Chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên: Hãy cho con dừng học trước 10 giờ tối
Nếu con bạn phải học tới 10 giờ tối mỗi ngày mà chưa thể đi ngủ, thì có thể chương trình học được thiết kế có những sai lỗi cần phải sửa.
Là cha mẹ, bạn cần ưu tiên sức khỏe của con cao nhất, cao hơn việc học, và cần có đủ dũng cảm cho phép con dừng lại.
Anh Bùi Khánh Nguyên từng là một giáo viên tiếng Anh, hiệu trưởng trường trung học, nghiên cứu viên quan hệ quốc tế và hiện là diễn giả độc lập về giáo dục. Những bài viết về giáo dục của anh luôn nhận được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh và các em học sinh.
Mới đây, chia sẻ quan điểm về giờ học của học sinh Việt Nam hiện nay, anh Khánh Nguyên cho rằng, trường học Việt Nam hiện nay cũng theo xu hướng chung của thế giới là chuyển lên học 2 buổi mỗi ngày. Điều này khác so với thế hệ cha mẹ (những người có thể sinh từ những năm 1980 trở về trước), thường chỉ học 1 buổi mỗi ngày.
“Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý là trường học của nhiều nước tuy học 2 buổi sáng – chiều hàng ngày, nhưng học sinh bắt đầu ngày học của mình sau 8 giờ và kết thúc trước 4 giờ. Rất nhiều trường thậm chí bắt đầu lúc 9 giờ sáng và rất nhiều trường kết thúc lúc 3 giờ chiều. Tổng thời gian học ở trường của họ khoảng 6-8 giờ, bao gồm cả giờ nghỉ trưa và câu lạc bộ cuối ngày.
Thật bất công khi người lớn chúng ta muốn duy trì ngày làm việc 8 giờ chuẩn, nhưng lại kéo dài ngày học tập của học sinh phổ thông vì đủ các lý do. Những lý do của việc một ngày học của học sinh dài vô tận chủ yếu đều xuất phát từ người lớn, chứ không phải lựa chọn của học sinh “, anh Nguyên nói.
Chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên.
Theo anh, cha mẹ hãy cho con dừng việc học trước 10 giờ tối. Không có lý do gì cần phải học tới 10 giờ tối cả.
“Nếu con bạn phải học tới 10 giờ tối mỗi ngày mà chưa thể đi ngủ, thì có thể chương trình học được thiết kế có những sai lỗi cần phải sửa. Là cha mẹ, bạn cần ưu tiên sức khỏe của con cao nhất, cao hơn việc học, và cần có đủ dũng cảm cho phép con dừng lại, đi ngủ và tìm cách khắc phục những bất cập kèm theo, hơn là gắng sức đóng vai “trò ngoan” một cách vô lý”, chuyên gia nói.
Và trong trường hợp con phải học tới 10 giờ tối chưa xong thì phụ huynh có thể thực hiện theo những gợi ý sau đây để thay đổi tình trạng tiêu cực này.
1. Phản hồi với giáo viên: Thông thường giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm được các vấn đề của học sinh vì có cơ hội gặp gỡ các em hàng ngày, từ việc các em bị quá tải, thiếu ngủ, trễ thời hạn nộp bài… Một giáo viên chủ nhiệm sâu sát sẽ giữ liên lạc với các giáo viên bộ môn và có thể nắm bắt được khối lượng bài tập trung bình mà học sinh phải làm trong một tuần hoặc trong một ngày. Với những giáo viên kém hơn, họ sẽ không nắm được tổng thể khối lượng công việc, do vậy, mỗi giáo viên bộ môn sẽ giao cho học sinh một lượng bài tập nhất định ở nhà, và không hề biết rằng các thầy cô giáo khác cũng làm như vậy.
Bạn cần nói chuyện với các giáo viên, từ giáo viên chủ nhiệm, tới giáo viên bộ môn, thậm chí ban giám hiệu trường nếu như con bạn vẫn phải học tới 10 giờ mà không vì lý do gì đặc biệt. Nếu bé còn học tiểu học, bạn nên là người trực tiếp trao đổi, còn nếu con bạn đã là học sinh trung học, bạn hướng dẫn con cách phản hồi với các thầy cô trước khi cha mẹ phải trực tiếp can thiệp.
