Chuyển đổi số – bước đột phá trong giáo dục
Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu cả nước về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) thông qua các hình thức dạy và học, kiểm tra, đánh giá ở các cấp học.
Với quy mô toàn TP có trên 2.700 trường, trên 2 triệu học sinh với gần 120.000 giáo viên, việc thực hiện tốt chuyển đổi số trong giáo dục sẽ góp phần quan trọng thực hiện chương trình chuyển đổi số của toàn TP.
Dấu ấn của công nghệ số
Đại dịch Covid-19 mang đến những áp lực và cũng tạo ra động lực để ngành giáo dục Thủ đô chuyển đổi số mạnh mẽ hơn. Kết quả dạy học online trên truyền hình đã đem lại những hiệu quả nhất định trong thời gian phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Hà Nội Kiều Văn Minh cho biết, năm 2019, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Sở GD&ĐT đã triển khai dạy học trên truyền hình, internet. Vì vậy, học sinh Thủ đô “tạm ngừng đến trường nhưng không ngừng học”.
Giáo viên, học sinh là những chủ nhân của quá trình chuyển đổi số ngành giáo dục. Ảnh: Điệp Quyên
Các chương trình dạy học được thực hiện nghiêm túc, bài bản, có chất lượng. Hàng tuần, Sở GD&ĐT phối hợp với Đài PTTH Hà Nội tổ chức phát sóng các chương trình truyền hình và dạy học cho HS lớp 4 đến lớp 12. 88 chương trình phát sóng/tuần với trên 1.000 chương trình phát sóng trong thời gian dịch bệnh đã giúp ngành giáo dục Thủ đô duy trì, nâng cao chất lượng dạy và học, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
Bên cạnh đó, từ năm học 2016 – 2017, Sở GD&ĐT Hà Nội đã áp dụng quản lý việc sử dụng sổ điểm điện tử, cập nhật kết quả học tập của học sinh trên địa bàn TP lên hệ thống điện tử. 100% các cơ sở giáo dục phổ thông đã triển khai sử dụng hồ sơ điện tử; sổ điểm, học bạ được in ra từ phần mềm. Hệ thống sổ liên lạc điện tử cũng được triển khai hiệu quả, cập nhật hàng ngày để chuyển thông tin của HS đến cha mẹ thông qua kết nối điện thoại thông minh.
Tuyển sinh, ôn thi trực tuyến
Cũng từ năm học 2016 – 2017, Sở GD&ĐT Hà Nội đã liên tục áp dụng hệ thống tuyển sinh trực tuyến vào mầm non, lớp 1, lớp 6. Theo đó, cha mẹ HS chỉ cần truy cập vào mạng internet để đăng ký tuyển sinh, mọi thông tin, phân tuyến tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường được công khai để Nhân dân lựa chọn, đăng ký thuận lợi.Trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10, HS tra cứu điểm miễn phí, đăng ký xác nhận trúng tuyển, xác nhận nhập học trực tuyến… là bước tiến quan trọng của ngành giáo dục Thủ đô trong công tác tuyển sinh.
Một phần dấu ấn của việc ứng dụng công nghệ số vào giáo dục thời gian qua của ngành GD&ĐT Hà Nội là triển khai ôn tập trực tuyến trên phần mềm học tập Hanoi Study. Với ưu điểm là một kho nội dung học tập phong phú được các chuyên gia, nhà quản lý, giáo viên giỏi xây dựng, thẩm định kỹ càng, phần mềm này đã phát huy tác dụng và làm tài liệu học tập quan trọng đối với học sinh các cấp, đặc biệt là HS lớp 9 và lớp 12. Năm học 2020 – 2021, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức khảo sát chất lượng HS lớp 9 và lớp 12 qua hệ thống Hanoi Study với trên 100.000 HS lớp 9 và gần 100.000 HS lớp 12 được trải nghiệm thi trực tuyến. Qua đó đã đánh giá hệ thống đạt chất lượng tốt, mang lại nhiều tiện ích.
