Chuyển đổi số không chỉ là giải pháp công nghệ
Chuyển đổi số hiện tại đã trở thành đề tài nóng sốt trong giới chủ doanh nghiệp, tương tự như những cơn sốt: chứng chỉ ISO, hệ thống ERP, hệ thống quản trị khách hàng trong quá khứ.
Câu hỏi căn bản tại sao phải chuyển đổi số hoăc chuyển đổi số mang lại những giá trị gì cho doanh nghiệp cần phải được xem xét kỹ lưỡng trước khi triển khai theo phong trào “Chuyển đổi số “.
Những thách thức cản trở doanh nghiệp chuyển đổi số. Nguồn: Khảo sát của Vietnam Report tháng 4-5/2019
Chuyển đổi số vì nhu cầu chứ đừng vì phong trào
Trên thị trường chúng ta có thể thấy ồ ạt các hội thảo sự kiện về chuyển đổi số nhưng đa phần được tài trợ và triển khai bởi những doanh nghiệp hoặc cung cấp giải pháp và phấn cứng cho chuyển đổi số. Nói theo cách khác, không khéo chúng ta đang rơi vào bẫy kích cầu của các doanh nghiệp bán hàng và giải pháp chuyển đổi số.
Trong kinh doanh, thực hiện bất kỳ một giải pháp nào cần quan tâm nhất hai lý do quan trọng: khách hàng thực sự của doanh nghiệp song hành với mô hình kinh doanh và bản thân chính doanh nghiệp – khách hàng nội tại có cần chuyển đổi số.
Rõ ràng, các ngành như đặt phòng khách sạn, bán vé máy bay, bán sách… thì chuyển đổi số là cấp thiết do nhu cầu nóng của khách hàng và mô hình kinh doanh kết nối trực tiếp từ nhà cung cấp tới khách hàng.
Ngược lại, nếu khách hàng ít có nhu cầu sử dụng thì việc chuyển đổi số là không cần thiết thậm chí tạo ra những gánh nặng đầu tư cho doanh nghiệp. Tác giả có trao đổi với một doanh nghiệp thức ăn nhanh có trên 14 điểm bán hàng và chủ doanh nghiệp thật sự không muốn đầu tư vào chuyển đổi số khi khách hàng offline không cần thiết. Tuy nhiên, trong năm nay, doanh nghiệp đang suy nghĩ nghiêm túc tới chuyển đổi số khi quyết định triển khai mô hình khách hàng đặt hàng qua các app ứng dụng và sử dụng lực lượng xe ôm công nghệ giao hàng cho khách hàng.
Video đang HOT
3 yếu tố quan trọng trong thực hiện số hóa
Để thực hiện số hóa – phản ánh 100 % những gì doanh nghiệp thực hiện offline, quan trọng thứ nhất đó chính là cơ sở dữ liệu vận hành. Bản chất số hóa đó chính là thông tin – dữ liệu. Không có thông tin dữ liệu cập nhật, đầy đủ, hoàn chỉnh và chính xác chuyển đổi số không thể thành công.
Sơ đồ các lớp về chuyển đổi số.
Quan trọng thứ hai, doanh nghiệp muốn chuyển đổi số – thực hiện tự động các tác vụ thì cơ cấu tố chức cần được chuẩn hóa để mỗi vị trí biết rõ mình cần phải làm gì cho các vị trí khác và ngược lại. Quy trình trong doanh nghiệp cũng cần tiêu chuẩn hóa thống nhất để có thể chuyển dịch sang hệ thống tự động. Đây là một thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp Việt Nam khi doanh chủ ưa thích sự linh hoạt trong vận hành.
Quan trọng thứ ba, để số hóa thành công đó chính là quá trình chuyển đổi nhân lực truyền thống sang nhân lực số bao gồm tâm thế số, kỹ năng số và công cụ số. Trong thời gian tới, khung năng lực số cho nhân lực là một đề tài quan trọng trong chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Thực hiện chuyển đổi số chính là quá trình thay đổi của doanh chủ- người đứng đầu và toàn thể nhân lực cũng như hệ thống và triết lý kinh doanh. Chuyển đổi số cần phải có lộ trình chuyển đổi rõ ràng gắn chặt với định vị những giá trị đối với khách hàng cũng như vận hành trong doanh nghiệp.
Theo enter news
Dẫn dắt trong chuyển đổi số nền kinh tế, VNPT đã làm được gì?
Hiểu rõ vai trò của mình trong vận hội chung của đất nước trước làn sóng công nghệ 4.0, Tập đoàn VNPT quyết tâm thực hiện sứ mệnh mà Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã khẳng định.
Khi thăm và làm việc với Tập đoàn VNPT đầu năm 2019, đó là: 'VNPT phải giữ vai trò và vị trí dẫn dắt trong lĩnh vực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử và chuyển đổi số tại Việt Nam'.
Ngày 5/10/2019, VCCI và VNPT chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác xây dựng và triển khai Chương trình hành động hỗ trợ chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp
Dấu ấn chuyển đổi số trong lĩnh vực công, tư...
Chuyển đổi số nên bắt đầu từ 2 lĩnh vực, lĩnh vực công và lĩnh vực tư. Với các dịch vụ công, chuyển đổi số phải thực hiện 2 nhiệm vụ là số hóa các dịch vụ công mà Nhà nước đang cung cấp cho người dân và số hóa các lĩnh vực sự nghiệp công. Trong lĩnh vực tư, cần thực hiện chuyển đổi số theo từng ngành kinh tế. Ví dụ như trong lĩnh vực nông nghiệp, IoT sẽ giúp năng suất lao động cao hơn, sản phẩm sạch hơn...
