).
Ở phần tiếp theo, một số học viên của chương trình được mời lên chia sẻ về câu chuyện kinh doanh.
Bạn Nguyễn Quang Nhật Minh nói về việc đã thành công trong kinh doanh xuất phát từ cuốn sách Cha giàu cha nghèo. Cô bé Nguyễn Ngọc Khánh Linh chia sẻ câu chuyện đã bán những tác phẩm tranh nghệ thuật của mình và toàn bộ số tiền thu được dùng cho mục đích từ thiện.
Video đang HOT
Nguyễn Phúc Thạch Anh lại bàn quan điểm nhân văn: “Chúng ta kinh doanh và làm giàu nhưng hãy luôn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn chúng ta”. Cô bé Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc hay còn được biết đến với biệt danh Bống chè bưởi cũng tham dự chương trình và nói về những ước mơ, dự định của bản thân.
Đến từ đại diện quốc tế là chàng trai 14 tuổi Henry Patterson, một doanh nhân nhí đến từ nước Anh, người đã bắt đầu công việc kinh doanh từ khi 7 tuổi. Sau bảy năm, cậu sở hữu chuỗi hơn 70 cửa hàng bán kẹo và đồ lưu niệm khắp nước Anh.
“Em từng nhận được rất nhiều lời trêu chọc, nói xấu từ những người khác. Họ cho rằng em còn quá nhỏ để thành công. Và em đã chứng minh cho những người lớn thấy, trẻ em hoàn toàn có thể kinh doanh”, Henry chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp.
Henry Patterson chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp.
Kết thúc chương trình là chụp hình lưu niệm, những tấm thiệp được trao tặng cho học viên để các em viết ra ước mơ của mình.
“Các khóa học của chuyên gia Ernest Wong trong gói chương trình Special Mentorship không nặng tính học thuật mà là sự bổ sung cần thiết về tư duy, kỹ năng cá nhân, sức mạnh tinh thần cho hành trình hiện thực hóa ước mơ thành công của thế hệ trẻ”, đại diện ban tổ chức cho biết.
Thế Đan
Theo vnexpress.net
Du học, coi chừng không được công nhận bằng cấp
Tốt nghiệp các chương trình du học ngắn ngày hoặc đào tạo từ xa, nhiều người ngã ngửa khi bằng cấp của mình không được công nhận.
Nhiều người Việt Nam tham gia khóa học 'tiến sĩ ngắn ngày' tại Hong Kong - Ảnh: N.T.
PGS.TS Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cho biết thời gian qua nhiều người gửi hồ sơ đến bộ đề nghị công nhận văn bằng cấp ở nước ngoài. Tuy nhiên, rất nhiều trong số đó không được công nhận tại Việt Nam.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nghĩa nói học tập ở nước ngoài cần lưu ý tới xu hướng thương mại hóa trong giáo dục ở nhiều nước. Bên cạnh những trường chất lượng cao cũng có những trường tổ chức đào tạo theo kiểu "bán bằng" (diploma mill).
Các chuyên gia giáo dục đã cảnh báo điều này. Và việc tổ chức đào tạo của nhiều trường ở nước ngoài qua các chương trình liên kết cũng không được chất lượng như tại chính quốc.
* Ông có thể nói rõ hơn việc nhiều văn bằng nước ngoài không được công nhận tại Việt Nam?
- Thực tế có nhiều văn bằng nước ngoài gửi đến bộ đề nghị công nhận, nhất là bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên sau khi thẩm định, chúng tôi nhận thấy các văn bằng này không đủ điều kiện để được công nhận tại Việt Nam.
Nhiều người tốt nghiệp các chương trình đào tạo từ xa, du học ngắn ngày nhưng số được công nhận cũng không hề nhỏ.
Khi công nhận văn bằng, bộ phải xem xét các vấn đề: kiểm tra cơ sở đào tạo nước ngoài và chất lượng chương trình đào tạo; đã được kiểm định hoặc được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục ở nước đó cho phép đào tạo và cấp bằng chưa.
Về cơ bản, văn bằng của các nước châu Âu có thông tin về chương trình rất minh bạch do có phụ lục đi kèm nên việc công nhận tương đối thuận lợi. Tuy nhiên ở một số nước, thông tin ghi trên văn bằng không đầy đủ.
