Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo: Bài 3: Cần gì để thành công
Chương trình Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định giáo dục là một trong những lĩnh vực ưu tiên CĐS.
Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và CĐS trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước. Với ý nghĩa đó, cùng với các địa phương trong cả nước, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa đã xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và nhập cuộc với quyết tâm cao, đầu tư xứng tầm nhằm tạo ra sức mạnh cộng hưởng và sự thay đổi toàn diện.
Bước vào năn học 2022-2023 Trường THCS Thị trấn Vạn Hà ( Thiệu Hóa) được đầu tư hệ thống phòng máy vi tính đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới và CĐS trong giáo dục.
Những nhân tố quyết định
Nền tảng cơ bản của CĐS trong giáo dục dựa vào cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu số chuyên ngành, đường lối, chủ trương, chính sách và đội ngũ cán bộ, giáo viên, người học… Trong đó trước hết, đòi hỏi hạ tầng công nghệ mới, trang thiết bị mới cho cả người học, người trực tiếp giảng dạy, cơ sở giáo dục (CSGD) và cơ quan quản lý. Đi kèm thiết bị phần cứng là các ứng dụng phần mềm, các nền tảng số để toàn bộ mọi hoạt động giáo dục và quản lý của các cấp diễn ra trên đó. Nếu như ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giáo dục chủ yếu đề cập đến những chương trình, phần mềm riêng lẻ, tách biệt, CĐS yêu cầu tất cả những thứ riêng lẻ này phải tương thích và kết nối với nhau, tích hợp và có thể tiếp cận được trên cùng một nền tảng. Nền tảng này cho phép các hoạt động giảng dạy, quản lý, học tập, kiểm tra, đánh giá, thi cử, quản lý người học và việc giảng dạy, cũng như toàn bộ việc tương tác giữa người học với giáo viên và nhà trường cùng diễn ra. Và đương nhiên đường truyền internet ổn định là yếu tố cần phải có để quá trình CĐS mang lại hiệu quả.
Tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (TP Thanh Hóa) – đơn vị được lựa chọn triển khai thí điểm xây dựng mô hình trường học thông minh, việc CĐS đã góp phần làm thay đổi toàn diện công tác điều hành, quản lý dạy – học và tư duy của giáo viên, học sinh, phụ huynh. Để thực hiện mô hình “trường học thông minh”, nhà trường đã được đầu tư 1 phòng học thông minh cấp độ 1 và 6 phòng cấp độ 2, trong đó phòng cấp độ 1 được trang bị máy chủ dành cho giáo viên, 1 bảng tương tác và 35 máy tính dành cho học sinh (HS); 6 phòng cấp độ 2, gồm có 6 bảng tương tác để kết nối với máy tính của giáo viên…; tất cả HS, giáo viên đều có một mã định danh riêng trên hệ thống cơ sở dữ liệu của nhà trường, khi cần có thể truy xuất bất cứ lúc nào. Đối với hoạt động giảng dạy, ngoài 2 phòng học thông minh, tất cả các phòng học của nhà trường đều được trang bị máy chiếu, sử dụng bài giảng điện tử, hệ thống wifi phủ toàn trường tạo thuận tiện cho việc kết nối hoặc tìm kiếm thông tin.
Cô giáo Dương Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám chia sẻ, CĐS đã đem lại hiệu quả to lớn cho việc cải cách giáo dục. Đối với hoạt động giảng dạy của nhà trường, được sự quan tâm đầu tư đồng bộ, hoạt động của phòng học thông minh mang lại kết quả và chất lượng giáo dục rất cao, giúp cho giờ học sinh động, tạo được sự thích thú, hứng khởi học tập của HS, giúp cho các hình thức tổ chức dạy học trở nên gọn nhẹ, đơn giản, không cồng kềnh, gắn kết, gia tăng sự tương tác giữa giáo viên và HS…
Video đang HOT
Qua thống kê, hiện nay các CSGD trong tỉnh đều được kết nối internet cáp quang phục vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; cơ sở hạ tầng, thiết bị CNTT, phần mềm ứng dụng đã được sử dụng để dạy học và hỗ trợ cho công tác quản lý của nhà trường. Phần lớn các CSGD đều có từ 2 đường truyền internet trở lên; các trường đều có wifi phục vụ kết nối. Số lượng phòng máy tính dùng dạy môn Tin học đáp ứng 51,6% nhu cầu; các cấp học có dạy Tin học theo chương trình phổ thông 2018 đáp ứng 63,1% nhu cầu. 100% CSGD sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu giáo dục của Bộ GD&ĐT; 96,4% CSGD sử dụng phần mềm quản lý nhà trường (Vnedu hoặc Smas)…
Cùng với cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, việc thay đổi tư duy và thói quen tại các CSGD được xem là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của CĐS trong giáo dục. Trên diễn đàn về CĐS trong GD&ĐT, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn từng nhấn mạnh: “Con người phải thay đổi để thích nghi thì CĐS mới thành công. Bởi lẽ, giờ đây HS, sinh viên có quá nhiều kênh thông tin, tài liệu. Người thầy cần phải thay đổi từ việc truyền thụ kiến thức sang biết chọn lọc và tập hợp kiến thức để xây dựng được chương trình, giáo án, đặc biệt phải làm sao cá thể hóa tới từng HS”.
