Chuyển đổi số trong giáo dục – đào tạo: Tạo lập môi trường học tập số và học liệu số
Bộ GDĐT đang hướng đến mục tiêu để Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.
Ủng hộ quyết tâm của ngành Giáo dục, trong tuần qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cùng Bộ GDĐT ký kết hợp tác triển khai chuyển đổi số trong giáo dục – đào tạo. Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Huy Dũng-Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định, có niềm tin về chuyển đổi số trong giáo dục – đào tạo sẽ được thực hiện tốt.
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, nhìn từ góc độ công nghệ, trong thời gian khoảng 20 năm qua, ngành giáo dục – đào tạo có hai điểm nhấn đột phá lớn. Đầu tiên là khoảng năm 2010, đã triển khai hạ tầng kết nối internet với các trường học. Thứ hai, trong khoảng thời gian gần đây đã triển khai được nhiều các phần mềm, cơ sở dữ liệu. Đây chính là tiền đề rất tốt cho việc chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo.
“Tôi tâm đắc với quan điểm cho rằng thực ra các trường đại học (ĐH), các cơ sở giáo dục – đào tạo chính là một quốc gia thu nhỏ, và thực ra tất cả các bộ phận tinh hoa của quốc gia chúng ta có thể nhìn thấy ở trong trường ĐH, và nếu các trường ĐH mà không chuyển đổi số, các cơ sở giáo dục – đào tạo mà không chuyển đổi số thành công thì quốc gia không thể chuyển đổi số thành công được”- ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, nhìn nhận từ góc độ của Bộ Thông tin và Truyền thông thì nội hàm chuyển đổi số hay một trường ĐH số, một trường học số gồm nhiều yếu tố.
Yếu tố đầu tiên là từ công tác dạy và học. Đó là sự thay đổi về mặt nhận thức, tạo lập nên một môi trường học tập số và học liệu số. Từ môi trường số, học liệu số sẽ thay đổi phương pháp dạy và học, qua đó từng bước hình thành nên học viên số và giảng viên số.
Thứ hai là nhìn từ công tác quản lý giáo dục, công tác quản lý dạy và học. Trong đó có hai khía cạnh. Một khía cạnh hết sức truyền thống là công tác quản lý của một trường, một phòng GDĐT, một sở GDĐT, cao hơn là quản lý nhà nước của Bộ GDĐT.
Nhưng mà trong việc chuyển đổi số này, bên cạnh chức năng quản lý nhà nước về ngành, Bộ GDĐT còn có sứ mệnh nữa là kiến tạo sự phát triển cho thị trường aptech của Việt Nam, cho hệ sinh thái nội dung số phục vụ học tập của Việt Nam. Thế thì vai trò kiến tạo này, cũng quan trọng không kém vai trò quản lý để thúc đẩy sự phát triển.
Video đang HOT
Theo ông Dũng, để chuyển đổi số trong giáo dục – đào tạo, việc đầu tiên cần làm là số hóa học liệu, các nguồn dữ liệu thông tin tập trung kiến thức dữ liệu đầu vào số hóa, bao gồm cả việc thiết kế, xuất bản và lưu trữ.
“Ở đây chúng tôi muốn nói thêm một khía cạnh, từ góc độ công nghệ chúng tôi nhìn thấy tài nguyên giáo dục mở là hết sức quan trọng. Với quan niệm, tri thức là cần phải được chia sẻ, cho nên những học liệu mang tính phổ cập toàn dân nên là học liệu mở và tiếp cận theo cách thức mở.
Học liệu mở này sẽ tạo điều kiện tiếp cận bình đẳng cho mọi người học ở tất cả mọi nơi, mọi miền và thực hiện mục tiêu quốc gia chuyển đổi số có nghĩa là cá thể hóa, cộng đồng hóa công tác giáo dục”, ông Dũng nói và nhấn mạnh: Học liệu số không chỉ là học liệu mà nó còn là dữ liệu.
Trong quá trình tương tác với học liệu của mình, khác với những thông tin rời rạc, người học sẽ để lại những dấu ấn kỹ thuật cá nhân của họ về năng lực, hành vi, về xu hướng học tập của họ. Quá trình chúng ta tạo ra những học liệu số này phải gắn với công nghệ để chúng ta có thể ghi nhận, phân tích được hành vi, qua đó giúp người dạy và người học hiểu hơn về trải nghiệm học tập đến từng cá nhân. Do đó điều chỉnh chủ động được về hành vi, phương pháp , mục tiêu học tập bên cạnh những nội dung khác…
Về giáo viên, khi chúng ta đã tạo nên môi trường số, học liệu số thì một môn học, vai trò của người giáo viên thể hiện ở khả năng xâu chuỗi những đơn vị học tập, tài nguyên học tập thành một giáo trình, một lộ trình riêng có. Một môn học có thể chia nhỏ thành hàng ngàn đơn vị kiến thức có mối liên hệ liên kết với nhau chứ không chỉ đơn thuần là những video giảng dạy rời rạc nhàm chán.
