Chuyên gia chỉ ra loạt nhầm lẫn về danh xưng Đại học, Cao đẳng
Rất nhiều người hiện vẫn còn nhầm lẫn hai khái niệm ‘ college’ và ‘university’. Điều này dẫn đến việc lựa chọn các trường học gặp nhiều khó khăn.
Ảnh minh họa
Rất nhiều người hiện nay vẫn dịch “university” là “đại học”, còn “college” là “ cao đẳng” – tức là hệ đào tạo tương đương với bậc cao đẳng tại Việt Nam, thấp hơn so với bằng đại học. Đây là một hiểu nhầm khá “tai hại” nhưng lại thường xuyên gặp ở các bạn trẻ mới tìm hiểu để đi du học.
Anh Bảo Nguyễn – nhân viên điều hành bậc hậu cử nhân (MA và PhD) của một trường đại học ở Canada với 20 năm kinh nghiệm, đồng thời là người có nhiều bài viết được phụ huynh yêu thích về du học Canada – Toronto đã có những giải thích chi tiết một số khái niệm về đại học, cao đẳng… Việc phân biệt các danh xưng này giúp bạn chọn trường học chính xác nhất.
University và Institute
Chúng ta ai cũng biết đại học tiếng Anh gọi là “university”. Các đại học ở Việt Nam cũng gọi mình bằng university trên văn bản tiếng Anh. Chữ này thì tất nhiên là đúng nhưng chỉ đúng một nửa. Trong văn hóa thế giới, đại học không chỉ có 1 chữ đó. Nguyên thủy, chữ “University” có nghĩa là bao gồm tất cả.
Dịch theo đúng nghĩa tiếng Việt thì university nghĩa là đại học tổng hợp, một ngôi trường đào tạo tất cả hoặc rất nhiều các ngành nghề khác nhau từ Y, Dược, Bách khoa, Hàng không, Thương mại, Ngân hàng, cho đến Sư phạm, Văn chương, Nghệ thuật, Ngôn ngữ, Chính trị…
Thuật ngữ đại học tổng hợp này có từ rất lâu trong ngôn ngữ Việt Nam nhưng bị phai mờ dần theo năm tháng. Ở TP.HCM và Hà Nội cũng từng có đại học tổng hợp nhưng nó chỉ ở dạng sơ khai, đào tạo một số ngành khoa học căn bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa. Đây không phải là một university theo đúng chuẩn thế giới.
Trong tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga… người ta còn gọi đại học bằng một cái tên rất chính xác là Institute. Chữ ngày có nghĩa là đại học chuyên nghiệp chỉ trường đào tạo một hoặc một số lĩnh vực chuyên môn nhất định nào đó ví dụ Đại học Sư phạm; Đại học Nông Lâm; Đại học Bách khoa; Đại học Khoa học xã hội và nhân văn; Đại học Ngoại ngữ… Đó là sự khác biệt mấu chốt giữa university và institute.
Video đang HOT
Trong ngôn ngữ quốc tế, polytechnic institute được sử dụng để gọi tên các đại học (hay cao đẳng) đào tạo những chuyên ngành kỹ thuật. Poly nghĩa là nhiều thứ khác nhau, còn technic là kỹ thuật.
College
Nhiều người thường máy móc dịch chữ “college” thành ra cao đẳng. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Trong tiếng Anh, “college” có rất nhiều nghĩa. Người Mỹ gọi college là đại học. “Go to college” nghĩa là “go to university”. Người Anh đôi khi cũng gọi college là university và họ có một đại học rất nổi tiếng tên gọi University College of London.
Ở Canada thì college có nghĩa là trường dạy nghề, thời gian đào tạo từ vài tuần đến 3 năm. Bất kỳ nghề nghiệp gì từ làm nail, cắt tóc, tatoo cho đến điều chỉnh phóng xạ, X-quang, thợ điện, xây dựng, lập trình… đều có thể vào college học. Dù đã tốt nghiệp đại học hay chưa tốt nghiệp trung học vẫn có thể vào college học được.
Trong đại học Mỹ, Canada cũng có nhiều college nhưng đó không phải là trường riêng rẽ nữa mà là các đơn vị hành chính riêng biệt của đại học. Chúng có thể là các văn phòng điều hành các cơ sở vật chất, cũng có thể là một khoa hay một ban trong đại học ví dụ: College of law (khoa luật); College of social work (khoa công tác xã hội). College còn có nghĩa là hội đồng. Ví dụ: College of physicians là hội đồng y khoa; College of teachers là hội đồng giáo chức.
Ngoài những chữ trên, school cũng là đại học. Ví dụ: Law school: Đại học luật; Medical school: Đại học y; School of architecture: Đại học kiến trúc. Trong một university có thể có nhiều schools khác nhau và lúc đó thì schools có nghĩa là một khoa (Department) hay một tổng khoa (Faculty).