Công tác chuyển đổi số vẫn còn một số khó khăn, đó là phần lớn giáo viên, cán bộ quản lý chưa tiếp cận đầy đủ về CNTT và chuyển đổi số, chưa có sự tham gia tích cực của đội ngũ chuyên gia giáo dục, chuyên gia sư phạm, thiếu kinh nghiệm trong quá trình xây dựng kho học liệu… Tuy nhiên, với tinh thần “ sáng tạo – sáng tạo hơn nữa, đổi mới – đổi mới hơn nữa”, ngành GD&ĐT Thủ đô sẽ triển khai khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả việc chuyển đổi số để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và triển khai thành công chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ngày Hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ V – năm 2021 được tổ chức trong 2 ngày 14 – 15/4/2021 với chủ đề “Chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo – xây dựng giáo dục thông minh”. Hoạt động trung tâm của Ngày hội cấp TP là triển lãm các sản phẩm, các hoạt động về ứng dụng CNTT, giải pháp CNTT đã được áp dụng thành công tại các đơn vị trường học. Trưng bày tại Ngày hội có 70 gian, trong đó có 30 phòng GD&ĐT, 16 cụm các trường THPT, 3 cụm Trung tâm GDNN-GDTX và 1 cụm trường mầm non chuyên biệt trực thuộc Sở.
Mách nước gỡ chuyện "mẹ khóc, con mếu" khi học trực tuyến mùa dịch COVID-19
Thực tế cho thấy, do lần đầu tiên được triển khai trên diện rộng nên cách học trực tuyến và truyền hình đã gặp nhiều khó khăn và bộc lộ những hạn chế như: Nền tảng công nghệ chưa đồng bộ, đường truyền còn chậm và yếu, song song với đó là trình độ công nghệ của giáo viên, phụ huynh, học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu.
Video đang HOT
Khắc phục khó khăn là nhiệm vụ tiên quyết
Thực tế cho thấy, do lần đầu tiên được triển khai trên diện rộng nên cách học trực tuyến và truyền hình đã gặp nhiều khó khăn và bộc lộ những hạn chế như: Nền tảng công nghệ chưa đồng bộ, đường truyền còn chậm và yếu, song song với đó là trình độ công nghệ của giáo viên, phụ huynh, học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu.
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, cả hai loại hình học trực tuyến qua mạng và truyền hình đều có nhiều ưu, nhược điểm khác nhau. Học qua truyền hình thì thuận tiện, có lượng học sinh ngồi nghe nhiều, nhưng lại có yếu điểm là chỉ có giáo viên giảng mà không tương tác, trao đổi được với học sinh.
Còn học trực tuyến qua qua mạng Internet thì mặt tích cực là có nhiều học sinh có thể học cùng phòng và tương tác trực tiếp với giáo viên nhưng các phần mềm học chủ yếu đặt máy chủ tại nước ngoài, bảo mật thông tin không cao, do giáo viên và học sinh phải khai báo mật khẩu để vào học dễ bị tiết lộ, đánh cắp thông tin cá nhân. Có phần mềm xuất hiện các hình ảnh phản cảm, nội dung xấu, bởi những đối tượng quấy rối, làm gián đoạn tiết học.
Một cô giáo tại trường Tiểu học Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, do các học sinh có thái độ học tập không tốt hoặc muốn quấy phá lớp học trực tuyến, nên đã chia sẻ tài khoản lên mạng và đã bị các đối tượng xấu xâm nhập vào chia sẻ nội dung với mục đích khác.
Thêm vào đó, muốn dạy và học trực tuyến thì giáo viên phải sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để hỗ trợ học, nhắn tin trao đổi bài kiểm tra, chấm bài... dẫn tới giáo viên phải "loay hoay" nhiều công đoạn. Trong lúc đó, các phần mềm phần lớn quy định chỉ cho phép mỗi tài khoản được dạy 40 phút, nếu không thành thạo các thao tác hoặc đường truyền bị nghẽn thì dường như buổi học đấy không mang lại hiệu quả và quá ít thời gian. Nếu muốn dạy thêm giờ thì các trường phải bỏ tiền ra mua, trong lúc không có kinh phí cho việc này.
Một số hiệu trưởng, giáo viên trên địa bàn quận Long Biên (Hà Nội) chia sẻ, thời gian đầu làm quen với ứng dụng Zoom Cloud Meetings (gọi tắt là Zoom) mất khá nhiều thời gian do phải sử dụng một lần nhiều phần mềm khác nhau để dạy, chấm và trả bài kiểm tra nên rất bất tiện, thậm chí nhiều phụ huynh không biết sử dụng nên phải nhờ xe Grab đưa đến tận nhà cho các em. Hơn nữa, phần lớn các tiết học bị gián đoạn do người sử dụng chưa thành thạo và đường truyền, muốn dạy thêm giờ thì phải mua thêm, trong lúc không có kinh phí.
Dạy và học trực tuyến. Ảnh minh họa.