Video đang HOT
Nhận thức được vấn đề, nêu lên vấn đề với những người có liên quan và tìm cách giải quyết chính là một loại năng lực quý giá trong cuộc sống, mà chúng ta có cơ hội dạy cho các em học sinh ngay từ khi còn nhỏ. Chúng ta không hề mong muốn tạo ra những học sinh chỉ biết thụ động chấp nhận sự bất hợp lý trong sự im lặng và chịu đựng.
2. Dạy con các kỹ năng học tập hiệu quả: Thông thường thì bài tập về nhà là một hình thức rèn luyện thêm cho học sinh, khi nó ở mức độ vừa phải, đó là điều tích cực. Càng lên các lớp cao hơn, thời gian học tại nhà của học sinh có thể cần tới 2-3 giờ mỗi ngày.
Do đó, các kỹ năng như quản lý thời gian, sắp xếp một ngày học tập và hoạt động, phương pháp làm việc khoa học, rèn luyện khả năng tập trung khi làm việc là những kỹ năng giúp trẻ trong một thời gian ngắn hơn xử lý được khối lượng bài vở, công việc lớn hơn. Cũng có khi trẻ thức học rất khuya mà thực ra là do làm việc không hiệu quả chứ không hẳn là khối lượng hay chất lượng học tập cao.
Ảnh minh họa.
3. Chấp nhận có ưu tiên, có chính – phụ: Chúng ta đều biết là giáo dục toàn diện là lý tưởng, nhưng trong nhiều tình huống trường học có tính chất nhồi nhét, mà có những nội dung học tập không hữu ích, hãy dũng cảm cho con lựa chọn những gì hữu ích cho bé, hoặc bé thấy thích hơn và dành ưu tiên cho những điều quan trọng. Đừng cố gắng làm học sinh giỏi toàn diện nếu chương trình học bao gồm cả những thứ phi lý, thừa thãi, vô ích. Trong trường hợp đó, hãy chấp nhận có những môn học bé đạt kết quả 9, 10, nhưng cũng có môn học chỉ đạt điểm 5, hoặc thỉnh thoảng thấp hơn nữa.
4. Hãy từ chối với “học thêm cưỡng ép”: Có khá nhiều tình huống học sinh phải học thêm theo những đề nghị có tính cưỡng ép. Bạn hãy thẳng thắn từ chối, vì sức lực của con người không phải vô tận. Năng lượng của trẻ trong một ngày là hữu hạn, trẻ cần được học tập, hoạt động, nghỉ ngơi đúng khoa học để phát triển bình thường, lành mạnh và tái tạo năng lượng. Việc thường xuyên thức khuya để học bài chỉ làm cho trẻ kiệt quệ sức lực vào ngày hôm sau và hôm sau nữa.
Các thống kê cho thấy số giờ học trung bình trong một năm học của học sinh ở nước có số giờ học cao tới 1.200 – 1.400 giờ/năm không hề tốt hơn học sinh chỉ học 600 – 800 giờ/năm. Điều đó có nghĩa là, số giờ học tăng lên mang lại kết quả học cao hơn ở một mức độ nào đó, ví dụ tới 1.000 giờ/năm, nhưng khi vượt qua ngưỡng đó thì kết quả ngược lại. Do vậy, thời gian học vừa đủ sẽ là tối ưu với trẻ, và mỗi trẻ sẽ có mức độ đáp ứng khác nhau, thay đổi theo từng lứa tuổi. Cái giá của việc học vượt “ngưỡng” chính là sự mất mát sức khỏe, sự phát triển thể chất, mức độ tập trung, sự lanh lợi, niềm vui học tập…
5. Cân bằng một ngày học bằng những hoạt động khác: Ngoài việc học, thì trẻ còn cần nhiều hoạt động khác để một ngày được cân bằng. Đó sẽ là thời gian cho vận động thể chất, thời gian cho giải trí, thời gian cho chăm sóc cơ thể – vệ sinh cá nhân, thời gian thưởng thức bữa ăn, thời gian ngủ, thời gian tương tác với gia đình…
Dấu hiệu của một trẻ học nhiều, mất cân bằng có thể là dáng người xộc xệch, thiếu sinh khí, giao tiếp hời hợt, ăn những bữa ăn vội, thiếu ngủ, không năng động, cơ thể ít năng lượng, thụ động, yếu ớt… Chỉ cần có một trong các dấu hiệu như vậy, bạn cần can thiệp để điều chỉnh một ngày cho trẻ được lành mạnh, cân bằng. Không thể cắt xén thời gian của hoạt động này để dành cho hoạt động khác, vì khi người lớn tùy tiện “cắt” ở khúc nào, sẽ tạo ra “lỗi” ngay ở chỗ đó trên chính đứa trẻ.
