Chuyên gia cảnh báo: Đặc điểm này ở lưỡi là dấu hiệu nhận biết bệnh tim nguy hiểm
Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng biểu hiện trên lưỡi của bạn có thể xác định liệu bạn có bị bệnh tim hay không.
Nếu lưỡi của bạn có màu đỏ với lớp màu vàng phủ bên trên, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, bởi các vi sinh vật ẩn trên lưỡi có thể giúp chẩn đoán tình trạng suy tim, các chuyên gia đã cảnh báo.
Nghiên cứu được thực hiện bởi bác sĩ Tianhui Yuan, đến từ Bệnh viện Đại học Y khoa Quảng Châu. Cô tuyên bố rằng những bệnh nhân bị suy tim mãn tính có dấu hiệu lạ hoàn toàn khác với những người không mắc bệnh này. Cụ thể, cô nói: “Lưỡi của người bình thường có màu đỏ nhạt với lớp phủ màu trắng nhạt, còn bệnh nhân suy tim có lưỡi đỏ hơn với lớp phủ màu vàng và ngoại hình thay đổi khi bệnh tiến triển hơn”.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thành phần, số lượng và vi khuẩn ở lưỡi khác nhau giữa bệnh nhân suy tim và người khỏe mạnh”, cô cho biết.
Vi sinh vật hoặc vi trùng/vi khuẩn quá nhỏ đến mức chúng chỉ có thể được nhìn thấy bằng kính hiển vi và sự tích tụ của chúng có thể dẫn đến bệnh tật.
Video đang HOT
Để tiến hành nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra lưỡi của những người bị và không bị suy tim mãn tính. Trong số những người tham gia nghiên cứu có 42 bệnh nhân bị suy tim mãn tính và 28 người khỏe mạnh. Không ai trong số những bệnh nhân tham gia có vấn đề về răng miệng.
Lưỡi bên trái cho thấy một người khỏe mạnh, trong khi lưỡi bên phải cho thấy một người có thể bị bệnh tim. Ảnh: Getty Images – Getty
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không ai trong số những người tham gia đã sử dụng kháng sinh hoặc thuốc ức chế miễn dịch trong tuần qua, họ cũng không mang thai hoặc cho con bú.
Để lấy mẫu từ các lớp phủ trên lưỡi mỗi sáng, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thìa inox. Những thứ này được lấy trước khi những người tham gia đánh răng hoặc ăn sáng. Các nhà nghiên cứu sau đó xác định vi khuẩn từ các mẫu đã thu thập thì phát hiện ra rằng những bệnh nhân bị suy tim có cùng các vi sinh vật trong lớp phủ trên lưỡi của họ. Điều này sau đó làm cho lưỡi của họ có màu sẫm hơn.
Bác sĩ Yuan nói thêm: “Cần nhiều nghiên cứu hơn cho vấn đề này nhưng kết quả của chúng tôi cũng cho thấy các vi khuẩn lưỡi (dễ thu thập được) có thể hỗ trợ sàng lọc trên diện rộng, chẩn đoán và theo dõi bệnh suy tim về lâu dài. Mối liên hệ cơ bản giữa các vi sinh vật trong lớp phủ trên lưỡi với chức năng tim rất cần được nghiên cứu thêm”.
Một số vi khuẩn tạo ra khả năng miễn dịch nhưng sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có thể gây viêm và dẫn đến bệnh. Các nhà nghiên cứu cho biết viêm và phản ứng miễn dịch cũng đóng một vai trò quan trọng trong suy tim.
Nghiên cứu mới này được công bố bởi Hiệp hội Tim mạch châu Âu.
1,7 tỉ người trên thế giới có nguy cơ mắc Covid-19
Theo một ước tính được công bố ngày 15.6 trên The Lancet Global Health, khoảng 1,7 tỉ người trên toàn thế giới, tương đương 22% dân số toàn cầu, nằm trong nhóm có nguy cơ mắc Covid-19.
Xét nghiệm lưu động SARS-CoV-2 tại Mỹ - ẢNH: REUTERS
Bên cạnh đó, những người tử vong hoặc rơi vào tình trạng trầm trọng do Covid-19 đa phần là những người có bệnh tiểu đường và các bệnh liên quan đến tim hoặc phổi.
Danh sách nguy cơ còn bao gồm những bệnh nhân thường xuyên dùng thuốc ức chế miễn dịch, chẳng hạn những người bị rối loạn tự miễn dịch, hoặc đang trải qua các phương pháp điều trị suy yếu miễn dịch như hóa trị.
Danh sách này đã loại trừ những người cao tuổi khỏe mạnh không có bệnh tiềm ẩn. Thống kê cũng không tính đến các yếu tố rủi ro như nghèo đói và béo phì, vì các tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh và tiếp cận điều trị y tế của mỗi người.
"Những dữ liệu này có thể giúp các cơ quan y tế tập trung phòng ngừa cho những người dễ bị ảnh hưởng bởi virus và ưu tiên tiêm phòng khi có vắc xin", TS Andrew Clark, công tác tại Trường Y học nhiệt đới và vệ sinh London (Anh), tác giả của nghiên cứu, cho biết.
Báo cáo đã tổng hợp 11 loại yếu tố rủi ro cơ bản có thể làm tăng nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ như bệnh gan, tiểu đường, hen suyễn, tim, béo phì, rối loạn huyết sắc tố...
Các nhà nghiên cứu đã khai thác dữ liệu từ một cuộc khảo sát dịch tễ học toàn cầu được cập nhật lần cuối năm 2017, với gần 200 quốc gia, để xác định số người trên toàn thế giới có ít nhất một trong những điều kiện có nguy cơ cao này.
Bác sĩ viện tim mạch quốc gia cảnh báo các dấu hiệu "trái tim lên tiếng": Người trẻ ngày càng gặp nhiều, xử lý càng chậm tính mạng càng nguy hiểm Các triệu chứng ban đầu của bệnh tim thường rất nhỏ, không dễ dàng khiến mọi người chú ý. Thậm chí, không ai biết mình có bệnh cho đến khi bác sĩ thông báo. Bởi vậy chúng ta rất cần có kiến thức để nhận biết hiệu sớm của bệnh. Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh gây hại cho sức...