Dựa trên kênh kiến thức, hành vi học tập, kết quả kiểm tra của từng đơn vị kiến thức, người học sẽ được dẫn dắt bổ sung những đơn vị kiến thức còn thiếu theo hướng phát triển toàn diện. Lúc này, trí tuệ nhân tạo sẽ có vai trò rất lớn, chúng ta sẽ khó có thể có một thầy giáo cho một học viên, thế nhưng với công nghệ số thì mỗi học viên có thể có một “người cố vấn” riêng hiểu rõ về mình hơn cả thầy cô giáo, hơn cả bản thân họ. “Người cố vấn” này sẽ hiểu người học còn thiếu những gì, cần bổ sung những gì và lộ trình học tập như thế nào cho phù hợp.
Đồng thời, với công cuộc chuyển đổi này chúng tôi cũng thấy công nghệ số thay đổi rất nhanh, cho nên xu hướng kiến thức nền, kiến thức chính quy có thể tập trung ngắn lại và liên tục học bổ sung kiến thức mới. Mới đây sáng kiến của Google có chương trình rất hay, là để 1 em sinh viên có thể chỉ trong 6 tháng học chương trình tương đương công nghệ 4 năm.
Thế thì khung kiến thức nền, kiến thức chính quy chúng ta có thể nén lại, nhấn mạnh yếu tố học liên tục học thường xuyên. Như vậy các em sẽ có thêm thời gian học những kiến thức các em còn thiếu, cũng như có thêm thời gian để phát triển toàn diện hơn.
Với môi trường học tập số, không gian học tập được mở rộng, tăng cường tương tác cả trong thế giới thực và thế giới ảo, tăng cường hướng tiếp cận xử lý thông tin, đồng thời mỗi người học có thể gắn kết với cả cộng đồng. Người học cũng có thể tham gia sáng tạo nội dung, đóng góp quá trình học tập của mình.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, Bộ Thông tin và Truyền thông sẵn sàng đồng hành thiết lập nên nền tảng giáo dục số quốc gia, mang tính là nền tảng cung cấp dịch vụ cơ bản, dịch vụ định danh, dịch vụ xác thực… để các doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường này một cách nhanh chóng, giảm chi phí. Đồng thời cũng sẵn sàng cùng các doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số cho tất cả các trường học từ tiểu học, trung học, đại học…
“Thực ra đây là vấn đề mới, chúng ta sẽ tiến hành thí điểm, thực hiện nhanh ở tất cả các cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học, trung học đến ĐH. Chúng tôi có niềm tin về quá trình thí điểm này cũng như nhân rộng”, ông Dũng nói.
Theo ông Nguyễn Huy Dũng: Để chuyển đổi số quốc gia thành công và để có thể làm chủ được không gian mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông xác định việc phát triển và làm chủ công nghệ mở là giải pháp hết sức quan trọng. Với công nghệ mở thì cộng đồng là quan trọng. Cộng đồng này được hình thành từ chính các học sinh, đặc biệt là các sinh viên ĐH. Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất các trường ĐH ưu tiên đưa những nội dung, giáo trình dạy các em dựa trên giải pháp công nghệ mở, nền tảng công nghệ mở để giúp các em tìm hiểu, sáng tạo…
'Học STEM kiểu Mỹ tại nhà'- không hề xa vời và đắt đỏ
Cô giáo Đinh Thu Hồng vừa xuất bản cuốn sách thứ hai có tựa đề "Học STEM kiểu Mỹ tại nhà". STEM là viết tắt của chữ tiếng Anh Science- Technology-Engineering-Math (lần lượt là Khoa học- Công nghệ- Kỹ thuật- Toán).
Tự bản thân mỗi trẻ đều có tố chất STEM
STEM là một chiến thuật giảng dạy thông qua những bài học/ dự án. STEM kết hợp Toán (Math) với Khoa học tự nhiên (Science) cùng Công nghệ (Technology) để giải quyết vấn đề thực tiễn; còn yếu tố Kỹ thuật (Engineering) nằm ngay trong quá trình thực hiện dự án để giải quyết vấn đề.