Nếu đi du học nước ngoài, các em học sinh/sinh viên Việt Nam sẽ nghe đến chữ này: School of Graduate Studies hay Graduate School – bậc hậu cử nhân. Các sinh viên theo học ở bậc này phải tốt nghiệp cử nhân trước đã. Chương trình đào tạo trong đại học chia làm 2 bậc là:
1/ Undergraduate: Các chương trình đào tạo kéo dài 4 năm cấp văn bằng cử nhân Bachelor.
2/ Graduate: Các chương trình đào tạo sinh viên cao học (Master) từ 1-3 năm và PhD (tiến sĩ) từ 4-6 năm.
Tóm lại, university là đơn vị giáo giáo dục cao nhất và lớn nhất. Một university có thể bao gồm nhiều institute, college, school, faculty, department, centre… Ở các nước nói tiếng Anh, không có một quy luật thống nhất nào bắt buộc gọi tên 1 đại học phải là institute, college hay university mà người ta đều tự hiểu trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Ngoài những trường lớn, theo anh Bảo các danh xưng ở trên được sử dụng khá ư là tùy tiện ở lĩnh vực trường tư. Một võ đường, một trung học, trường dạy nghề tí hon, một tiệm dạy nails cũng có thể gọi mình là academy, institute hay college. Những trường hợp này nên hiểu đó là trường thế thôi chứ không phải là viện hàn lâm, học viện, hay cao đẳng gì cả.
Việc dịch thuật bằng cách ghép chữ thành nghĩa sẽ tạo nên hậu quả hết sức tai hại. Ngôn ngữ là một bộ phận của văn hóa cho nên không hiểu văn hóa mà ghép chữ bừa bãi sẽ sinh ra ngộ nhận. Sự ngộ nhận này một khi ghi vào sách vở thì tạo thành một chuẩn mực sai lầm, tác hại cho thế hệ sau, ví dụ như trường hợp sau đây:
Trường MIT bị dịch thành Viện công nghệ Massachusetts Institute of Technology. Đây là lối dịch vẹt ráp chữ. Technology ở đây không có nghĩa là công nghệ mà Institute cũng không có nghĩa là Viện. Ngay cái tên nó đã nói rất rõ: Massachusetts Institute of Technology nghĩa là Đại học Bách khoa kỹ thuật. Dịch MIT là “Viện công nghệ” là sai lệch hoàn toàn. Thế giới chỉ đơn giản gọi nó là MIT, như gọi Apple, HP, Sony… Nghe MIT thì ai cũng biết là đại học nổi tiếng nhất thế giới về khoa học kỹ thuật. Ngày nay, MIT đã lớn mạnh trở thành university đã mở các chương trình trong lĩnh vực nhân văn, nghệ thuật, ngôn ngữ, kinh tế….
Mô hình 'đại học', 'trường đại học' các nước thế nào?
Mô hình 'trường đại học nằm trong đại học' không mới, thậm chí còn khá quen thuộc ở nhiều nước như Mỹ, Anh, Trung Quốc...
Gần đây, thông tin Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được chuyển đổi thành ĐH Bách khoa Hà Nội đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận trong nước. Theo Luật Giáo dục ĐH 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018, thuật ngữ "trường ĐH" và "ĐH" có sự khác biệt lớn. Trong đó, ĐH có cấp cao hơn trường ĐH, tức ĐH có thể có nhiều trường ĐH trực thuộc.
Mô hình này gần như không mới lạ đối với hệ thống giáo dục ở các nước phương Tây như các ngôi trường danh giá hàng đầu thế giới Harvard (Mỹ), Oxford (Anh)... lẫn phương Đông như các trường ở Singapore, Trung Quốc.
Trường Kinh doanh Harvard là trường thành viên của Đại học Harvard (Mỹ). Ảnh: FENWAY HEALTH
Phương Tây không lạ
Nhiều cơ sở giáo dục ĐH ở phương Tây không xa lạ với mô hình trên, vốn đã tồn tại nhiều năm qua. Theo bà Chelsea Keeney - trợ lý giám đốc tuyển sinh quốc tế tại ĐH Minnesota ở bang Minnesota (Mỹ), một "ĐH" có thể sẽ có nhiều "trường ĐH", mỗi "trường ĐH" này lại có chương trình học thuật cụ thể chẳng hạn như về kinh doanh, kỹ thuật hay công tác xã hội.
Trước hết có thể kể đến ĐH Harvard, thành lập từ năm 1636, tọa lạc tại TP Cambridge, bang Massachusetts (Mỹ). ĐH Harvard hiện có 14 đơn vị học thuật, gồm 13 trường thành viên và một viện nghiên cứu cao cấp Radcliffe. 13 trường thành viên của ĐH Harvard có thể kể đến như Trường ĐH Harvard, Trường Kinh doanh Harvard, Trường Y Harvard, Trường Nha khoa Harvard, Trường Luật Harvard... Bên trong mỗi trường sẽ có những chuyên ngành riêng, chẳng hạn như Trường ĐH Harvard có ngành nhân chủng học, Đông Á học, văn học so sánh...