6. Giúp trẻ xây dựng thói quen tốt: Bỏ được một thói quen xấu tương đương với xây dựng được 3 thói quen tốt. Những thói quen tốt mà trẻ cần có để sống một ngày trọn vẹn hơn đó là: Sống và học tập có thời khóa biểu trong thời gian năm học, xác định được việc quan trọng – ít quan trọng, gấp – không gấp, giờ nào việc nấy, mỗi lúc chỉ tập trung làm một việc, chia nhỏ công việc trong tuần thành công việc cho mỗi ngày, làm việc có mục tiêu…
Những thói quen xấu có thể là trì hoãn công việc phải làm đến phút chót, làm việc không có kế hoạch, không áp dụng phương pháp làm việc hiệu quả, làm quá nhiều việc một lúc, làm việc không tập trung, phân tâm vì mạng xã hội hoặc TV,…
7. Cho trẻ được quyền lựa chọn: Vì sao trẻ có động lực hơn một trẻ khác khi cùng làm một công việc? Là vì trẻ có động lực khác nhau, có mối quan tâm khác nhau, và sự say mê khác nhau. Khi trẻ được lựa chọn điều chúng thích, chúng thường có động lực tự thân cao hơn, tự giác hơn, có kỷ luật hơn, và kết quả do vậy tốt hơn.
Giáo dục càng cưỡng ép càng có kết quả thấp, ngược lại càng cho phép người học lựa chọn, càng tạo ra sự đam mê và tập trung. Thời gian của tất cả chúng ta là hữu hạn, bằng việc lựa chọn những gì mình quan tâm, chúng ta tối ưu hóa việc học cho trẻ em: học trong sự tập trung và đam mê là hình thức học có chất lượng và hiệu quả cao nhất.
Thay đổi môi trường giáo dục để hơn 16 triệu học sinh được hạnh phúc
Để góp phần phát triển tài nguyên con người, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi môi trường giáo dục, biến trường học thực sự trở thành môi trường truyền cảm hứng, hạnh phúc của học sinh.
Ước mơ về những ngôi trường hạnh phúc
Nhìn lại thế hệ 7X trở về trước ở Việt Nam (thế hệ được sinh ra ngay thời điểm đầu giải phóng và trong chiến tranh), khi đất nước còn nghèo làn, lạc hậu, kinh tế gia đình bữa nay lo bữa mai thì được đến trường là niềm hạnh phúc lớn lao, là giấc mơ không phải đứa trẻ nào cũng chạm được tay vào. Còn giờ đây, khi đời sống khá giả, xã hội phát triển, giáo dục được chú trọng và đầu tư không ngừng thì lại xuất hiện nghịch lý: Không ít học sinh không muốn đến trường, coi trường học là "cực hình", từ đó nảy sinh suy nghĩ cùng những hành động tiêu cực, học kiểu đối phó với thầy cô, cha mẹ.
Phải chăng, môi trường giáo dục đang có nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận, tư duy và thay đổi mới có thể "kéo" học sinh đến trường với một niềm hân hoan, say mê trau dồi, sáng tạo? Để góp phần phát triển tài nguyên con người, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi môi trường giáo dục, biến trường học thực sự trở thành môi trường truyền cảm hứng, hạnh phúc của học sinh.
Xây dựng trường học thực sự trở thành môi trường truyền cảm hứng, hạnh phúc của học sinh là ước mơ của chúng ta
Về vấn đề này, là người đứng đầu một trường tiểu học ở Thạch Đài, Hà Tĩnh, cô Trần Thị Dung trăn trở: Bấy lâu nay, tôi luôn ấp ủ mong muốn xây dựng ngôi trường nơi mình đang công tác trở thành một ngôi trường hạnh phúc đúng nghĩa cho các em học sinh. Tôi đã cố gắng thay đổi từng chi tiết nhỏ nhất từ bản thân mình và lan tỏa cho đội ngũ các thầy cô giáo. Song tôi vẫn chưa có được những hướng dẫn cụ thể, tôi chỉ mới được đọc một số tài liệu và một lần được nghe giảng về trường học hạnh phúc. Một cá nhân không thể thay đổi môi trường nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống những người đứng đầu nhà trường, chúng ta sẽ có những thành công.