Ở một góc độ khác, nhiều người cho rằng, CĐS sẽ không thể thành công nếu những người trực tiếp thực hiện việc đào tạo không có đủ kỹ năng sử dụng công nghệ. Giáo viên cần phải hình dung được họ sẽ nhìn thấy HS của mình học tập như thế nào nếu không trực tiếp gặp mặt và họ có thể nắm bắt và đánh giá được những gì từ phía người học. Do đó giáo viên cần có những kỹ năng mới để tổ chức hoạt động giảng dạy trên nền tảng số. Theo ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, để thực hiện CĐS, nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng. Giáo dục Thanh Hóa đang gặp không ít khó khăn về đội ngũ giáo viên Tin học cũng như khả năng ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học của một bộ phận cán bộ, giáo viên. Tuy nhiên, trong thời gian tới, ngành sẽ tăng cường tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng CNTT, sử dụng phần mềm cho cán bộ, giáo viên tại các CSGD, cơ quan quản lý giáo dục; tập huấn việc sử dụng sổ sách điện tử trong quản lý nhà trường, quản lý giáo dục, soạn bài giảng điện tử, khai thác dữ liệu phục vụ dạy học; xây dựng cơ sở dữ liệu giáo dục phổ thông phục vụ quản lý giáo dục của toàn ngành.
Thêm một yếu tố quan trọng quyết định ý nghĩa, thành công của CĐS trong giáo dục đó là việc sẵn sàng tiếp nhận của người học. Về vấn đề này, ông Ngô Xuân Dũng, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thiệu Hóa, cho rằng: Chúng ta đã chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, về nguồn nhân lực, nhưng người học chưa chủ động tiếp nhận, hoặc chưa đủ điều kiện để tiếp nhận thì việc CĐS cũng sẽ khó “về đích” như kỳ vọng.
Chiến lược cho sự thành công
Ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, cho biết: Để thực hiện hiệu quả CĐS trong toàn ngành, Sở GD&ĐT đang tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch xây dựng hạ tầng CNTT trong các cơ quan quản lý và CSGD đáp ứng điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và triển khai các nền tảng, ứng dụng, học liệu dùng chung trong toàn ngành giáo dục. Mục tiêu đến năm 2025 hoàn thiện hạ tầng CNTT, tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số tại các cơ quan quản lý và CSGD; đổi mới phương thức tổ chức giáo dục, đưa việc dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhà giáo, mỗi người học. Đến năm 2030 đưa tất cả thành tố của hệ thống giáo dục vào môi trường số, hoàn thiện nền tảng dạy và học trực tuyến tích hợp kho học liệu số hỗ trợ 100% người học và nhà giáo tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục trực tuyến; đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông; 100% nguồn lực giáo dục, chương trình giáo dục và đối tượng giáo dục trong hệ thống giáo dục được quản lý trên môi trường số, kết nối thông suốt toàn ngành và liên thông với các cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia.
