Chuyên gia cảnh báo: Người thừa cân, béo phì có nguy cơ tử vong cao hơn khi mắc Covid-19
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra tỉ lệ tử vong trong Covid-19 cao gấp 4.7 lần ở người thừa cân, cho dù người đó còn rất trẻ.
Theo CDC, định nghĩa người thừa cân (overweight) là người có chỉ số BMI>25 và người béo phì là BMI>30. Các thống kê cho thấy đa số dân Mỹ thừa cân và béo phì. Cụ thể, nước Mỹ có đến 40% dân số béo phì và khoảng 67% dân số thừa cân, so với 6% dân số béo phì tại Trung Quốc và 20% béo phì tại Ý. Trong khi đó, tỉ lệ dân số bị béo phì tại Việt Nam là 2.1% đến 3.6%, và tỉ lệ tăng thuộc loại nhanh nhất. Mỹ là cũng một trong những nước có dân số không khoẻ nhất thế giới.
Béo phì và thừa cân gây ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng
Đầu tiên, béo phì làm giảm sự chính xác của hệ miễn dịch bằng cách kích thích chế độ viêm mãn tính lâu năm (chronic inflammation). Hệ miễn dịch là bức tường bảo vệ ngăn cho virus SARS-CoV-2 và các loại virus khác xâm nhập.
Béo phì khiến virus dễ tấn công bệnh nhân hơn và bệnh nhân dễ mắc bệnh Covid-19 hơn. Béo phì còn kéo theo các hệ lụy nguy hiểm khác như bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường, đều là các rủi ro cao gây tử vong cho bệnh nhân Covid-19.
Mặt khác, béo phì còn khiến chức năng thở giảm mạnh do cơ hoành ở giữa ngực mỗi lần thở phải kéo phần thừa cân của mỡ bụng, khiến cho việc thở nặng nhọc. Đặc biệt, khi mắc Covid-19, phổi bị viêm càng khiến cho việc thở khó khăn hơn, dẫn đến dễ bị thở máy (intubation) hơn người không bị béo phì. Tỉ lệ người thở máy và béo phì tử vong vì Covid-19, vì vậy cũng cao hơn.
Tại các nước khác, người lớn tuổi và có bệnh lý nền là các yếu tố rủi ro tử vong. Tuy nhiên, độ tuổi trung bình mắc bệnh Covid-19 thường ở người lớn tuổi. Trong khi đó tại Mỹ, do có quá nhiều bệnh nhân thừa cân và béo phì (một nửa dân số) nên tỉ lệ mắc bệnh Covid-19 và tỉ lệ tử vong ở người trẻ tại Mỹ cao hơn.
Điểm quan trọng hơn là xu hướng thừa cân và béo phì của người Việt tại Mỹ và người châu Á nói chung đang tăng.
Video đang HOT
Theo thống kê của Bộ Y tế Mỹ, tỉ lệ người châu Á thừa cân là 42.7% (so với 69% cả nước) và béo phì là 12.5% (so với 40% cả nước). Người Việt tại Mỹ có 19.1% thừa cân và 5.1% béo phì. Tính ra có 1 trong 5 người Việt tại Mỹ thừa cân và người Việt tại Mỹ có tỉ lệ béo phì cao gấp 1.4 đến 2.4 lần (5.1% vs 2.1-3.6%) so với người tại Việt Nam. Người Philippines tại Mỹ có tỉ lệ béo phì cao nhất, 14.1% và người Hàn Quốc tại Mỹ có tỉ lệ béo phì thấp nhất 2.8%.
Đặc biệt, xu hướng béo phì và thừa cân tại Việt Nam cũng tăng gần đây, theo thống kê tỉ lệ này tăng nhanh nhất Đông Nam Á.
Điểm nguy hiểm là tỉ lệ trẻ em gốc châu Á béo phì tại Mỹ là 11%, so với người Mỹ trắng là 15.5%. Nói cách khác, con cái người gốc châu Á (và Việt Nam) có tỉ lệ béo phì và thừa cân gần bằng người bản xứ trong khi cha mẹ của họ thì ít thừa cân và béo phì hơn. Điều này cho thấy người ăn thức ăn tại Mỹ dễ dẫn đến béo phì, cho dù xuất xứ đến từ nước nào.
Một dẫn chứng rõ ràng khác là tỉ lệ người Mỹ gốc châu Á mắc Covid-19 rất thấp so với người Mỹ nói chung, và người Mỹ gốc Mexico. Cụ thể, người châu Á tại California chiếm 15.6% nhưng tỉ lệ mắc Covid-19 chỉ có 5%, theo thống kê gần nhất của bang California, nơi có nhiều người mắc bệnh Covid-19 nhất nước Mỹ với hơn 500.000 ca.