Việc tiếp cận với dữ liệu văn bằng các trường đã cấp tương đối khó khăn nên việc công nhận cũng gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
PGS.TS Trần Văn Nghĩa - Ảnh: T.L.
* Bộ GD-ĐT có động thái nào để kiểm soát chất lượng các chương trình liên kết? Và làm thế nào để người học biết và lựa chọn các chương trình đào tạo chất lượng, thưa ông?
- Trước thực tế đa dạng về chất lượng của các văn bằng nước ngoài, từ năm 1998, Luật giáo dục đã quy định về công nhận văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp.
Bên cạnh đó, nghị định của Chính phủ cũng quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Luật giáo dục đưa ra điều kiện cơ bản để văn bằng của trường ở nước ngoài cấp được công nhận tại Việt Nam.
Để người dân có đủ thông tin lựa chọn các chương trình có chất lượng, Bộ GD-ĐT đang từng bước đưa lên cổng thông tin chất lượng các chương trình nước ngoài như: danh sách các trường, các chương trình được kiểm định; đường dẫn tới trang thông tin của các tổ chức kiểm định hoặc cơ quan quản lý giáo dục ở nước ngoài; các quy định về đào tạo và hệ thống văn bằng của nước ngoài để người dân tham khảo khi chọn trường, ngành.
* Trước tình hình chất lượng văn bằng thật giả lẫn lộn như hiện nay, ông nói gì với các công dân Việt Nam muốn theo học chương trình quốc tế?
- Khi có dự định đi du học tự túc, cần phải nghiên cứu kỹ về chất lượng của trường, ngành mình sẽ đăng ký học trên cơ sở thông tin từ các tổ chức kiểm định, tổ chức xếp hạng có uy tín; hoặc thông tin từ cơ quan quản lý giáo dục (đối với những nước chưa có hệ thống kiểm định phát triển).
Cần cảnh giác với các chương trình có điều kiện đầu vào không chặt chẽ; những chương trình đào tạo với thời gian quá ngắn; những chương trình liên kết đào tạo ở nước ngoài không có nhiều sinh viên của nước sở tại tham gia; hoặc các chương trình đào tạo từ xa.
Đối với các chương trình liên kết đào tạo trong nước, cần cảnh giác với các chương trình đào tạo không yêu cầu điều kiện đầu vào về ngoại ngữ và không dạy bằng tiếng nước ngoài.
Hong Kong cảnh báo người học
Nhiều người Việt tham gia học thạc sĩ, tiến sĩ của các trường ĐH Philippines có liên kết với công ty Hong Kong. Các chương trình tiến sĩ chỉ học trong 2 năm. Đầu vào tiếng Anh không quy định rõ chứng chỉ nên nhiều người Việt Nam không biết ngoại ngữ vẫn học qua phiên dịch. Các lớp học được tổ chức dưới dạng khóa học ngắn ngày. Mỗi đợt kéo dài 3-5 ngày tại cơ sở của trường ở Malaysia hoặc Hong Kong.
Trang web Cục Quản lý giáo dục Hong Kong chỉ rõ các chương trình không phải của Hong Kong cung cấp. Việc đào tạo do cơ sở nước ngoài tự thực hiện theo hình thức đào tạo từ xa hoặc kết hợp với một công ty ở Hong Kong. "Một công ty thì không thể có chức năng và đội ngũ giảng viên giống như trường đại học ở Hong Kong" - Cục Quản lý giáo dục Hong Kong nêu rõ.
Đối với các khóa giống như liên kết đào tạo ở Việt Nam, đối tác nước ngoài phải liên kết đào tạo với trường đại học ở Hong Kong. Các chương trình này sẽ được đảm bảo chất lượng và do hai bên tổ chức thực hiện. Các chương trình đào tạo từ xa không đăng ký với Cục Quản lý giáo dục Hong Kong, họ cảnh báo người học cần phải lưu ý trước khi nộp lệ phí.
Theo tuoitre.vn
Bỏ điểm sàn: Cánh cửa vào đại học rộng mở hơn? Năm nay Bộ GD- ĐT bỏ điểm sàn thi vào ĐH, các thí sinh đang vô cùng lo lắng không biết bao nhiêu điểm mới đủ đỗ vào các trường đại học? Tuy nhiên theo nhận định của một số chuyên gia giáo dục việc này đồng nghĩa cơ hội vào đại học sẽ mở rộng cho tất cả thí sinh. Chỉ cần...