Trong bối cảnh ngành giáo dục Việt Nam đang phải đương đầu với nhiều thách thức, đã có rất nhiều hiệu trưởng, giáo viên tại Việt Nam tìm kiếm những cách thức và giải pháp để giảm bớt áp lực trong nhà trường, hỗ trợ giải quyết vấn đề bạo lực học đường, hướng tới xây dựng môi trường học tập an toàn, yêu thương, tôn trọng. Và hơn bao giờ, cụm từ "Trường học hạnh phúc" trở thành một chủ đề được các nhà trường quan tâm và mong muốn tìm hiểu, học tập, vận dụng.
Chú trọng các giá trị đạo đức hơn điểm số
Với mong muốn thay đổi từ chính người đứng đầu để chung tay xây dựng lên một môi trường giáo dục hạnh phúc, với chủ đề "Chọn yêu thương - Chọn hạnh phúc", hội thảo "Thay đổi Vì một trường học hạnh phúc" với sự hội tụ của 426 thành viên là hiệu trưởng của các trường học từ bậc mầm non đến THPT trên cả nước được tổ chức tại Đà Nẵng trong hai ngày 24-25/9/2022.
Với vai trò là người dẫn dắt thay đổi từ các hiệu trưởng, giáo sư Peck Cho (Đại học Korea, cố vấn giáo dục của chính phủ Hàn Quốc, chuyên gia tâm lý giáo dục và tạo dựng hạnh phúc) cho biết, đến với hội thảo, ông mong muốn sẽ có thể cho các vị hiệu trưởng thấy họ có thể thực sự làm điều gì ở chính ngôi trường của mình. "Tôi muốn để các vị hiệu trưởng thấy việc thiết kế khung chương trình là chưa đủ. Giáo viên cần thiết kế "trải nghiệm giáo dục". Việc khung chương trình được thiết kế tập trung vào việc dạy cái gì nhưng trải nghiệm giáo dục là cách dạy học để học sinh được chủ động tham gia, được tạo động lực và được sáng tạo", giáo sư Peck Cho nói.
"Kiến thức học thuật là quan trọng nhưng trong thời đại của AI, điều đó là chưa đủ; chúng ta cần các kỹ năng xã hội, kỹ năng cảm xúc, sáng tạo, khả năng làm việc nhóm và sáng tạo. Không cái nào trong số này có thể dễ dàng được kiểm tra trong các kỳ thi truyền thống chủ yếu đánh giá trí nhớ, thông tin và tư duy logic. Giáo viên và học sinh không nên tập trung quá nhiều vào việc vượt qua các kỳ thi mà hãy dạy và học các kỹ năng và năng lực mà thế hệ sau sẽ cần để trở thành những người tốt, những công dân gắn bó và những chuyên gia sáng tạo"
426 hiệu trưởng các trường bậc mầm non đến THPT, đến từ 50 tỉnh/thành trên cả nước cùng thảo luận tìm giải pháp với mong muốn thay đổi, xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc
Góp mặt để chia sẻ kinh nghiệm với 426 hiệu trưởng các trường từ bậc mầm non đến THPT, giáo sư Hà Vĩnh Thọ (người Pháp gốc Việt - người sáng lập Học viện Eurasia vì Hạnh Phúc & An Lạc, nguyên Giám đốc Chương trình của Trung tâm Tổng Hạnh phúc Quốc gia ở Bhutan) thừa nhận, hành trình xây dựng lại niềm hạnh phúc của người giáo viên trong việc giảng dạy sẽ không dễ dàng, thậm chí có rất nhiều rào cản xung quanh.
Ông nhấn mạnh: "Chúng ta nên chú ý để không nhầm lẫn sự hạnh phúc với thú vui hời hợt và ngăn cản sự theo đuổi ích kỷ của sự ham mê vị kỷ cá nhân. Mối nguy hiểm đã hiện hữu khi những bạn trẻ đang lớn lên trong thời đại của internet và mạng xã hội, khi những người xung quanh tìm kiếm sự thỏa mãn tức thì mà không yêu cầu, và chúng tôi đi ngược với những xu hướng này. Điều quan trọng là họ phải hiểu rằng hạnh phúc của chính họ đi liền với hạnh phúc của người khác, của xã hội và của lợi ích chung. Do đó, trường học hạnh phúc nên chú trọng nhiều đến các giá trị đạo đức.
