Chuyên gia dinh dưỡng: Đây là thời điểm quan trọng cần uống nước để thải độc cho hệ tiêu hoá
Nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Một cơ thể chỉ khoẻ mạnh khi được cung cấp đủ nước.
Cơ thể con người chứa đến 70-80% là nước. Không có nước, con người sẽ không thể khỏe mạnh, các bộ phận trong cơ thể sẽ không thể vận hành một cách trơn tru, dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh tật.
PGS.TS. BS Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: “ Uống nước vào buổi sáng ngay khi thức dậy là tốt cho sức khoẻ. Vì sau một đêm ngủ, cơ thể dễ rơi vào tình trạng thiếu nước. Nước còn giúp bôi trơn, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, loại bỏ độc chất ra khỏi cơ thể.
Uống nước buổi sáng trước ăn có thể giúp giảm nhu cầu ăn vào (giảm năng lượng nhập) trong ngày, từ đó giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn” .
Buổi sáng thức dậy nên uống ngay một ly nước, ảnh minh hoạ.
Ngoài uống nước vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy, chuyên gia lưu ý cần phải uống đủ nước trong cả ngày.
Nên uống nước hoặc thức uống vào mỗi bữa ăn chính, bữa ăn phụ. Tăng cường ăn trái cây, rau vì chúng chứa nhiều nước, bổ sung vào lượng nước hằng ngày của cơ thể. Uống nước trước và sau tập thể dục, thể thao. Uống nước ngay cả khi đói (do có khả năng bạn khát nước nhưng bạn nghĩ rằng mình đói bụng).
PGS Lâm Vĩnh Niên khuyến cáo,hậu quả lâu dài của việc uống thiếu nước như: Tăng nguy cơ sỏi thận và nhiễm trùng tiểu; Rối loạn về hô hấp: nước giúp giữ ẩm và làm sạch đường hô hấp.
Hậu quả gần của việc uống thiếu nước: Tăng thân nhiệt do không đủ mồ hôi; Giảm huyết áp; Buồn nôn, nôn; Chuột rút (còn gọi là vọp bẻ), đau cơ; Táo bón…
Lời khuyên về cách uống nước tốt cho sức khỏe:
Video đang HOT
- Loại nước uống: tốt nhất là nên uống nước lọc. Ngoài ra, có thể uống thêm nước trái cây tươi, sữa, trà và các loại đồ uống không cồn, ít/không đường khác.
- Lượng nước uống: lượng nước cần uống mỗi ngày sẽ phụ thuộc vào tuổi, giới, mức độ hoạt động thể lực, vấn đề sức khỏe đang mắc phải và tình trạng thời tiết.
Để dự phòng tình trạng mất nước, người trưởng thành cần uống trung bình 2.5 lít nước mỗi ngày (khoảng từ 8-12 ly nước), bao gồm cả nước có trong các loại thực phẩm. Lượng nước này sẽ tăng lên nếu hoạt động thể chất nhiều, thời tiết nóng ẩm, bị ốm, mang thai hoặc đang cho con bú.
- Thời điểm uống nước: Ngay sau khi ngủ dậy, trước một bữa ăn, trước và sau khi luyện tập thể thao, khi đang bị ốm/mệt, khi vừa tiếp xúc với người ốm.
- Tránh không mắc phải một số sai lầm thường gặp khi uống nước: đợi đến khi khát mới uống nước, uống quá nhiều nước ngọt có ga hoặc có đường, uống quá nhiều đồ uống có cồn/caffein…
9 cách để làm hệ tiêu hóa của bạn hoạt động trơn tru hơn, ngăn chặn tình trạng tích trữ mỡ thừa
Chỉ với 9 cách đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây là bạn đã có thể cải thiện hệ tiêu hóa và chắc chắn cơ thể sẽ thầm cảm ơn bạn vì điều này.
1. Ngủ nghiêng về bên trái
Dạ dày và tuyến tụy nằm ở phía bên trái của cơ thể, chúng là một phần của hệ thống tiêu hóa. Nếu nằm nghiêng về phía này thì thức ăn từ dạ dày sẽ đi xuống ruột non dễ dàng hơn. Đồng thời, nó cũng giúp tăng cường quá trình giải phóng các enzyme tuyến tụy, chịu trách nhiệm phân giải thức ăn tồn đọng. Đồng thời, thói quen ngủ nghiêng về bên trái cũng làm giảm nguy cơ bị ợ chua.
