Chuyên gia: Covid-19 tác động ‘hạn chế’ lên các ngân hàng Trung Quốc
Tang Shengbo, nhà phân tích ở chi nhánh Công ty chứng khoán Nomura Securities tại Hong Kong (Trung Quốc), mới đây nhận định tác động của dịch Covid-19 đối với chất lượng tài sản và rủi ro tín dụng của các ngân hàng Trung Quốc là hạn chế và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Các ngân hàng Trung Quốc đã báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2020 tốt hơn dự kiến. (Nguồn: Al Zazeera)
Theo ông Tang, do Trung Quốc thực hiện các chính sách hỗ trợ tăng trưởng, các yếu tố cơ bản của ngành tài chính sẽ dần được cải thiện, qua đó hỗ trợ sự tăng trưởng ổn định của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng quy mô lớn.
Các ngân hàng Trung Quốc đã báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2020 tốt hơn dự kiến, song những tác động bất lợi của dịch bệnh vẫn chưa được phản ánh đầy đủ trong kết quả quý I/2020. Do vậy, doanh thu của các ngân hàng trong quý II và III/2020 có thể sẽ chịu ảnh hưởng. Ông Tang dự báo ngành ngân hàng có thể sẽ chạm đáy trong quý III/2020 khi nền kinh tế dần ổn định.
Trung Quốc đã và đang tung ra một loạt biện pháp tài chính và tiền tệ để “tiếp” nguồn vốn cần thiết cho những công ty bị tác động bởi dịch Covid-19, trong khi vẫn nỗ lực kiểm soát những rủi ro tài chính.
Trước đó, đầu tháng Năm, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) cho hay tỷ lệ đòn bẩy vĩ mô của nước này trong quý I/2020 tăng lên nhờ các chính sách ngược chu kỳ được đưa ra để giúp các công ty nối lại hoạt động. Tuy nhiên, mức tăng này chỉ là tạm thời và sẽ giảm xuống sau khi các công ty hoạt động trở lại.
Video đang HOT
Căng thẳng Mỹ - Trung là cơn gió ngược lớn cho thị trường chứng khoán?
Quan hệ giữa Trung - Mỹ đã trở nên căng thẳng hơn và điều này có thể trở thành một cơn gió ngược cho thị trường chứng khoán.
CNBC đã đưa ra nhận định trên trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần và vấn đề Trung Quốc có thể trở thành một vấn đề lớn hơn trong cuộc bầu cử này.
Cho đến nay, cuộc chiến ngôn từ giữa hai quốc gia về dịch Covid-19, các biện pháp hạn chế của Mỹ với Huawei và bây giờ là các công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch Mỹ vẫn không có tác động lớn đến các cổ phiếu ở Phố Wall.
Tín hiệu tới thị trường chứng khoán
Nhưng trong đợt sinh hoạt chính trị "lưỡng hội" hiện tại của Trung Quốc, mối quan hệ giữa các quốc gia đã cho thấy tác động đối với thị trường, đặc biệt là khi Trung Quốc công bố các biện pháp an ninh mới đối với Hongkong vào thứ Sáu và thực hiện bước đi bất thường là không đặt chỉ tiêu GDP vì tác động của virus corona.
Cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới thời gian tới có thể khiến thị trường chứng khoán trở nên không chắc chắn. Ảnh: AFP/Getty.
Hoa Kỳ trong tuần này cũng tuyên bố bán số ngư lôi trị giá 180 triệu USD cho Đài Loan - điều làm tăng thêm căng thẳng với Bắc Kinh.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã sụt giảm hôm thứ Sáu và cổ phiếu Hồng Kông giảm mạnh do triển vọng kinh tế kém của Trung Quốc và lo ngại về biện pháp an ninh mới đối với Hongkong.
Các nhà chiến lược đã xem sự suy yếu của đồng nhân dân tệ của Trung Quốc so với đồng đô la như một tín hiệu cảnh báo sớm về cách thị trường phản ứng với biến động chính trị song phương và nó đang tiến gần đến mức như thời kỳ chiến tranh thương mại vào mùa thu năm 2019.
