Chuyên gia giáo dục “bật mí” lấy điểm cao khi thi vào lớp 10
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, chỉ còn vài ngày là đến kỳ thi, lúc này, các thí sinh có thể tranh thủ “lướt” lại các kiến thức căn bản và giữ gìn sức khỏe, tinh thần thoải mái.
Chuyên gia giáo dục khuyên các thí sinh cần chắt chiu từng 0,25 điểm một.
Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, bà Nguyễn Thị Vân Hồng – Hiệu trưởng trường THCS Chương Dương, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho hay, thời điểm này chỉ còn cách kỳ thi vài ngày, các kiến thức cần ôn cũng đã ôn xong, do vậy, ưu tiên hàng đầu với các thí sinh lúc này chính là trạng thái tâm lý ổn định và sức khỏe tốt. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần hạn chế tối đa gây sức ép lên các con trước khi bước vào kỳ thi.
Theo bà Nguyễn Thị Vân Hồng, nếu thu xếp được, các thí sinh có thể ôn lại nhanh các kiến thức căn bản của 3 môn thi. Do 2 môn Văn, Toán có đến 120 phút làm bài, do vậy, khi vào kỳ thi, các thí sinh cần đặc biệt quan tâm đến thao tác đọc kỹ đề.
“Qua nhiều kỳ thi, vẫn còn nhiều trường hợp thí sinh chủ quan, đọc lướt đề, từ đó dễ quên đi nhiều chi tiết dẫn đến việc làm bài không đủ ý, hoặc đề bài hỏi A lại đi làm B, hoặc chưa xong hết ý A đã sang ý B” – bà Hồng phân tích.
Video đang HOT
Vốn là một giáo viên dạy Văn, Hiệu trưởng trường THCS Chương Dương cho rằng, mặc dù là môn xã hội, tuy vậy, thí sinh khi làm đề Văn cần tránh lan man, chỉ triển khai đủ ý và “đừng quên trình bày bài thi sạch sẽ, mạch lạc, tạo tâm lý thoải mái cho thầy cô giáo khi chấm bài”.
“Bật mí” phương pháp tối ưu hóa điểm bài thi, bà Lê Thị Chính – Hiệu trưởng trường THCS – THPT Newton (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Các thí sinh cần dành thời gian cho những ngày còn lại để nhận dạng đề thi, xem lại các kiến thức căn bản của từng môn học. Khi thi, các em cần biết cách phân bổ câu hỏi theo thời gian để tránh hoặc quá lan man hoặc quá tập trung vào một câu nào đó, từ đó dễ mất điểm ở các câu khác. Trước khi làm, các em phải đọc kỹ đề, chắt chiu từng 0,25 điểm một”.
Là một giáo viên dạy môn Toán, thầy Nguyễn Cao Cường – Phó Hiệu trưởng trường THCS Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, các thí sinh lúc này không nên quá ôm đồm hay quá lo lắng về kỳ thi. Do chỉ còn ít ngày, các kiến thức hay kỹ năng cơ bản đã hoàn thành. Giờ các em có thể ôn nhẹ lại các chuyên đề, dạng đề hay câu hỏi thường gặp để gợi nhớ.
Riêng môn Toán, thầy Cường cho rằng, các thí sinh có thể xem lại các nội dung như bài toán rút gọn và các câu hỏi phụ, hay giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình, hàm số bậc nhất, bậc hai, hệ thức Vi-et…
Để tránh mất điểm, thầy Nguyễn Cao Cường dặn dò: “Các em cần đọc kỹ và viết đủ thông tin trên giấy thi. Trong bài thi tuyệt đối không viết, vẽ, ghi những ký hiệu bất thường. Trước khi làm bài cần ghi nhanh ra nháp những ý tưởng. Có thể chọn những câu dễ làm trước nếu đề không thiết kế theo trình tự từ dễ đến khó. Và khi gặp câu khó, không nên dành quá nhiều thời gian để xử lý ngay mà hãy tạm gác lại, chuyển câu dễ hơn làm trước”.
Theo Sở GD&ĐT TP Hà Nội, học sinh dự thi vào lớp 10 không chuyên sẽ thi các môn Ngữ văn, Ngoại ngữ vào ngày 17/7 tới. Riêng môn Toán sẽ thi vào sáng 18/7. Chiều 18/7 và sáng 19/7, những học sinh dự thi vào trường/khối chuyên sẽ thi các môn chuyên hoặc các môn thay thế theo lịch.
Thông tin về tỷ lệ học sinh dự thi vào lớp 10 THPT công lập, ông Phạm Văn Đại – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP cho biết, Hà Nội có gần 89.000 thí sinh dự thi, trong đó có khoảng 65.000 thí sinh thuộc chỉ tiêu (tương đương 62%) và năm nay các thí sinh sẽ không phải thi môn thứ tư như mọi năm, với các kiến thức đã được tinh giản do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19.