2. Ăn nhiều chất xơ và thực phẩm lên men
Chất xơ giúp chúng ta đi đại tiện đều đặn và bình thường. Hầu hết các loại thực phẩm giàu chất xơ cũng chứa ít đường, chất béo và calo, vì vậy chúng thường lành mạnh hơn.
Yến mạch, đậu hoặc trái cây là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Bạn cũng có thể thêm thực phẩm lên men vào chế độ ăn uống của mình. Một số loại sữa chua trắng có chứa men vi sinh cũng là vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bạn.
3. Tránh tiêu thụ thức ăn khó tiêu hóa
Thức ăn nhiều dầu mỡ như bánh mì kẹp phô mai, khoai tây chiên hoặc bánh pizza có thể khiến bạn bị đầy hơi trong nhiều giờ vì cơ thể cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Loại thực phẩm này cũng có thể làm tăng khí dạ dày, chuột rút hoặc khó tiêu nên tốt nhất bạn không nên tiêu thụ thường xuyên.
4. Đừng để bị phân tâm khi đang ngồi ăn
Khi bạn vừa ăn vừa đi bộ, bạn sẽ có xu hướng tiêu thụ thức ăn nhiều hơn. Còn nếu ăn khi ngồi xuống, quá trình lưu thông máu sẽ được cải thiện. Ngay cả việc bắt chéo chân cũng có nhiều lợi ích hơn vì nó làm giảm huyết áp xung quanh tim và cho phép tiêu hóa thức ăn thích hợp. Vì vậy, đừng để bị phân tâm khi đang ngồi ăn mà hãy tập trung vào bữa ăn của mình nhé!
5. Uống nước để chống táo bón
Nước giúp phân giải thực phẩm mà chúng ta ăn để cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết tốt hơn. Thế nên, hãy cố gắng uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để ngăn nguy cơ táo bón xảy ra.
6. Thử các tư thế yoga khác nhau
Yoga làm tăng cường quá trình lưu thông máu xuyên suốt khắp cơ thể nên chỉ cần dành 15 phút tập yoga mỗi ngày là bạn đã có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Buổi sáng là thời điểm lý tưởng để tập yoga, nhưng đừng cố tập những tư thế quá nặng ngay sau khi bạn đã ăn no nếu không muốn gặp phải tình trạng buồn nôn.
7. Ăn vào những giờ cụ thể trong ngày
Việc ăn uống không đều đặn có thể làm tăng một số nguy cơ về sức khỏe và nó cũng có thể khiến bạn tăng thêm vài cân. Nếu lịch trình của bạn quá bận rộn, hãy cố gắng chuẩn bị bữa ăn trước thời gian và ăn đúng giờ tại văn phòng.
8. Thiền định và kiểm soát căng thẳng
Nếu chúng ta căng thẳng, cơ thể sẽ cảm thấy áp lực và nó làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này dẫn đến tình trạng đầy hơi, chuột rút, khó tiêu hoặc táo bón. Nó cũng có thể có tác dụng ngược lại và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, gây ra tình trạng đi vệ sinh thường xuyên.
Khi bị căng thẳng nhiều, hãy thử ngồi thiền hoặc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc từ ngày này sang ngày khác. Đừng cố ôm đồm nhiều thứ vì sức khỏe của bạn quan trọng hơn bất cứ thứ gì.
9. Thử phương pháp thở 4-7-8
Phương pháp này có thể kiểm soát cảm giác thèm ăn, cải thiện giấc ngủ và giảm mức độ lo lắng. Tất cả những gì bạn cần làm là hít vào trong 4 giây, giữ hơi thở của bạn thêm 7 giây, sau đó thả lỏng người ra hoàn toàn trong 8 giây. Bạn nên thực hiện phương pháp này tổng cộng 4 lần.
Hãy nhớ lắng nghe những điều mà cơ thể bạn đang cố gắng nói với bạn. Nếu các triệu chứng như chuột rút dữ dội, đau dạ dày hoặc chướng bụng nghiêm trọng kéo dài trong vài ngày, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Muốn chạy bộ hiệu quả, sức khỏe thăng hạng, sau luyện tập nhất định không được quên 3 điều này Kiên trì chạy bộ, ít nhất bạn sẽ có được một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng chỉ chạy thôi chưa đủ, bạn phải chú ý đến cả việc chăm sóc sức khỏe trước và sau khi luyện tập để cơ thể có thể đạt trạng thái tốt nhất. Alyssa Atkinson là một blogger chuyên viết về sức khỏe, phong cách sống... Cô cũng...