STEM là những trải nghiệm hoạt động học tập thú vị chú trọng giao tiếp trong một bài học đơn lẻ căn cứ trên một vấn đề hay trong một dự án gồm nhiều bài học khác nhau và xâu chuỗi với nhau. Cả bài học lẫn dự án đều xuất phát từ thực tiễn; đều gồm các quá trình thiết kế, sáng tạo, phân tích dữ liệu, ứng dụng công cụ của đời sống để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề.
Bìa cuốn sách
Quan sát tình hình giáo dục Việt Nam vài năm lại đây, không khó để nhận ra STEM là một trong những từ khóa hot bậc nhất. Có rất nhiều người nói về STEM, rất nhiều khóa học và trường lớp về STEM, cả nhiều học liệu và sách vở nhập khẩu nữa. Nhưng có vẻ như đại đa số giáo viên và phụ huynh vẫn thấy mông lung. Việc học STEM rất quan trọng để trẻ em Việt Nam hòa nhập với thế giới sau này, nhưng nếu chưa hiểu đến bản chất vấn đề thì rất khó làm đúng, dạy đúng, đầu tư thời gian và chi tiền đúng đắn cho việc học STEM của trẻ.
Vẫn nhiều người nhầm tưởng, có thể do thị trường đang đánh bóng thuật ngữ và làm STEM theo hướng lý tưởng hóa, xa xỉ hóa. Cuốn sách này được viết ra từ kinh nghiệm nhiều năm cô Đinh Thu Hồng (Hong Dinh- Thạc sĩ giáo dục chuyên ngành tiếng Anh như Ngôn ngữ thứ hai-ESL) dạy Khoa học tự nhiên ở tiểu học Mỹ, từ kiến thức chuyên ngành tác giả thu nhận được qua các khóa đào tạo giáo viên STEM chính quy tại đây, đồng thời cũng trên cơ sở tương tác vài năm qua với giáo viên, phụ huynh và học sinh Việt Nam.
Tự bản thân mỗi trẻ đã có tố chất STEM: hãy nghe các con hỏi, hãy nhìn các con chơi xây lâu đài cát hay lắp Lego; đó chính là lúc các con thể hiện sự sáng tạo, trí tưởng tượng, không ngại rủi ro; là lúc các con bộc lộ quá trình suy nghĩ và giải quyết vấn đề; là lúc các con thực hành khoa học và giao tiếp với xung quanh...
Gần gũi và dễ thực hành
STEM là phương pháp giáo dục dành cho tất cả mọi người, mọi đối tượng học trò. Dù đó là học sinh khuyết tật hay không biết tiếng Anh, hay đó là học trò chưa biết đọc mà chỉ biết vẽ. Mọi em nhỏ, cả những nhóm nhỏ thiểu số, đều cần được tiếp xúc với chiến lược giảng dạy STEM, cần được trang bị kỹ năng và nguồn lực dồi dào. STEM có từng bước để thực hiện theo. STEM thực sự gần gũi và mọi người đều rất dễ thực hành trong gia đình hay nhà trường. STEM không xa vời và đắt đỏ!
Sách có 60 trang giữa in màu, trong tổng số 150 trang, là để ảnh của 50 hoạt động STEM chia theo các không gian gia đình: trong phòng khách, trong bếp, trong phòng ngủ, ở sân vườn, ở ngoài thiên nhiên dã ngoại. STEM có thể áp dụng cho các bạn tầm 5-6 tuổi trở lên rất giản dị, thiết thực, thú vị, ở ngay tại nhà hoặc mọi nơi quanh nhà. Cần bỏ ra thời gian và rất ít chi phí, sẽ thu lại được: Sự kết hợp kiến thức liên môn toán-khoa học-kỹ thuật-ngữ văn, khả năng làm việc nhóm tốt, kỹ năng trình bày bằng miệng và văn bản tăng cao, tăng độ tự tin.
"Học đi đôi với hành", mà các cụ chưa nói hết, "có hành mới thành học thật". Soi theo những bài thực hành STEM mà làm đã, rồi lý thuyết cứ thế sáng dần và chắc nịch.
"Nhỏ mà có võ", cuốn STEM làm gần hết được thí nghiệm trong đó mất cả năm trời. Giá 118.000đ , tính ra mỗi ngày hết 3 nghìn học phí. Sách phát hành toàn quốc tại các hiệu sách của Nhã Nam và trên hệ thống mua sắm online Tiki, Fahasa và Shoppee.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về thể thao học đường Lần đầu tiên tại Việt Nam, một dự án thiết thực, tổng thể và dài hạn về thể thao trường học ở quy mô toàn quốc được thực hiện. Tối 5-11 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Công ty truyền thông Unicomm đã ký kết hợp tác tổ chức các hoạt động truyền...