Theo ghi nhận, trên địa bàn nhiều tỉnh, thành và các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, giáo viên chủ yếu sử dụng phần mềm Zoom khá tiện lợi. Tuy nhiên, phần mềm này cũng cần thêm ứng dụng Zalo để trao đổi nhắn tin, chấm trả bài kiểm tra. Và gần đây, khi các trường mới bắt đầu làm quen thì đã gặp cảnh báo từ các cơ quan chức năng và thông tin trên báo chí cho rằng không nên dùng vì lỗi bảo mật...
Bên cạnh đó, ngoài phần mềm Zoom được sử dụng nhiều thì ở các tỉnh, thành khác nhau còn sử dụng các phần mềm như F1 School, Shub Classroom... Vấn đề được đặt ra là làm sao đảm bảo về an ninh, an toàn và bảo mật thông tin cá nhân.
Để kịp thời khắc phục những bất cập này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép thử nghiệm phần mềm "AIC - Học trực tuyến" triển khai tại nhiều trường thuộc 5 tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình và Yên Bái. Đây được xem là giải pháp để khắc phục những tồn tại hạn chế trong việc dạy và học hiện nay, cũng như khuyến khích sự sáng tạo, chung tay của các doanh nghiệp công nghệ trong nước sản xuất với hai tiêu chí được ưu tiên đó là tính bảo mật cao và sử dụng bằng tiếng Việt.
Cũng theo ghi nhận, thực tế những ngày đầu triển khai phần mềm "AIC - Học trực tuyến" gặp không ít khó khăn do cơ sở hạ tầng của các tỉnh, thành phố vẫn chưa đảm bảo; trình độ công nghệ của giáo viên và học sinh chưa đồng đều. Một số lỗi kỹ thuật nhỏ vẫn xảy ra... Do đó, qua việc triển khai ở nhiều tỉnh thành trên, đơn vị sản xuất đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và khắc phục sự cố để có thể triển khai trên diện rộng các vùng miền cả nước.
Theo các chuyên gia công nghệ, phần mềm này là ứng dụng tối ưu hóa, tích hợp nhiều phần mềm khác nhau vào cùng một ứng dụng để giáo viên và học sinh dễ sử dụng. Đặc biệt, sự nổi trội của ứng dụng này là tính bảo mật được bảo vệ 9 lớp và đặt máy chủ quản lý tại các tỉnh, thành sử dụng. Ngoài ra, tất cả việc học trực tuyến đang được miễn phí và không hạn chế thời gian học như hiện nay tại một số ứng dụng khác.
Dạy học trực tuyến không chỉ là tình huống phát sinh trong điều kiện có dịch mà là xu hướng. Dạy học trực tuyến và trực tiếp có ưu nhược điểm riêng nên không thể so sánh thuần túy. Bậc đại học có thể tận dụng tối đa hình thức dạy học này, còn ở bậc phổ thông có thể ứng dụng các yếu tố tích cực của dạy học trực tuyến ở mức độ khác nhau.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
Ngoài các thành phố lớn, ở một số địa phương, việc tiếp cận công nghệ để học trực tuyến cũng gặp không ít khó khăn. Chưa kể, một số phụ huynh có con nhỏ nhưng do điều kiện không cho phép, không thể cùng con tham gia lớp học trực tuyến vào buổi tối, cũng gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em học sinh, nhất là ở bậc tiểu học khi kỹ năng sử dụng công nghệ để học online còn hạn chế.
Thực tế cho thấy, nhiều phụ huynh không thể sắp xếp thời gian buổi tối để cùng con tham gia học trực tuyến do lịch làm việc theo ca. Một số gia đình không có không gian học tập riêng, nên những tiếng ồn xunh quanh có thể ảnh hưởng tới lớp học...
Từ những khó khăn như trên, khi triển khai học tập trực tuyến cho học sinh, các địa phương, các nhà trường và bản thân mỗi thầy cô giáo cần có những giải pháp để "gỡ khó", triển khai có hiệu quả công việc này.
Chuyên gia "gỡ rối" cho việc học online
Chuyên gia tâm lý - giáo dục, PGS.TS Trần Thành Nam - Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay, việc học trực tuyến giúp các con kết nối với giáo viên trong thời gian xa trường lớp.
