Chuyên gia chỉ cách khắc phục căn bệnh là “nỗi ám ảnh” của nhiều người mỗi khi đêm về
Bệnh lý này kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm năng suất làm việc đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác.
Suốt nhiều năm nay, chị Nguyễn Thị Uyên (41 tuổi, quê Long An) thường xuyên bị những đêm mất ngủ hành hạ với các triệu chứng như khó vào giấc ngủ, một đêm chỉ ngủ được khoảng 3 tiếng, giấc ngủ không sâu, hay gặp ác mộng, thậm chí có hôm thức trắng.
Tình trạng này kéo dài và trầm trọng hơn mỗi khi thời tiết thay đổi khiến chị Uyên vô cùng mệt mỏi. Để khắc phục bệnh mất ngủ, chị Uyên phải sử dụng thuốc an thần trong một thời gian dài. Hậu quả, chị bị trầm cảm, suy giảm trí nhớ.
Mất ngủ là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Ảnh minh họa
Tương tự, gần đây, Chu Văn Phúc (22 tuổi, sống tại TP HCM) cũng bị mất ngủ kéo dài liên tục cả tháng. Mỗi đêm, Phúc chỉ ngủ được vài tiếng và thường bị tỉnh giấc. Giấc ngủ chập chờn khiến nam thanh niên này hay bị đau đầu vào mỗi buổi sáng khi tỉnh dậy và không thể tập trung làm việc.
Đây là 2 trong số rất nhiều trường hợp đang bị “nỗi ám ảnh” mỗi khi đêm đến hành hạ. Theo các bác sĩ, ở nước ta, tỷ lệ người dân bị mất ngủ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa thần kinh chiếm 10-20%. Theo một nghiên cứu khảo sát tình trạng mất ngủ trong cộng đồng dân cư tại TPHCM, kết quả có khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng mất ngủ và khoảng 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần.
Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, số lượng người đến khám vì mất ngủ chiếm tỷ lệ khoảng 15%, tuy nhiên bệnh mất ngủ còn được phát hiện khi người bệnh đến khám vì các nguyên nhân khác (tỷ lệ khoảng 35-40%).
Theo PGS.TS Trịnh Thị Diệu Thường – Trưởng cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, mất ngủ là bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Mất ngủ kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm năng suất làm việc, đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý kèm theo như trầm cảm, lo âu, tim mạch, đái tháo đường, béo phì…
Video đang HOT
Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ những rối loạn tâm thần như trầm cảm, stress, rối loạn lo âu, các nguyên nhân thực thể khác như đau cấp và mạn tính (đau khớp, viêm loét dạ dày tá tràng), lạm dụng thuốc và các chất kích thích… Đôi khi người bệnh mắc chứng mất ngủ mà không có bất cứ nguyên nhân cụ thể về bệnh tâm thần hay bệnh thực thể nào.
Để điều trị bệnh này, PGS.TS Trịnh Thị Diệu Thường cho biết, mất ngủ có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như vệ sinh giấc ngủ (thức giấc cùng một giờ hàng ngày, giới hạn thời gian nằm trên giường trước khi ngủ, không dùng các chất kích thích thần kinh trung ương…); điều trị bằng thuốc hóa dược, thuốc thảo dược; liệu pháp tâm lý hành vi, thiền định, luyện khí công, yoga, tập dưỡng sinh, châm cứu…
Châm cứu điều trị bệnh mất ngủ. Ảnh: TL
Trong đó, châm cứu là phương pháp an toàn thuộc nhóm điều trị không dùng thuốc, được sử dụng từ rất lâu đời, an toàn, có hiệu quả và tần suất sử dụng nhiều nhất theo thống kê năm 2019 của Tổ chức Y tế thế giới.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh tính hiệu quả cũng như không gây tác dụng phụ của những phương pháp châm cứu trong điều trị bệnh mất ngủ.
PGS TS Trịnh Thị Diệu Thường cho biết thêm, tùy theo chẩn đoán Y học cổ truyền, có nhiều hình thức châm cứu khác nhau được sử dụng để điều trị mất ngủ như thể châm (châm kim vào huyệt vị trên cơ thể), điện châm (kết hợp dòng điện xung), nhĩ châm (châm trên các huyệt vị ở loa tai), đầu châm (châm trên các vùng đầu châm khác nhau), phúc châm (châm trên các vùng huyệt ở bụng)…
Để đạt hiệu quả điều trị bằng phương pháp châm cứu, người bệnh cần phối hợp với bác sĩ trong quá trình thăm khám để chẩn đoán chính xác thể bệnh và nguyên nhân gây bệnh; tuân thủ phác đồ điều trị, khai báo những thay đổi triệu chứng qua các lần điều trị châm cứu.
Với những người hay bị mất ngủ, vị chuyên gia này khuyến cáo, nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị một cách tốt nhất, tránh lạm dụng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần khiến bệnh trầm trọng hơn.
Mai Thùy
Theo giadinh.net
Khổ sở vì chỉ ngủ được 3 tiếng mỗi đêm trong suốt 3 năm
Không thể ngủ ngon giấc, người phụ nữ 41 tuổi phải sử dụng thuốc an thần trong một thời gian dài dẫn đến trầm cảm, suy giảm trí nhớ.