Quyết tâm của những người đứng đầu
Trường học Hạnh phúc (Happy Schools) là chương trình đào tạo dành cho giáo viên nhằm trang bị sự hiểu biết, kiến thức, kỹ năng giúp họ chú ý chăm sóc sự hạnh phúc và sức khỏe của tất cả học sinh. Nó mở rộng phạm vi nhận thức của giáo viên, bao gồm cả sức khỏe tinh thần và tình cảm của trẻ em. Chỉ khi học sinh cảm thấy an toàn về cảm xúc, được xã hội chấp nhận và hòa nhập, chúng mới có thể phát huy tiềm năng của mình, học hỏi và phát triển toàn diện.
Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra vấn đề cốt lõi trong thay đổi để tạo ra những trường học hạnh phúc chính là vai trò người đừng đầu. Theo ông Đức, hiệu trưởng là người sẽ là tạo ra ngôi trường ở đó giáo viên, học sinh được sáng tạo, được tôn trọng. Cả nước hiện có gần 30.000 hiệu trưởng trường phổ thông, khi hiệu trưởng hạnh phúc sẽ tạo ra môi trường tốt cho hơn 800.000 giáo viên phổ thông, giáo viên sẽ tạo hạnh phúc cho trên 16 triệu học sinh, học sinh hạnh phúc sẽ lan tỏa tới phụ huynh, cứ như thế điều tốt, điều thiện sẽ tăng lên và lan tỏa trong xã hội.
"Chúng ta cần chung tay xây dựng ngôi trường mà ở đó là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. Là nơi mà thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc.
Với các thầy giáo cô giáo không chỉ dạy cho các em về kiến thức văn hóa, mà còn dạy cho các em về đạo đức làm người, có lối sống lành mạnh, tích cực, biết quan tâm chia sẻ và giúp đỡ mọi người...." , thầy Ngô Phi Công, Hiệu trưởng Trường THPT Bắc Trà Mi, Quảng Nam thẳng thắn chia sẻ quan điểm về một môi trường giáo giục hạnh phúc.
Đại biểu là hiệu trưởng các trường từ bậc mầm non đến THPT tham dự hội thảo "Thay đổi Vì một trường học Hạnh phúc"
Là một hiệu trưởng, cô Nguyễn Thị Nga, trường Liên cấp Trung học và Trung học cơ sở Trần Quốc Toản (tỉnh Bắc Ninh) luôn đặt ra cho mình câu hỏi: Hiệu trưởng cần thay đổi như thế nào và phải làm những gì để giáo viên của mình yêu thích, tâm huyết, say sưa với nghề, yêu thương và tôn trọng học trò như con của mình? Làm thế nào để học trò của mình cứ muốn đến trường học, nhìn thấy thầy cô, bạn bè là thấy niềm vui và hạnh phúc? Chính những lý do đó khiến cô luôn trăn trở, không ngừng tìm cơ hội để được học hỏi và thay đổi chính mình, từ đó lan toả đến tập thể và học sinh của mình.
Góp mặt cùng 426 đồng nghiệp là lãnh đạo của các trường học trên cả nước với mục tiêu thay đổi, xây dựng môi trường giáo giục hạnh phúc, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trường Tiểu học Đức Đồng, Đức Thọ, Hà Tĩnh cho hay, môi trường giáo dục luôn thôi thúc cô hướng tới đó là một ngôi trường mà ở đó, thầy cô luôn có sự say mê trong mỗi hoạt động, mỗi giờ học để thực sư là người truyền cảm hứng.
Hiệu trưởng vừa là người truyền cảm hứng vừa là người giữ cho ngọn lửa đam mê đó ngày một sáng lên trong tim và trên từng nụ cười của thầy cô, của học sinh. Mỗi thành viên trong ngôi trường sẽ tự thay đổi tích cực từ chính nhu cầu của bản thân và cảm nhận rõ "thế giới thay đổi khi ta thay đổi". "Ngôi trường hạnh phúc sẽ được xây nên từ những điều giản dị, dễ hiểu, dễ làm mỗi ngày để bồi đắp nên những tâm hồn đẹp biết ước mơ, thực hiện ước mơ và luôn sống đẹp", cô Tâm bày tỏ.
Nâng cao chất lượng hoạt động nhóm Giáo dục mầm non độc lập Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh chủ trì hội thảo 'Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập' đã đưa ra những phương hướng, giải pháp cho các vấn đề còn vướng mắc. Bên cạnh hệ thống những trường mầm non công lập thì nhóm Giáo dục...