Thi tuyển lớp 10 tại Hà Nội: Một số học sinh chọn phương án không thi
Bà Nguyễn Thị Vân Hồng, hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) nhận định, năm nay trường có khoảng 1/3 học sinh không lựa chọn thi tuyển vào lớp 10, kỳ thi chung của Sở GD&ĐT.
Hà Nội năm nay có 107.246 học sinh tốt nghiệp THCS
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội diễn ra vào ngày 17 và 18/7 với 3 bài thi gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ và Toán. Trong đó, bài thi Ngoại ngữ theo hình thức trắc nghiệm, được thiết kế đảm bảo nguyên tắc như bài thi của kỳ thi THPT quốc gia những năm trước. Mỗi phòng thi có nhiều mã đề, bài thi chấm trên máy. Riêng môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.
Thời điểm này, học sinh lớp 9 Hà Nội đã nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào các trường THPT. Từ nay đến ngày 22/6, Sở GD&ĐT sẽ tập hợp danh sách đăng ký nguyện vọng (NV) của học sinh. Ngày 23/6, Sở GD-ĐT sẽ công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường. Khi đó, học sinh căn cứ vào số lượng thí sinh dự thi và chỉ tiêu tuyển sinh của trường có thể thay đổi NV một lần nữa. Học sinh thay đổi NV dự tuyển học sinh nộp đơn tại các phòng GD-ĐT từ ngày 24 đến 25/6.
Giáo viên, hiệu trưởng của các trường THCS cho biết, có một thực tế là nhiều phụ huynh đặt kỳ vọng vào con quá lớn khiến học sinh bị áp lực. Khả năng của học sinh chỉ có thể thi ở trường top giữa thì phụ huynh luôn muốn con đăng ký NV1 vào trường top đầu. Để đạt được mong muốn, nhiều gia đình cho học sinh đi học thêm ở nhiều nơi, trong thời tiết nắng nóng như những ngày qua khiến trẻ mệt mỏi.
Bà Nguyễn Thị Vân Hồng, hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) nhận định, năm nay, trường có khoảng 1/3 học sinh không lựa chọn thi tuyển vào lớp 10 kỳ thi chung của Sở GD&ĐT. Trong đó, những em năng lực trung bình đã tự nguyện đăng ký vào các trường nghề, trung tâm GDTX, trường dân lập. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, học sinh có năng lực trung bình, chấp chới giữa đỗ và trượt tốt nghiệp.
Trước mỗi kỳ thi, giáo viên thường tư vấn cho học sinh, phụ huynh khả năng của con như thế nào, nên chọn NV ra sao cho phù hợp. Riêng học sinh có năng lực trung bình, giáo viên đã khuyên các em nên chọn trường dân lập, học nghề và các NV khác thay vì thi để giảm áp lực ôn tập căng thẳng. Ban đầu, một số phụ huynh đồng ý nhưng sau đó lại cho rằng, nhà trường "ép" con không được đi thi, không đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
Bà Hồng nói, với trường hợp như vậy, ban giám hiệu phải giải thích rằng, nhà trường chỉ tư vấn, còn lựa chọn như thế nào là quyền của phụ huynh. Việc học sinh tham gia thi bao nhiêu, tỉ lệ đỗ vào các trường THPT không phải là tiêu chí thi đua nên không có chuyện nhà trường ép phụ huynh cho con thi. "Thậm chí, trước khi kết thúc thời gian đăng ký NV, hiệu trưởng yêu cầu giáo viên rà soát lại một lần nữa xem có học sinh nào thay đổi ý kiến để tránh bỏ sót NV của học sinh", bà Hồng nói.
Trường THCS Thành Công năm nay chỉ có 63 học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS. Trong đó, có 4 học sinh không đăng ký dự thi lên lớp 10 mà lựa chọn đi học nghề, học trường dân lập. Trường THCS Khương Đình, quận Thanh Xuân có 262 học sinh tốt nghiệp thì có khoảng 30 học sinh đăng ký không thi kỳ thi chung vào lớp 10. Các em tự chọn đi học nghề, học dân lập ngay từ đầu để khi hoàn thành chương trình được xét tốt nghiệp và nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường thay vì phải ôn luyện, cạnh tranh vất vả.
Ôn trọng tâm môn Toán vào lớp 10 Phải luyện thật nhiều đề Toán mẫu, xem bài giảng chữa đề để nắm được sai sót và bổ sung phần kiến thức mình chưa rõ, xem kỹ các video hướng dẫn giải chi tiết. "Học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, học đến đâu chắc đến đó kết hợp thực hành làm các bài tập từ...