Chuyên gia cảnh báo: Mưa rào sau nắng nóng có thể mang theo “hàng tá” khí độc, tạo ra chênh lệch nhiệt độ gây sốc nhiệt, dễ dẫn đến đột quỵ
Ra ngoài trời trong và sau khi mưa lúc này đều có hại. Nhẹ thì choáng đầu, mệt mỏi; nặng thì đau họng và cảm cúm, độc hại nhất là khi hít trúng luồng khí độc H2S từ ống cống bay lên.
Theo TS. Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về Biến đổi khí hậu và Giảm thiểu thiên tai , bình thường trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao thúc đẩy các phản ứng hóa học và sản sinh ra nhiều loại khí độc nhiều hơn. Chúng được giữ lại ở trong nền đất, bề mặt đường, trong ống cống, các vật chất hữu cơ kín màng và ở các bãi rác.
Chẳng hạn các loại khí như lưu huỳnh (H2S) tồn tại chủ yếu ở dưới các ống cống khu đô thị, khí metan (CH4) tồn tại trong đất do quá trình phân hủy mùn thực vật, khí SO2 phát thải trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch như xăng dầu, than đá và chúng lơ lửng trong không khí…
Ảnh: The Daily Star
Khi đang nắng nóng lâu ngày mà gặp mưa rào đột ngột thì các loại khí này sẽ được giải phóng ra môi trường với lượng lớn do sự chênh lệch nhiệt độ nóng ở bề mặt và lạnh ở không khí. Điều này rất dễ nhận thấy khi chúng ta thường cảm nhận thấy hơi nóng bốc lên từ mặt đất, phả vào mặt trong những cơn mưa rào sau thời gian nắng dài.
Video đang HOT
Về bản chất, trong số 3 loại khí nêu trên, khí metan không độc nhưng nếu nồng độ quá cao, nó có thể chiếm mất lượng oxy trong không khí, từ đó gây ngạt. Như vậy, trong không khí lúc này (khi mưa rào sau nắng nóng) nồng độ oxy giảm và các khí độc tăng.
Ô tô, xe máy, nhà máy nhiệt điện và một số nhà máy khác khi đốt nhiên liệu đã xả khí SO2 vào khí quyển. Nhà máy luyện kim, nhà máy lọc dầu cũng xả khí SO2. Trong khí xả, ngoài SO2 còn có khí NO được không khí tạo nên ở nhiệt độ cao của phản ứng đốt nhiên liệu. Các loại nhiên liệu như than đá, dầu khí mà chúng ta đang dùng đều có chứa lưu huỳnh và nitơ. Khi cháy trong môi trường không khí có thành phần oxy, chúng sẽ biến thành SO2 và NO2 (các oxit), rất dễ hòa tan trong nước.
Vì thế, trong quá trình mưa, dưới tác dụng của bức xạ môi trường, các oxit này sẽ phản ứng với hơi nước trong khí quyển để hình thành các axit như axit sunfuric (H2SO4), axit sunfurơ (H2SO3), axit nitric (HNO3). Chúng lại rơi xuống mặt đất cùng với các hạt mưa và “là là” ngay tầm thở của con người.
Ảnh: Lancashire Telegraph
Phải mất 2-3 ngày sau mưa thì sự chênh lệch không khí giảm đi và sự vận động của các khí độc mới giảm hoặc đã được phân tán loãng nồng độ.
Ngoài ra, mưa rào sau nắng nóng cũng gây ra sự chênh lệch nhiệt độ dẫn đến sốc nhiệt, cơ thể con người không kịp điều chỉnh để cân bằng sẽ dễ gây đột quỵ.
Vậy nên mọi người hết sức lưu ý với những cơn mưa rào sau các đợt nắng nóng. Ra ngoài trời trong lúc mưa và sau khi mưa đều có hại. Nhẹ thì choáng đầu, mệt mỏi; nặng thì đau họng và cảm cúm, và cực hại khi hít trúng luồng khí độc H2S từ ống cống bay lên lúc tập thể dục hay đang làm việc nặng.
Bên cạnh đó, TS. Huy cũng nhắc nhở nếu ai hứng nước mưa để dùng thì chỉ nên hứng từ đợt mưa thứ 2 bởi đợt mưa đầu (sau nắng nóng) chứa nhiều SO2 và NOx nếu ở gần các khu đô thị ô nhiễm bụi hoặc gần nhà máy nhiệt điện.
[Thông tin 114] Chống ngộ độc khí trong đám cháy
Có rất nhiều khí độc được sinh ra trong khói của các đám cháy như: Khí cacbon oxit (CO), khí Cacbonic (CO2). Đây là 2 loại khí dễ gây ngạt nhất, là nguyên nhân chính gây tử vong cho hầu hết các nạn nhân ở đám cháy.
Ảnh minh họa
Ngoài 2 loại khí trên, các đám cháy còn có thể bao gồm những sản phẩm cháy có chứa clo và hợp chất của clo (như HCl) rất độc với phổi; những sản phẩm cháy có chứa lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh (H2S, SO2...) gây độc đối với niêm mạc, miệng và đường tiêu hóa; amoniac; axit hữu cơ và nhiều loại khí độc khác...
Để chống hít phải khói độc do các đám cháy sinh ra, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH hướng dẫn người dân cách thoát nạn trong đám cháy như sau: Khi phát hiện cháy và thấy có nhiều khói xâm nhập trong không khí, nhanh chóng lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi. Việc này giúp lọc không khí khi hít thở.
Có thể sử dụng mặt nạ chống khói nếu được trang bị trước. Muốn thoát ra khỏi hỏa hoạn, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng mũi, nạn nhân phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy nhanh qua đám lửa ra ngoài, tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.
Đối với việc sơ cấp cứu nạn nhân bị nhiễm khói độc, cần nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng khí, đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt và lưu ý đảm bảo an toàn cho người cấp cứu.
Nếu nạn nhân thở yếu, ngừng thở thì phải ngay lập tức thực hiện phương pháp thổi ngạt bằng cách hô hấp nhân tạo miệng - miệng hay miệng - mũi. Nếu nạn nhân không còn tỉnh táo thì đặt nằm nghiêng ở tư thế an toàn và nhanh chóng gọi người hỗ trợ, gọi cấp cứu 115.
Sốc nhiệt do nắng nóng - Coi chừng đột tử Thời tiết khắp cả nước đang nắng nóng cao độ, tai nạn do sốc nhiệt rất dễ xảy ra nên cần phải biết đề phòng và cấp cứu đúng cách. Nắng nóng kéo dài nguy cơ có thể xảy ra sốc nhiệt (say nắng). Sốc nhiệt là chứng bệnh xảy ra đột ngột, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời có...