Đồng tình với các ý kiến trên, theo ông Nam, trong việc học trực tuyến vẫn còn những hạn chế. Ví dụ như một số giáo viên và các con chưa thành thạo về năng lực công nghệ thông tin để kiểm soát lớp học một cách hiệu quả. Về mặt kỹ thuật, vẫn có những âm thanh tự nhiên bật lên, giáo viên chưa kiểm soát hết âm thanh của học sinh. Hay khi giáo viên nhắc nhở môi trường học của các con phải nghiêm túc nhưng khi học ở nhà thì phía sau màn hình vẫn có người này, người kia ngó vào màn hình...
Hay trong quá trình học tập, có những khi giáo viên gọi học sinh trả lời thì các con chưa thực hiện được các thao tác trên máy. Có những học sinh lại ngồi một cách quá thoải mái, nằm trên giường hay vừa ăn vừa học... Nhiều khi những điều đó làm học sinh chưa tập trung học tập và hiệu quả của việc học trực tuyến chưa đạt được như mong muốn.
"Việc học trực tuyến định hướng duy trì nề nếp với các con lớp 1, lớp 2 thôi còn hiệu quả thì còn là một dấu chấm hỏi" - PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Thành Nam, việc học trực tuyến có tác dụng duy trì một sự gặp gỡ, sự kết nối giữa cô trò về mặt tâm lý nhiều hơn, chứ không phải chỉ về mặt kiến thức. Do đó, khi trở lại đợt học tập trung, với học sinh tiểu học, giáo viên nên bổ sung lại những kiến thức trong đợt học trực tuyến để giúp các con củng cố kiến thức.
Chuyên gia tâm lý - giáo dục, PGS.TS Trần Thành Nam
Trong tương lai, việc học online sẽ trở thành xu hướng khi xã hội tiến tới học tập suốt đời, các khóa học online sẽ ngày càng trở nên phổ biến. Vậy nên, đối với học sinh tiểu học, việc chuẩn bị những gì cho trẻ khi học online mới là quan trọng. Do đó, cần tìm những cách thức khả thi để giải tỏa bớt áp lực cho học sinh.
"Từ thực tế quan sát việc học trực tuyến với cậu con trai lớp 7 và cô con gái lớp 1 trong việc học trực tuyến, tôi nhận thấy, để hiệu quả trẻ cần phải được hướng dẫn thành thạo năng lực số để phản xạ nhanh, có năng lực tự giác học tập từ lập kế hoạch, điều chỉnh sự chú ý, quản lý thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
Dạy kèm con học trực tuyến như dạy con đi xe đạp vậy. Chúng ta phải hướng dẫn cụ thể từng bước một, như chân để bàn đạp ở đâu, tay như thế nào, thậm chí phải hỗ trợ giữ thăng bằng xe cho con. Đến khi con hình thành thói quen học cũng phải hỏi chuyện để biết con gặp vấn đề gì. Con thành thạo và có kỹ năng tự học mới có thể để con học một mình. Như vậy, cha mẹ càng đầu tư thời gian nhiều vào giai đoạn đầu để hình thành thói quen, thì càng tiết kiệm thời gian cho sau này", PGS.TS Trần Thành Nam đưa ra lời khuyên.
Việc học trực tuyến đang yêu cầu xử lý thông tin cấp cao liên tục, đòi hỏi năng lực thần kinh, sự tập trung và phản ứng đa nhiệm như trình độ sinh viên đại học. Nếu không thì chỉ cần xao lãng vài chục giây, xử lý thông tin chậm hơn có thể dẫn đến bỏ lỡ nguyên một bài học. Chưa kể với những học sinh lớp 1, 2 đang gặp khó khăn về đọc, viết, giờ học online sẽ càng kém hiệu quả, vì các em không chủ động tham gia, khiến cho khoảng cách với các bạn trong lớp ngày càng cách xa.
Trong khi đó, giáo viên không thể bao quát được cả lớp trên môi trường online, cũng không thể nhạy cảm phát hiện những khó khăn của học sinh chưa thành thạo các đọc, cách viết. Cha mẹ dù có ngồi bên cạnh, đôi lúc cũng không thể dạy con học. Thậm chí, việc phụ huynh hướng dẫn thêm với thái độ không phù hợp có thể khiến trẻ trở nên căng thẳng, rối hơn.
"Cha mẹ cần tìm hiểu phong cách học tập của con để lập kế hoạch cùng con học trực tuyến. Hạn chế con tiếp xúc với thiết bị điện tử, trò chơi, YouTube hoặc tivi ngoài giờ học trực tuyến một cách hợp lý.