Cho tới thời điểm này, trong lĩnh vực công, VNPT đã triển khai nhiều dịch vụ công, như trục liên thông văn bản quốc gia. Chính phủ cũng giao VNPT xây dựng cổng dịch vụ công và hệ thống xác thực định danh. Đây là 2 việc quan trọng trong chính phủ số. Để làm được các hệ thống này, VNPT phải hiểu rất rõ các quy trình đang làm để chuyển đổi số. Không dừng lại ở đó, VNPT còn sử dụng công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn để giúp các quy trình này thông minh hơn.
Bên cạnh đó, bộ giải pháp Chính phủ điện tử của VNPT đã được triển khai sâu rộng tới 61/63 tỉnh thành trên cả nước. Hệ sinh thái CNTT chuyên ngành Y tế VNPT-HIS của VNPT đã được triển khai tới 7.278 cơ sở y tế các tuyến, tại 60/63 tỉnh, thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, mạng giáo dục vnEdu của VNPT cũng đã được triển khai tới hơn 12.000 trường với gần 4 triệu học sinh, tại 63/63 tỉnh, thành phố.
Trong triển khai Thành phố thông minh, VNPT cũng đã tiếp cận, giới thiệu, triển khai mô hình xây dựng thành phố thông minh (Smart City) tại 28 tỉnh/thành phố. Hệ thống văn bản điện tử đã được VNPT triển khai cho hơn 43 tỉnh/thành phố với hơn 3.052 cơ sở triển khai (sở/quận/huyện/xã), trong đó 20 đơn vị đã triển khai trên quy mô toàn đơn vị (Bộ Bưu chính Viễn thông Lào, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng, Nghệ An, Cao Bằng, Tiền Giang, Lào Cai, Hà Giang, Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Kon Tum...).
... và đồng hành chuyển đổi số cùng các doanh nghiệp
Trong lĩnh vực chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, có 3 thứ mà một doanh nghiệp chuyển đổi số cần đó là: hạ tầng số; số hóa hệ thống quản lý quản trị (phần mềm quản lý nhân lực, kế toán...); số hóa tư liệu sản xuất (áp dụng công nghệ vào sản xuất). Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lại rất đa dạng nên không thể xây dựng một giải pháp chuyển đổi số cho tất cả doanh nghiệp.
Vì lý do đó, với chuyển đổi số của doanh nghiệp, VNPT xác định cần song hành với từng doanh nghiệp trong suốt quá trình chuyển đổi. Với một doanh nghiệp SME muốn chuyển đổi số nhưng không biết bắt đầu từ đâu do không có nền tảng công nghệ, VNPT sẽ phải đưa ra giải pháp cho từng nhóm doanh nghiệp. Ví dụ, với các doanh nghiệp SME, VNPT dựa trên công nghệ IoT, AI, điện toán đám mây để hỗ trợ các doanh nghiệp này chuyển đổi số.
Đến nay, VNPT đã phát triển hệ sinh thái các giải pháp để có thể giúp số hóa hoàn toàn một doanh nghiệp. Đó là: Hệ thống xác thực và định danh điện tử eKYC; Hệ thống quản lý kho hàng (VNPT Inventory); Hệ thống kế toán doanh nghiệp (VNPT FMS); Hệ thống quản trị nguồn nhân lực (VNPT HRM); Hệ thống quản lý kênh phân phối (VNPT DMS); Chữ ký số, Hóa đơn điện tử... Các hệ thống này có thể triển khai cho các doanh nghiệp SME và cả các Tập đoàn, TCT lớn. Nhiều Tập đoàn, TCT đã ký hợp tác với VNPT trong lĩnh vực này như Tập đoàn Than và Khoáng sản, Tập đoàn Cao su Việt Nam...
Bên cạnh đó, để có thể triển khai những công nghệ mới nhất thế giới tại Việt Nam, VNPT đã tăng cường hợp tác với các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Tập đoàn Sumitomo, Nissho Electronics của Nhật Bản, Siemens của Đức hay Ericsson của Thụy Điển... Qua đó, các bên cùng nghiên cứu, phát triển, chuyển giao các ứng dụng công nghệ 4.0 như: trí tuệ nhân tạo, thực tại tăng cường, Blockchain, Fintech..., nhằm tăng cường hàm lượng công nghệ mới trong dịch vụ số mà VNPT cung cấp ra thị trường. Điều đó cũng sẽ tạo ra khác biệt về dịch vụ số của VNPT.
Với vai trò là một Tập đoàn VT-CNTT hàng đầu Việt Nam, trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và công cuộc chuyển đổi số, ngay từ đầu năm 2017, VNPT đã sớm xây dựng chiến lược VNPT4.0, trong đó định vị VNPT phải trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2025 và trở thành Trung tâm dịch vụ Số (Digital Hub) của Châu Á vào năm 2030, đồng thời xác định phải giữ vai trò chủ đạo trong cách mạng số tại Việt Nam.
Theo Pháp Luật Việt Nam
TP Bank - chuyển đổi số không đơn thuần chỉ là công nghệ Vừa qua tại Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0 Summit 2019). Đại diện ngân hàng TP Bank đã mang đến một thông điệp về chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng. Vừa qua tại Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0 Summit 2019), đại diện...