Trong suốt 3 năm qua, chị N.T.U. (41 tuổi, ngụ tỉnh Long An) hết sức khổ sở vì bị mất ngủ với các triệu chứng như khó vào giấc ngủ, một đêm chỉ ngủ được khoảng 3 giờ, có hôm thức trắng, giấc ngủ không sâu, thường xuyên gặp ác mộng và tỉnh giấc liên tục. Không thể ngủ ngon giấc, chị U. phải sử dụng thuốc an thần trong một thời gian dài dẫn đến trầm cảm, suy giảm trí nhớ.
Lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình, chị U. đến khám tại khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cơ sở 3. Tại đây, các bác sĩ đã thăm khám và tiến hành điều trị bằng phương pháp châm cứu kết hợp thuốc Đông y và xoa bóp cho bệnh nhân.
Sau 2 liệu trình kéo dài 1 tháng, nữ bệnh nhân đã bắt đầu đi vào giấc ngủ tốt, ngủ được trung bình 5 giờ mỗi đêm và chỉ còn ác mộng vào cuối giấc ngủ. Sau đó, người bệnh tiếp tục tuân thủ liệu trình điều trị. Kết quả sau 3 tháng, người bệnh khỏe hoàn toàn, không còn bị mất ngủ, sức khỏe và tinh thần ngày càng tốt hơn.
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bị mất ngủ
Theo bác sĩ, rối loạn giấc ngủ là những biểu hiện rất thường gặp. Bệnh gồm 2 nhóm chính bao gồm những rối loạn liên quan đến chất lượng, số lượng và thời điểm khác nhau của giấc ngủ (bị mất ngủ, ngủ nhiều) và những hiện tượng bất thường xảy ra trong giấc ngủ (gặp ác mộng, mộng du...).
Rối loạn giấc ngủ có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, gây trở ngại cho các hoạt động bình thường về thể chất, tinh thần cũng như ảnh hưởng lớn đến cảm xúc của người bệnh. Trong đó, bệnh mất ngủ kéo dài dẫn đến mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm năng suất làm việc đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý kèm theo như trầm cảm, lo âu, tim mạch, đái tháo đường, béo phì...
Tạ Việt Nam, thống kê gần đây cho thấy tỉ lệ người dân bị mất ngủ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa thần kinh chiếm 10-20%. Theo một nghiên cứu khảo sát tình trạng mất ngủ trong cộng đồng dân cư tại TP.HCM, kết quả có khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng mất ngủ và khoảng 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần.
Bác sĩ thực hiện phương pháp cấy chỉ điều trị mất ngủ cho người bệnh
PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, Trưởng khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TPHCM, Trưởng Cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, bệnh mất ngủ có thể điều trị bằng nhiều phương pháp như điều trị bằng thuốc hóa dược, thuốc thảo dược, liệu pháp tâm lý hành vi, thiền định, luyện khí công, yoga, tập dưỡng sinh, châm cứu... Trong đó, châm cứu là phương pháp an toàn thuộc nhóm điều trị không dùng thuốc, được sử dụng từ rất lâu, an toàn, có hiệu quả và tần suất sử dụng nhiều nhất theo thống kê năm 2019 của Tổ chức Y tế thế giới. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh tính hiệu quả cũng như không gây tác dụng phụ của những phương pháp châm cứu trong điều trị bệnh mất ngủ.
Theo bác sĩ Thường, tùy theo chẩn đoán Y học cổ truyền, có nhiều hình thức châm cứu khác nhau được sử dụng để điều trị mất ngủ. Để đạt hiệu quả điều trị bằng phương pháp châm cứu, người bệnh cần phối hợp với bác sĩ trong quá trình thăm khám để chẩn đoán chính xác thể bệnh và nguyên nhân gây bệnh; tuân thủ phác đồ điều trị, khai báo những thay đổi triệu chứng qua các lần điều trị châm cứu; không châm cứu khi quá đói, quá no hoặc có các bệnh rối loạn đông cầm máu, viêm loét da, nhiễm trùng.
Bác sĩ khuyến cáo, mất ngủ là bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh, có thể là khởi đầu của một bệnh lý nào đó. Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ những rối loạn tâm thần như trầm cảm, stress, rối loạn lo âu, các nguyên nhân thực thể khác như đau cấp và mạn tính, lạm dụng thuốc và các chất kích thích...
"Đôi khi người bệnh mắc chứng mất ngủ mà không có bất cứ nguyên nhân cụ thể về bệnh tâm thần hay bệnh thực thể nào. Vì vậy khi bị mất ngủ, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị một cách tốt nhất, tránh lạm dụng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần khiến bệnh trầm trọng hơn", bác sĩ Thường cho hay.
Theo phunuvietnam
Giải quyết 6 "nỗi sợ" của tinh trùng để vợ chồng mong con sớm có tin vui Bạn có biết rằng tinh trùng cũng có những nỗi lo cụ thể. Tuy nhiên những nỗi lo đó có thể được khắc phục một cách dễ dàng. Sợ thuốc lá, rượu Hút thuốc và lạm dụng rượu là kẻ thù của tinh trùng. Một số cơ thể đàn ông khá nhạy cảm với độc tố trong thuốc lá, đặc biệt là các...