Mặt khác, việc học online không hiệu quả còn do môi trường ở nhà không đảm bảo. Nếu cha mẹ ngồi bên sẽ khó giúp trẻ tập trung vào bài giảng qua màn hình. Tôi nghĩ ở cấp tiểu học, việc truyền cảm hứng học tập cho con mới quan trọng. Thay vì chú tâm vào nội dung bài giảng, giáo viên hãy thiết kế, sáng tạo ra các trò chơi, video thú vị để thu hút các em.
Khi dạy online với các lớp nhỏ, giáo viên càng phải chú ý yếu tố tâm lý để các con không bị căng thẳng. Trong lớp học trực tiếp, cứ sau khoảng 15 phút các thầy cô có thể cho học sinh thực hiện một vài động tác thể dục trước khi chuyển sang bài mới. Nhưng trong giờ dạy trực tuyến, nhiều thầy cô lại quên không thực hiện.
Đồng thời, phụ huynh cũng nên chú ý đến việc học của con như cho con ăn nhẹ, tập một vài động tác thể dục trước khi vào học, cho con ngồi học ở bàn, điều chỉnh tư thế ngồi đúng...".
"Bê" chương trình dạy trực tiếp lên dạy học trực tuyến là chưa phù hợp
Đưa ra quan điểm về dạy và học trực tuyến, PGS.TS. Chu Cẩm Thơ cho hay: "Một nhóm đồng nghiệp của tôi công bố kết quả nghiên cứu thực tiễn dạy học online ở mùa COVID-19 năm 2020 cho thấy, phần đa các nhà trường bê chương trình, nội dung dạy trực tiếp lên dạy học trực tuyến.
Trong 3 năm nghiên cứu về tự chủ nhà trường, đặt trọng tâm vào "tự chủ chương trình, kế hoạch dạy học", tôi nhận ra những bằng chứng thu được cho thấy: Hầu như không có cản trở về mặt pháp lý đến sự tự chủ kế hoạch, chương trình, nội dung giáo dục. Tâm lí "e ngại" hiện hữu trong nhà quản lý, giáo viên và nhiều người liên quan (trong đó có phụ huynh) vẫn còn khá nặng nề. Họ hay so sánh về sự khác biệt mà mình 'phải chịu' so với đối tượng tương tự. Chẳng hạn, cùng bài học đó, nhưng giáo viên lấy ví dụ, lấy tài liệu dạy khác thì họ sẽ ngại và nghi ngờ...".
PGS.TS Chu Cẩm Thơ
"Hiểu đúng, làm đúng về tự chủ chương trình, nội dung,... đòi hỏi mỗi nhà trường, giáo viên nhận thấy rằng: tiếp cận mục tiêu/chuẩn đầu ra, còn việc chọn nội dung phương pháp như thế nào thì người thực hiện được tự chủ. Chẳng hạn, mục tiêu các giờ thể dục đó là: rèn luyện sức khỏe, thái độ, nề nếp bảo vệ sức khỏe là đích đến. Còn học nội dung gì thì sẽ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh với lớp học, đối tượng học. Thế nên, khi học online, nhà trường, giáo viên cần chủ động thay đổi nội dung bài học, để phù hợp", PGS.TS. Chu Cẩm Thơ nói.
Qua kiểm tra, học sinh khối lớp 1, 2 chưa được học căn bản, chưa có nền tảng về công nghệ thông tin, nhiều nguy cơ chập cháy điện khi các cháu sử dụng máy mà không có bố mẹ. Ở các vùng ngoại thành, tỷ lệ học sinh không có đủ thiết bị chiếm 20-30%.
Ngoài ra, một số khó khăn khác như các cháu còn quá nhỏ, không có khả năng sử dụng các thiết bị điện thoại, máy tính hay phụ huynh bận đi làm không ai kiểm soát được việc học của con cái.
Mặc dù hầu hết học sinh đã quay trở lại trường học, nhưng câu chuyện học online vẫn là đề tài cần bàn tới. Bởi khi dịch bệnh còn chưa được khống chế hoàn toàn, rất có thể, một lúc nào đó, các trường học sẽ lại tiếp tục hình thức học này, dù đó là điều không ai mong muốn. Những kết quả tốt và cả những bất cập trong các đợt học online vừa rồi sẽ là những kinh nghiệm quý giá để các trường học tổ chức việc học online hiệu quả hơn.
Học sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ học trực tuyến Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, học sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh học trực tuyến và sẽ có thông báo quay lại trường học khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn. Một cơ sở Mầm non trên địa bàn TP Hạ Long (Quảng Ninh) quay video clip để gửi cho phụ huynh chăm sóc con tại nhà. Ảnh: Lan...