Hệ thống ĐH California (UC) ở Mỹ có 10 trường ĐH thành viên đặt tên theo địa phương tọa lạc (UC Los Angeles, UC San Diego, UC San Francisco...).
Tại Anh, ĐH Oxford nổi tiếng cũng theo mô hình tương tự. ĐH Oxford có 38 trường ĐH thành viên, bao gồm Trường ĐH All Souls (thế mạnh về các ngành lý thuyết, xã hội và nhân văn), Trường ĐH Nuffield (chuyên về khoa học xã hội), Trường ĐH Lincoln, Trường ĐH Oriel...
Thông thường các trường ĐH là những tổ chức nhỏ hơn, chú trọng vào giáo dục ĐH. Còn "ĐH" là những tổ chức lớn hơn cung cấp nhiều chương trình cấp bằng ĐH và sau ĐH - bà Johanna Fishbein, từng là người đứng đầu bộ phận tư vấn ĐH tại Trường Liên kết Thế giới tại Đông Nam Á (UWCSEA) của Singapore
Châu Á cũng đã có
Mô hình này cũng được một số ĐH ở châu Á áp dụng, chẳng hạn như ĐH Công nghệ Nanyang (NTU) ở Singapore. ĐH này là một cơ sở giáo dục lâu đời ở Singapore và được xếp hạng trong các ĐH hàng đầu thế giới. ĐH Công nghệ Nanyang có nhiều trường ĐH cũng như các học viện thành viên được đánh giá cao trên thế giới, trong đó phải kể đến Viện Giáo dục Quốc gia Singapore và Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam. Ngoài ra còn có các trường như Trường ĐH Kỹ thuật, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên...
ĐH Quốc gia Singapore (NUS) cũng có lối đi tương tự, gồm nhiều trường thành viên như Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Trường Luật, Trường Kinh doanh...
Ở Trung Quốc, ĐH Thanh Hoa luôn nằm ở vị trí cao trong bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục tốt nhất châu Á cũng theo mô hình gồm nhiều trường thành viên. Các trường thành viên gồm Trường Kiến trúc, Trường Y, Trường Luật, Trường Quản lý và Chính sách Công...
Có thể thấy mô hình "trường ĐH trực thuộc ĐH" không phải là điều mới mà thực tế đã tồn tại trong nhiều năm qua ở nhiều nơi trên khắp thế giới.
Phân biệt thuật ngữ college và university ở Mỹ
Đâu là sự khác biệt giữa college (thường được dịch là cao đẳng (CĐ)) và university (thường được dịch là trường ĐH) ở Mỹ? Tại Mỹ, hai thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau để chỉ các tổ chức giáo dục ĐH, gây nhầm lẫn cho sinh viên cũng như phụ huynh. Đối với sinh viên quốc tế tương lai, việc hiểu được sự khác biệt giữa hai từ này là điều cần thiết. Sự nhầm lẫn có thể khiến một số sinh viên bỏ qua các tổ chức giáo dục có nhãn "CĐ" và thay vào đó chỉ xem xét các trường "ĐH". Sinh viên cần nhận thức được sự khác biệt chính giữa hai loại hình này để quyết định nên theo đuổi loại hình giáo dục nào.
Theo trang Best Colleges, ở Mỹ, hai thuật ngữ college và university thường được sử dụng thay thế cho nhau. Các trường university và college chủ yếu khác nhau về các chương trình và loại bằng cấp.
Các university là các tổ chức công lập hoặc tư nhân cung cấp cả bằng ĐH và sau ĐH, thường có khuôn viên khá lớn và nhiều chương trình cung cấp.
Các college thường có số lượng sinh viên ít hơn, khuôn viên nhỏ hơn và ít chương trình cung cấp hơn so với các university. Phần lớn các college là tư nhân. Thuật ngữ college cũng có thể đề cập đến các trường CĐ cộng đồng, dạy nghề và kỹ thuật. Trong khi một số ít tổ chức này cung cấp bằng cử nhân, hầu hết chỉ cấp bằng và chứng chỉ liên kết. Tuy nhiên, cũng có một số college thực chất là university nhưng vẫn sử dụng thuật ngữ "CĐ" bởi vì đã tồn tại một trường ĐH với cùng tên. Ví dụ, College of Charleston về mặt kỹ thuật là một trường ĐH khoa học và nghệ thuật tự do công lập.
University và College, trường nào to trong hệ thống đại học Mỹ? Nhân việc Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chuyển thành ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng tên tiếng Anh vẫn giữ nguyên, Tiến sĩ Terry F. Buss chia sẻ về hệ thống các cơ sở đào tạo ĐH cũng như cách gọi các trường con trong ĐH lớn. Tiến sĩ Terry F. Buss từng có 50 năm làm quản lý, nghiên cứu và...