Trong khi đó, người Mỹ gốc Mexico, tuy chỉ chiếm 39% dân số California nhưng chiếm đến 58% người mắc Covid-19 và tỉ lệ thừa cân và béo phì của người Mỹ gốc Mễ là cao nhất nước Mỹ, với 80.4% thừa cân và 44.8% béo phì.
Bạn nên làm gì để hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì?
- Nên kiểm tra hàng ngày cân nặng của mình và tính chỉ số BMI. Nếu chỉ số của bạn trên 25 là bạn bị thừa cân và nếu trên 30 là béo phì.
- Nên thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục để giảm rủi ro mắc bệnh và tử vong vì Covid-19.
Theo Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần – Assistant Professor tại ĐH Y khoa California Northstate University, Sacramento, California, Hoa Kỳ
Người thừa cân mắc Covid-19 có nguy cơ diễn tiến bệnh nặng hơn?
Giữa tình hình dịch Covid-19 phức tạp, nhiều quốc gia tổ chức nghiên cứu về mối tương quan giữa chứng thừa cân, béo phì và căn bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Béo phì có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và có xu hướng bị các dạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn người bình thường. Béo phì và thừa cân có thể làm suy giảm chức năng phổi - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các báo cáo ban đầu tại Trung Quốc cho thấy, cao huyết áp và tiểu đường týp 2 được xếp vào nhóm rủi ro nhiễm bệnh cao.
Sau đó, nghiên cứu của các nhà khoa học Thâm Quyến (Trung Quốc) đăng trên tạp chí y khoa Lancet đề cập người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có nhiều nguy cơ phát triển triệu chứng bệnh đường hô hấp hơn.
Chỉ số BMI
BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể, dùng để xác định cơ thể thừa cân, bình thường hay thiếu cân. Chỉ số BMI được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, với công thức:
BMI (kg/m2) = Cân nặng (kg)/[Chiều cao (m) x Chiều cao (m)]
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ số BMI được phân loại cho người trưởng thành, từ 18 tuổi trở lên, dành cho cả nam và nữ như sau:
Thiếu cân trầm trọng: dưới 16
Thiếu cân vừa phải: 16 - 17
Thiếu cân nhẹ: 17 - 18,5
Bình thường: 18,5 - 25
Thừa cân: 25 - 30
Béo phì cấp 1: 30 - 35
Béo phì cấp 2: 35 - 40
Béo phì cấp 3: trên 40
P.A
Trong số 124 bệnh nhân Covid-19 tại thành phố Lille (Pháp), có 47,6% được xác định béo phì. Đa số bệnh nhân béo phì đều có diễn tiến nặng, phải đặt máy thở. Những bệnh nhân có chỉ số BMI lớn hơn 35 kg/m2 có khả năng được đặt máy thở cao hơn 7,36 lần so với những người có chỉ số BMI dưới 25 kg/m2, theo Forbes.
Theo số liệu do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố, có 48,3% người bệnh Covid-19 nhập viện bị béo phì, tính đến ngày 17.4. Tiến sĩ Leora Horwitz, Giám đốc Trung tâm đổi mới và nghiên cứu chăm sóc sức khỏe thuộc Đại học New York (Mỹ), cho biết tỷ lệ tử vong của người thừa cân khi mắc Covid-19 khá cao.
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về béo phì năm 2013, những người mắc bệnh béo phì có xu hướng bị các dạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn người bình thường. Béo phì và thừa cân có thể làm suy giảm chức năng phổi.
Đồng thời, căn bệnh này cũng làm hạn chế sự giãn nở của phổi, tác động đến lượng không khí cần hít vào cơ thể, theo báo cáo khoa học năm 2010 trên Tạp chí Sinh lý học ứng dụng. Chứng thừa cân có thể giải phóng cytokine tiền viêm nhiễm, làm thay đổi phản ứng miễn dịch. Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi trầm trọng hơn.
Đây cũng là lý do sức khỏe nhiều bệnh nhân Covid-19 bị thừa cân, béo phì chuyển biến xấu dù không có bệnh lý nền và ở độ tuổi còn trẻ.
Chuyên gia dinh dưỡng lên thực đơn chuẩn cho người muốn giảm cân Thừa cân, béo phì đang thực sự trở thành nỗi quan ngại của y học, bởi tuổi của người mắc thừa cân béo phì ngày càng trẻ hóa với mức độ nặng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết cách giảm cân bằng chế độ dinh dưỡng. Ảnh minh họa Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, béo phì sẽ...