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới là tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng CNTT; bảo đảm các điều kiện về hạ tầng số, trang thiết bị ứng dụng CNTT và CĐS trong toàn ngành; triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin các hệ thống số hóa, bảo đảm an toàn trong các hoạt động dạy – học và làm việc trên môi trường số. Ưu tiên sử dụng các mô hình dịch vụ trên nền tảng đám mây; có chính sách hỗ trợ dịch vụ internet cho người học và đội ngũ giáo viên; có chính sách máy tính phù hợp cho HS; đào tạo, bồi dưỡng năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học…
Cũng theo ông Lựu, ngành đang tham mưu cho tỉnh đầu tư khoảng 600 phòng máy vi tính phục vụ dạy môn Tin học theo hướng tiếp cận phòng học thông minh, mỗi phòng gồm: Máy vi tính nối mạng LAN, internet, tivi, camera, hệ thống âm thanh phục vụ dạy học trực tuyến, bảng trượt… Các phòng máy đủ khả năng kết nối với nhau để tạo thành hệ thống đào tạo trực tuyến có khả năng tương tác đa chiều phục vụ dạy học, tập huấn… với tổng kinh phí khoảng 160 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, đầu tư khoảng 1.355 phòng học thông minh phục vụ dạy học, mỗi phòng gồm máy vi tính chuyên dụng đồng bộ với màn hình tương tác thông minh nối mạng internet, màn hình tương tác thông minh 86 inch, camera, hệ thống âm thanh phục vụ dạy học trực tuyến, bảng trượt… với tổng kinh phí khoảng 275 tỷ đồng. Ngoài ra, sẽ đầu tư hệ thống đào tạo, họp trực tuyến liên thông giữa sở, phòng và các CSGD đủ khả năng làm phòng họp trung tâm, kết nối với các CSGD tại địa phương, tạo thành hệ thống họp, tập huấn của hệ thống giáo dục tại mỗi địa phương và kết nối với địa phương khác. Đầu tư triển khai các phần mềm và cơ sở dữ liệu, như: phần mềm quản lý nhà trường ASC, xây dựng cơ sở dữ liệu giáo dục mầm non, phổ thông của tỉnh; hệ thống phần mềm quản lý công tác kiểm định trường học liên thông từ các CSGD liên thông tới phòng, sở; phần mềm và cơ sở dữ liệu quản lý kho bài giảng trực tuyến, học liệu số dùng chung…
Đánh giá của Sở GD&ĐT cho thấy, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, song kết quả bước đầu trong thực hiện CĐS đã, đang giúp ngành giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý, đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt, từ công nghệ và ứng dụng công nghệ, diện mạo ngành giáo dục đang thay đổi từng ngày, từng giờ trên nền tảng số. Không phải là “cây đũa thần” để giải quyết mọi vấn đề giáo dục, nhưng trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và từ thực tiễn, CĐS đang là xu thế tất yếu đòi hỏi toàn ngành giáo dục phải nỗ lực để triển khai thực hiện. Với quyết tâm cao của toàn ngành và sự hỗ trợ, định hướng, đồng hành của các cấp, ngành, các thầy, cô giáo, HS và phụ huynh, tin rằng mục tiêu CĐS trong ngành GD&ĐT tỉnh nhà sẽ được hiện thực hóa, từng bước đổi mới toàn diện, hiệu quả, góp phần triển khai thành công Chương trình CĐS của tỉnh, của quốc gia.
Cảnh báo tiêu cực phát sinh khi chuyển đổi số trong giáo dục
Đánh giá về việc bùng phát đại dịch Covid-19 khiến nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực phải tiến hành chuyển đổi số một cách cưỡng bức, trong đó có giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng quá trình chuyển đổi này tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tại Hội nghị bàn tròn Bộ trưởng Giáo dục Trung Quốc - ASEAN ngày 23-8, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng với việc bùng phát đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực phải tiến hành chuyển đổi số một cách cưỡng bức.
Trong giai đoạn bình thường mới, khi các trường học đã mở cửa trở lại, nhiều trường học đang có nguy cơ quay về giảng, dạy các phương thức truyền thống như trước đại dịch.
Đây là hệ quả tất yếu nếu những nỗ lực trong đại dịch chỉ đơn thuần là thay đổi phương thức liên lạc từ trực tiếp sang trực tuyến mà thiếu đi những điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng cũng như sự chuyển dịch trong tư duy sư phạm và quản lý.
Bộ trưởng cho biết: Thống kê cho thấy trong số hơn 7 triệu học sinh tham gia học trực tuyến trong thời gian giãn cách xã hội, Việt Nam có khoảng 70% học sinh chỉ sử dụng điện thoại di động của người giám hộ; hơn 1.5 triệu học sinh không được sử dụng bất cứ thiết bị số nào phục vụ mục đích học tập.
Những thiếu hụt về hạ tầng cơ sở vật chất không những gây ra hạn chế trong chất lượng dạy và học mà còn dẫn đến sự bất bình đẳng trong giáo dục. Quá trình thúc đẩy chuyển đổi số thay vì mang chúng ta đến gần nhau hơn thì nay lại có nguy cơ làm gia tăng những khoảng cách sẵn có.
"Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo phát động Chương trình "Sóng và máy tính cho học sinh". Mục tiêu của chương trình là có Internet đến tất cả các hộ gia đình, có máy tính cho tất cả học sinh thuộc các hộ nghèo.
Bộ GD-ĐT Việt Nam đã và đang tiếp tục điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy và học trực tuyến, dạy và học trên truyền hình cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Sức ép sẵn có của đại dịch tạo ra cơ hội tốt thúc đẩy cho công cuộc chuyển đổi số trong ngành giáo dục cả bề rộng lẫn chiều sâu", Bộ trưởng chia sẻ.
Giáo viên, học sinh cần được trang bị kỹ năng làm việc, kỹ năng dạy và học trong môi trường công nghệ số để hạn chế tiêu cực trong chuyển đổi số
"Chúng ta đang định hình các công nghệ mà chúng ta sử dụng nhưng các công nghệ đó cũng đang định hình chúng ta. Đồng thời chúng cũng định hình cả cách chúng ta sống trong môi trường công nghệ số. Do đó, các công nghệ mới cần được kiểm tra, đánh giá thường xuyên để hạn chế các tiêu cực phát sinh", Bộ trưởng nói
Để giảm thiểu những rủi ro của quá trình chuyển đổi số, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng: Ở tầm vi mô, cần đảm bảo giáo viên và học sinh được tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, xây dựng được kỹ năng làm việc, kỹ năng dạy và học trong môi trường công nghệ số.
Còn ở tầm vĩ mô, cần quan tâm đến mối liên hệ giữa sự phát triển của công nghệ và những tác động căn bản đến quá trình dạy và học, đến môi trường sư phạm. Điều này đòi hỏi cần có hiểu biết sâu rộng về mối quan hệ tương hỗ giữa công nghệ và con người.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: Cốt lõi của những giải pháp trong chuyển đổi số gắn bó mật thiết với những vấn đề về cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Những giải pháp đó cũng gắn bó mật thiệt với việc tăng cường hợp tác nghiên cứu đã được đưa ra thảo luận trong hội nghị hôm nay.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, nếu có thể chọn một bài học sâu sắc nhất cần rút ra sau hơn 2 năm bùng phát đại dịch, đó sẽ là vai trò của tầm nhìn sẽ quyết định tương lai và khi nói về chuyển đổi số, cần phải quan tâm hơn tới những mục tiêu hướng đến chất lượng và tính bền vững,
Triển khai đề án Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục UBND H.Cẩm Mỹ vừa ban hành kế hoạch thực hiện đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục - đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, trên 80% học sinh và mỗi nhà giáo có đủ điều kiện về phương tiện, đường truyền,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nam NSƯT sở hữu biệt thự mặt tiền 300m2 ở Bình Chánh, nhà hàng bề thế Quận 7, U60 viên mãn bên vợ 3
Sao việt
21:48:31 08/04/2025
Jennie (BLACKPINK) nói gì mà bị "ném đá" là quá trịch thượng?
Sao châu á
21:45:57 08/04/2025
Clip: Đám cưới con trai chủ vựa ve chai miền Tây, cô dâu đeo vàng khắp người, trĩu cổ hút 8 triệu views
Netizen
21:22:33 08/04/2025
Phim Hàn hay điên đảo đang viral khắp MXH: Kịch bản được khen logic đến tận cùng, nói không với tình tiết "mất não"
Phim châu á
21:05:39 08/04/2025
Ô tô rú ga nhưng không chạy, chồng đến hỗ trợ vợ không may tông chết người
Pháp luật
21:04:08 08/04/2025
Mỹ nhân bị 200 đoàn phim từ chối vì "nấm lùn", giờ yêu toàn siêu sao mét tám còn gây bão toàn cầu mới nể
Hậu trường phim
21:03:11 08/04/2025
TPHCM khuyến cáo người dân mở cửa kính khi pháo lễ 30/4 bắn đạn thật
Tin nổi bật
20:56:53 08/04/2025
Casemiro bỗng hay trở lại khiến MU khó xử
Sao thể thao
20:54:59 08/04/2025
Số người chết vụ sập tòa nhà ở Bangkok tăng, hơn 70 người vẫn mất tích
Thế giới
20:53:06 08/04/2025
Mỹ nữ giọng hát lẫn nhan sắc đều vượt trội nhưng luôn lu mờ trước "công chúa Kpop"
Nhạc quốc tế
20:10:14 08/04/2025