Chuyên gia cảnh báo nhầm lẫn ung thư với tưa miệng
Mắc bạch sản lưỡi nhiều năm nhưng không hay biết, người phụ nữ ở Thanh Hóa tự điều trị khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
Bệnh viện E vừa điều trị thành công cho bệnh nhân N.T.T. (60 tuổi, ở Đông Sơn, Thanh Hóa) mắc bệnh bạch sản lưỡi nhiều năm. Trước đó, người phụ nữ này chỉ nghĩ mình bị tưa lưỡi, đã điều trị nhưng không khỏi.
Các bác sỹ đang phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Theo các bác sỹ, bệnh nhân T. nhập viện trong tình trạng nuốt vướng kèm đau rát vùng dưới lưỡi.
Sau khi thăm khám cho bệnh nhân, các bác sỹ Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện E, phát hiện có mảng bạch sản dưới lưỡi bên phải, kích thước 2×3 cm. Các bác sỹ chỉ định phẫu thuật cắt tổ chức bạch sản lưỡi cho bệnh nhân này.
Video đang HOT
PGS.TS. Lê Minh Kỳ, chuyên gia cao cấp của khoa Khám bệnh theo yêu cầu và quốc tế, Bệnh viện E là người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân T. cho biết, vấn đề khó khăn trong điều trị là người dân vẫn chưa có hiểu biết về bệnh bạch sản. Nhiều bệnh nhân bị nhầm lẫn triệu trứng bệnh với tưa miệng.
Do vậy, hầu hết trường hợp nhập viện điều trị ở giai đoạn muộn, bệnh thường chuyển sang giai đoạn tiền ung thư hoặc ung thư.
Bệnh bạch sản là thương tổn màu trắng, dày ở lưỡi và niêm mạc bên trong má. Nhiễm virus Epstein- Barr là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Loại virus này tồn tại dai dẳng trong cơ thể và có thể bùng phát bệnh mọi thời điểm, nhất là ở những người bị rối loạn miễn dịch.
Hầu hết nốt bạch sản có thể tự khỏi. Những nốt bạch sản nhỏ có thể được phẫu thuật bằng sinh thiết rộng hơn như sử dụng laser hoặc dao mổ. Tuy nhiên, kết quả sinh thiết là ung thư miệng, nốt này cần được cắt bỏ ngay để ngăn chặn sự lan truyền.
Nghiện rượu, thuốc lào, người đàn ông mắc 2 bệnh ung thư cùng lúc
Vào viện khi thấy khó thở, giọng khàn, nuốt vướng, sụt cân, người đàn ông 62 tuổi ở Quảng Ninh được chẩn đoán mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư là ung thư hạ họng và dạ dày. Đây là một trường hợp hiếm gặp.
Đây là ca bệnh được các bác sĩ tại Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh đưa ra xin ý kiến các chuyên gia tại đầu Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) mới đây.
Bệnh nhân là ông N.V.H, 62 tuổi, ở Quảng Yên, Quảng Ninh. Ông H có tiền sử hút thuốc lào và nghiện rượu suốt 20 năm nay, ngày nào cũng uống ít nhất 0,5 lít. Gần đây ông liên tục thấy khó thở, giọng khàn nhiều, nuốt vướng, khi ăn dễ sặc, người mệt mỏi, sụt 2 kg trong 3 tháng.
Ông được gia đình đưa đến khám tại Bệnh viện Bãi Cháy. Bác sĩ kết luận ông bị ung thư hạ họng giai đoạn 4a thể biểu mô vảy và ung thư dạ dày biểu mô tuyến giai đoạn 2b thể kém biệt hoá, có biến chứng hẹp môn vị. Tại vùng hạ họng có khối u hơn 3,4 cm, xâm lấn vào dây thanh quản, lan ra cơ ức đòn chũm, hạch lớn nhất hơn 2 cm.
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ổ bụng.
Các bác sẽ dự định mở khí quản giúp bệnh nhân dễ thở, sau đó phẫu thuật mở thông hỗng tràng để nuôi dưỡng, tập trung nâng cao thể trạng trước khi hóa xạ trị giảm nhẹ.
Theo các bác sĩ tại Bệnh viện K, đây là trường hợp mắc 2 ung thư hiếm gặp. Nếu thể trạng bệnh nhân tốt, hoàn toàn có thể can thiệp phẫu thuật triệt căn, còn không thì điều trị giảm nhẹ. Theo đó cần xác định chính xác giai đoạn bệnh để đưa ra phác đồ chuẩn.
TS Trần Thắng, Trưởng khoa Nội 4 cho rằng, cả 2 ung thư đều ở giai đoạn còn điều trị tại chỗ được. Thậm chí, nếu sức khoẻ bệnh nhân cho phép có thể phẫu thuật can thiệp cả trên và dưới.
Trong khi đó, TS Võ Văn Xuân, Trưởng khoa Xạ 5 đồng ý với phương án mở khí quản trước vì bệnh nhân đã có tổn thương hạ họng, xâm lấn dây thanh. Với ung thư dạ dày, tổn thương nhỏ hơn 2 cm nên vẫn còn ở giai đoạn sớm, có thể phẫu thuật cắt bỏ, sau đó điều trị hóa, xạ trị.
Về vấn đề có thể thực hiện đồng thời mổ cắt dạ dày, cắt khối u ở hạ họng, sau đó nối ruột lên làm thực quản, ThS Nguyễn Tiến Hùng, Trưởng khoa Ngoại Tai Mũi Họng cho rằng việc này có thể làm được nhưng tùy tay nghề bác sĩ. Việc hậu phẫu sau khi cắt khối u vùng hạ họng không vét hạch bình thường đã rất phức tạp. Trường hợp này bệnh nhân có rất nhiều hạch nên khi mổ không cẩn thận có thể gây tai biến thủng động mạch cảnh.
Do đó các chuyên gia tư vấn, bệnh nhân có thể điều trị theo 3 phương án. Phương án 1 là mở khí quản trước, sau đó phẫu thuật triệt căn ở dạ dày. Sau 10-15 ngày khi bệnh nhân ổn định sẽ xạ hóa trị vùng hạ họng, thanh quản.
Phương án 2, nếu bệnh nhân lo sợ phẫu thuật, ngại cắt đoạn dạ dày, bác sĩ có thể xử trí hẹp môn vị trước bằng cách nối vị tràng qua gây tê chứ không mở thông ống tràng.
Phương án 3, nếu gia đình từ chối không can thiệp, vẫn phải nối vị tràng, mở khí quản sau đó hoá trị để điều trị triệu chứng.
PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, về nguyên tắc khi bệnh nhân mắc 2 ung thư cùng lúc, thì tập trung vào ung thư giai đoạn sớm trước. Ngoài ra, thông thường với các bệnh nhân hút thuốc lá, trước khi gây mê phải cho cai thuốc từ 2-4 tuần sau đó xông họng bằng corticoid trong 2 tuần để đảm bảo an toàn trong gây mê. Tuy nhiên trường hợp bệnh nhân này không thể chờ lâu hơn được nên quá trình gây mê phải hết sức cẩn trọng.
Người đàn ông 35 tuổi bị chảy máu dạ dày vì ăn măng dấm ớt? Bị đau thượng vị, anh Lê Văn T (Lai Châu) đi khám thì được chẩn đoán bị viêm xung huyết dạ dày, loét hang vị. Anh cho biết bị bệnh lần đầu tiên sau ăn măng dấm ớt. Đây là một trong những ca bệnh đưa ra thảo luận tại buổi chẩn trực tuyến với các bác sĩ của Bệnh viện E (Hà...