Chuyên gia giáo dục góp ý về thi đại học 2016
Một số chuyên gia giáo dục cho rằng, xét tuyển nguyện vọng theo ngành thay vì trường sẽ hợp lý hơn và Bộ GD&ĐT nên giao tuyển sinh cho các trường.
Giảm áp lực kỳ thi tốt nghiệp
Nhiều chuyên gia giáo dục đề xuất tách thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học. Điều này đồng nghĩa việc trở về kỳ thi cũ nhưng được thực hiện dưới tinh thần mới: Tốt nghiệp giảm nhẹ, tăng tự chủ cho các trường trong tuyển sinh đại học.
Theo PGS Văn Như Cương – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội – việc xét tốt nghiệp nên giao cho các Sở GD&ĐT thực hiện theo cách đơn giản và nhanh chóng.
Bài thi có thể áp dụng hình thức đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội (một bài tổng hợp duy nhất bao gồm tất cả các môn) hoặc tương đương bài thi học kỳ II của lớp 12. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 99% hay 100% không phải vấn đề quan trọng.
Kỳ thi tuyển sinh đại học nên giao quyền tự chủ cho các trường theo mô hình riêng. Thí sinh đã tốt nghiệp phổ thông là có quyền vào bất kỳ trường đại học nào nếu được nhận.
GS Trần Hồng Quân (bên phải) – Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ. Ảnh: Quyên Quyên.
Về vấn đề này, GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT nêu ý kiến, thi tốt nghiệp THPT nên theo hướng mang tính kiểm tra và giao cho các Sở GD&ĐT.
“Chúng ta không nên quá quan tâm đến tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao”, GS Quân nói và cho rằng, có thể tạo nhiều kỳ thi tốt nghiệp THPT trong năm để giảm áp lực về một kỳ thi duy nhất.
Về tuyển sinh vào CĐ, ĐH, Bộ GD&ĐT nên xây dựng nguyên tắc cơ chế chung để quản lý, các trường tự chủ trong tuyển sinh.
Khắc phục hạn chế của kỳ thi trước
Video đang HOT
Sau năm đầu thực hiện kỳ thi THPT quốc gia, nhiều ý kiến đóng góp khắc phục hạn chế như: Rút ngắn thời gian xét tuyển, nâng cấp phần mềm tuyển sinh, giảm số lượng xét nguyện vọng…
Về số lượng môn thi tốt nghiệp, GS Trần Hồng Quân cho rằng nên thi tất cả các môn, tránh tình trạng học lệch, tăng cường học toàn diện. Việc tồn tại môn thi tự chọn dẫn đến ngay từ đầu vào THPT, học sinh chỉ học 4 môn dự kiến thi mà lơ là môn học khác.
Nguyên Bộ trưởng GD&ĐT cũng cho rằng, thí sinh được đăng ký tới 16 nguyện vọng xét tuyển là không hợp lý, mà chỉ nên đăng ký 1-2 nguyện vọng về ngành thay vì vào trường. Bởi ngành học mới là điều quan trọng sẽ theo đuổi các em cả đời.
Về đề thi, Giám đốc Trung tâm Kiểm định Hiệp hội các trường CĐ, ĐH Việt Nam đề xuất: Bộ GD&ĐT nên thành lập và chuẩn hóa ngân hàng đề thi tạo mặt bằng chung cho các trường trong việc tuyển sinh đại học. Điều này cũng đồng nghĩa có thể tổ chức kỳ thi nhiều lần trong năm để giảm áp lực.
Theo ông Võ Thế Quân – Hiệu trưởng ĐH Đông Đô, với cách ghép hai kỳ thi vào một dẫn đến cấu trúc đề thi chưa hợp lý, đánh giá không chính xác năng lực người học.
“Đề thi có 60% câu hỏi dễ, 40% câu hỏi khó, như vậy một học sinh đạt 8 điểm vào trường đại học thì chỉ có 2 điểm ở mức nâng cao. Điều này cho thấy chất lượng đầu vào đại học năm nay giảm”.
Đánh giá tầm quan trọng của đề thi, GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh: Trắc nghiệm phản ánh chất lượng kỳ thi, còn tự luận phụ thuộc năng lực người chấm, vì vậy, cần chuẩn bị thật tốt câu hỏi cho đề trắc nghiệm.
GS Thiệp đề xuất nên chuyển tất cả các môn thi sang trắc nghiệm, riêng Toán và Văn có câu tự luận ngắn. Điều này cũng rút ngắn thời gian thi và giảm áp lực cho người học.
Về khâu tổ chức thi, ông Bùi Quang Thái – Phó trưởng phòng Tổ chức thi, Sở GD&ĐT Hà Nội kiến nghị, Bộ GD&ĐT nên thực hiện công việc tác động, thăm dò, lấy ý kiến từ các Sở để góp ý cho kỳ thi đại học diễn ra tốt hơn. Trong đó, Sở GD&ĐT sẽ tổ chức thăm dò ý kiến trực tiếp từ học sinh, tạo tâm lý sẵn sàng cho các em.
Nên mời chuyên gia tâm lý góp ý kỳ thi
Kỳ thi THPT quốc gia 2015 vừa qua tạo nhiều biến động về tâm lý cho học sinh, giáo viên. TS Lê Trường Tùng – đại điện ĐH FPT đề xuất mời chuyên gia tâm lý xã hội góp ý cho kỳ thi để giảm thiểu hiệu ứng tâm lý số đông. Bằng chứng, trong kỳ thi 2015, việc nộp – rút hồ sơ, thay đổi nguyện vọng tạo nên hiệu ứng không hay về mặt xã hội.
“Chúng ta phải đặt ra mục tiêu làm sao để các em thi xong hạn chế ở trọ, di chuyển chỉ trong bán kính 100 km”, TS Tùng nói.