Marc Chandler, chiến lược gia trưởng về thị trường tại tổ chức Bannockburn Global Forex cho biết: "Tôi nghĩ rằng chu kỳ bầu cử của chúng ta sẽ đẩy tình hình lên mức decibel rất cao". Ông nói rằng sự trượt giá của đồng tiền Trung Quốc đã là một cảnh báo mềm rằng Trung Quốc không hài lòng với các hành động của chính quyền Trump.
Các nhà chiến lược dự đoán Mỹ sẽ tiếp tục tập trung vào việc tăng cường luật pháp để hạn chế khả năng Trung Quốc có được công nghệ của Mỹ cũng như đầu tư vào ngành công nghiệp chiến lược. Họ cũng thấy sự hỗ trợ của lưỡng đảng đối với việc cứng rắn hơn với Trung Quốc - điều có thể dẫn đến việc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xa rời nhau hơn nữa.
Một mối quan ngại khác của các chuyên gia thị trường là Hoa Kỳ và/hoặc Trung Quốc sẽ sử dụng một làn sóng thuế quan mới để gây khó khăn cho cả hai nền kinh tế, vốn đã trở nên mong manh hơn do virus corona.
Yếu tố gay gắt trong bầu cử Mỹ
Bên cạnh đó, nhiều chiến lược gia chính trị nói rằng căng thẳng Mỹ - Trung không chỉ là một vấn đề trong bầu cử mà sẽ tác động rộng tới lĩnh vực chính trị. Các chiến lược gia của Cornerstone Macro cho biết sự ủng hộ của lưỡng đảng đối với việc xem xét lại mối quan hệ kinh tế của Hoa Kỳ với Trung Quốc, và việc chính quyền Trump cố gắng thắt chặt các quy tắc từ chối Trung Quốc tiếp cận công nghệ quan trọng và hạn chế đầu tư của họ sẽ còn tiếp tục cho dù ai thắng cuộc bầu cử tháng 11 tới.
Các chiến lược gia này lưu ý rằng Trump dự kiến sẽ tập trung vào các chủ đề như ông có thể xây dựng lại nền kinh tế và ông sẽ cứng rắn với Trung Quốc, trong khi đối thủ của ông, cựu Phó Tổng thống Joseph Biden thì không.
"Việc ông Trump đang tranh cử với nội dung về Trung Quốc là vì một lý do: nước này ngày càng trở thành một đối thủ đối với người dân Mỹ", các chiến lược gia của nhóm Cornerstone đã viết.
Bên cạnh đó, chuyên gia Clifton nói rằng sự rạn nứt Mỹ - Trung còn lớn hơn mọi người dự đoán và ông Trump đang bị buộc phải có lập trường mạnh mẽ hơn. "Cuộc bầu cử đang ở trước mặt chúng tôi. Dư luận đã thực sự nhắm vào Trung Quốc, ông nói. Quan điểm của cộng đồng đã thực sự thay đổi về vấn đề này. Vì vậy, ông Biden - đại diện của đảng Dân chủ tranh cử với ông Trump - hiện cũng đang thể hiện lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Chandler cho biết ông dự kiến đảng Dân chủ sẽ cố gắng tạo ra một liên minh với các quốc gia khác để thể hiện sự phản đối của họ đối với hành vi của Trung Quốc, trong khi Nhà Trắng có cách tiếp cận đơn phương hơn.
Trên thực tế, ông Biden đã nói với CNBC hôm thứ Sáu rằng Hoa Kỳ không nên im lặng trước vấn đề Hongkong, và nếu ông là tổng thống, ông sẽ đưa vấn đề này ra Liên Hợp Quốc. "Chúng tôi không nên giữ im lặng. Chúng tôi nên kêu gọi phần còn lại của thế giới lên án hành động của họ".
MH370: Bằng chứng máy bay mất tích không phải là tai nạn MH370 đã biến mất một cách bí ẩn hơn 6 năm trước và có nhiều giả thuyết về những gì đã xảy ra. Nhưng một bằng chứng mới xuất hiện để xác nhận sự việc năm đó chắc chắn không phải là một tai nạn. Một chuyên gia đã phân tích bằng chứng chứng tỏ việc MH370 mất tích không phải là tai...