Theo Zing
PGS Văn Như Cương: Ai cũng vào đại học là lạc hậu
Theo PGS Văn Như Cương, nền giáo dục hiện tại là ứng thí, phục vụ "toàn dân lên lớp, toàn dân vào đại học".
Sáng 23/10, tại Hà Nội, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Hiệp hội giáo dục vì mọi người và Hội khuyến học Việt Nam tổ chức tọa đàm "Góp ý cho chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể".
Theo PGS Văn Như Cương, chúng ta đang sống trong xã hội hiếu học lạc hậu, bởi ai cũng muốn vào đại học, trong khi số đông sinh viên ra trường không có việc làm. Nhiều trường dạy nghề, đảm bảo công việc sau tốt nghiệp nhưng ít người học.
Ông khẳng định, đây là nền giáo dục ứng thí, phục vụ "toàn dân lên lớp, toàn dân vào đại học", không đảm bảo việc cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều này sẽ gây hậu quả về vấn đề nguồn lực lao động.
PGS Văn Như Cương cho rằng, đổi mới giáo dục phải nêu bật bằng cấp không có giá trị. Ảnh: Quyên Quyên.
"Khi đất nước hội nhập ASEAN, chúng ta có thể thất bại vì phải nhập thợ chất lượng cao của nước ngoài, còn thợ Việt Nam chỉ đi làm thuê ở những ngành nghề đơn giản", PGS Cương nói .
Từ đó, ông cho rằng, việc đổi mới giáo dục phải nêu bật được bằng cấp không có giá trị. Học tập phải tạo ra nguồn lao động giỏi, sản xuất tốt. Học tập là công việc suốt đời, học trong SGK chưa bao giờ là đủ.
PGS Văn Như Cương bày tỏ: "Tôi thương con em chúng ta khi phải học đủ mọi thứ như công dân với giáo dục, ý thức tư duy, biện chứng, vật chất nhưng nhiều em không biết làm gì, kể cả việc nấu cơm, rửa bát, lau cửa kính. Vì tất cả đều đã có ôsin, gia sư".
Đồng tình với PGS Văn Như Cương, GS.TS Nguyễn Như Ý - nguyên Tổng biên tập NXB Giáo dục cho rằng, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phải đề cập đến mục tiêu giáo dục. Trong đó, chúng ta cần nhìn nhận thẳng vào thực tế.
"Hàn Quốc từng chỉ ra những khiếm khuyết của nền giáo dục nước họ để đổi mới. Đó là nền giáo dục ứng thí, học để thi, sẽ triệt tiêu sự sáng tạo. Họ thẳng thắn nhìn nhận nếu muốn có nhà khoa học như Isaac Newton hay họa sĩ Picasso là rất ngông nghênh", GS.TS Nguyễn Như Ý nói.
Trong khi đó, nhà giáo ưu tú Hồ Quang Diệu, đại diện trường THPT Đông Đô (Hà Nội) - người có kinh nghiệm 55 năm trong ngành giáo dục - lo ngại về chất lượng đầu vào đại học.
Ông chỉ ra kết cấu của đề thi bao gồm 60% câu hỏi dễ, 40% câu hỏi khó, trong khi nhiều trường lấy 18 điểm (3 môn), chứng tỏ trình độ vào đại học chỉ ở mức phổ thông.
Nói về kỳ thi THPT quốc gia, ông Diệu khẳng định, chất lượng vào đại học không đảm bảo, nguyện vọng của học sinh không đảm bảo dẫn đến tổng thể giáo dục "rối như canh hẹ".
Bỏ ngỏ phân luồng học sinh sau THCS
Nhận xét về Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đưa ra một số góp ý gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Trong đó, Việt Nam cần đặc biệt ưu tiên học tập kinh nghiệm của những nước có hệ thống giáo dục phổ thông tương tự theo định hướng của Nghị quyết 29.
Vấn đề phân luồng học sinh sau THCS vẫn đang bỏ ngỏ. Xu hướng chung hiện nay chương trình giáo dục phổ thông ở nhiều nước được phân luồng thành: Trung học nghề, trung học phổ thông kỹ thuật và trung học phổ thông. Trong khi đó, đề án của chúng ta chỉ đề cấp định hướng nghề nghiệp sau THCS.
Theo đánh giá của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, đối với một số môn học, việc chuyển dần từ tích hợp rộng, tích hợp vừa đến phân hóa là hợp lý. Tuy nhiên, một số lưu ý là tên các môn học tích hợp nên phù hợp những quy định hiện hành của UNESCO.
Ví dụ, chúng ta không gọi Khoa học Xã hội (theo cách gọi của Liên Xô cũ) mà gọi là Khoa học Xã hội - Nhân văn (vì Lịch sử thuộc Nhân văn); Không xếp Địa lý tự nhiên vào Khoa học Xã hội...
Môn khoa học tự nhiên nên nhóm từ 4 phân môn: Khoa học Vật lý (gồm Vật lý và Hóa học), Khoa học Đời sống (gồm sinh học, sinh thái, giải phẫu, sinh lý...) và khoa học Trái đất (gồm Địa chất, Địa lý tự nhiên, Khí hậu - Khí tượng)...
Cấp THPT chỉ nên đưa vào các môn học đơn môn cho phù hợp với tính chất phân hóa.
Theo Zing
GS. Mai Trọng Nhuận: Tự chủ giả hiệu sẽ không có Đại học đích thực Không có một trường đại học nào có thể hoàn thành sứ mệnh của mình mà không có quyền tự chủ cần thiết. LTS: Quan điểm của GS. Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội khi bàn về tự chủ đại học. Trong chủ đề này ông bày tỏ, vấn đề tự chủ đại học nói riêng và...