Chuyển dịch tuyển sinh trường ĐH tốp giữa
Nhiều trường đại học thuộc tốp giữa, dưới tại Nghệ An những năm qua gặp khó trong tuyển sinh. Để tìm người học, phương thức tuyển sinh được mở rộng cả xét điểm thi THPT và học bạ.
Sinh viên đến làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh.
Ngành kỹ thuật bất ngờ tăng mạnh
Những năm gần đây, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh (Nghệ An) tuyển sinh bằng 2 hình thức xét tuyển học bạ và điểm thi THPT. Vừa qua, trường tổ chức nhập học đợt 1 theo kết quả học bạ. Điều bất ngờ, số lượng tân sinh viên tăng cao hơn nhiều so với dự kiến của trường với 1.600 em/1.800 chỉ tiêu được giao. Trong ngày đầu tiên, có gần 600 sinh viên đến nhập học, cao gấp rưỡi so với cùng đợt năm trước.
Cao Quyết Thành (xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) nhập học ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển tự động hóa. Trước đó, tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, em đạt 21 điểm khối C. Với số điểm này, Thành có thể trúng tuyển vào nhiều trường ĐH thuộc khối ngành xã hội ở thành phố lớn. Tuy nhiên, cậu học trò vùng bãi ngang ven biển Quỳnh Lưu quyết định xét tuyển học bạ vào trường trong tỉnh.
“Em thấy học lấy bằng kỹ sư dễ tìm việc làm hơn. Khi sản xuất ngày càng hiện đại, nhu cầu của các công ty, xí nghiệp về lao động ngành công nghệ điều khiển tự động hóa ngày càng cao. Hơn nữa, học phí của trường cũng vừa phải, lại ở gần nhà, đỡ gánh nặng kinh tế cho bố mẹ”, Thành lý giải về lựa chọn của mình.
Video đang HOT
Trước đó, Cao Quyết Thành là học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 3 (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An). Em chia sẻ mình có mong muốn đi xuất khẩu lao động sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid, nên Thành quyết định học đại học trong nước. Chờ dịch bệnh qua đi, lấy bằng kỹ sư, em có thể làm việc cho doanh nghiệp trong nước hoặc xuất khẩu lao động theo diện đã có trình độ tay nghề cao. Nhiều bạn học của Thành cũng có nhu cầu XKLĐ nhưng sau đó đã lựa chọn tương tự, xét tuyển ĐH trong thời điểm xuất cảnh khó khăn.
Trong khi đó, Trần Đình Ngọc (thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đi làm được 1 năm mới quay lại xét tuyển vào ĐH. Ngọc cho hay: Sau khi tốt nghiệp THPT, em quyết định làm thợ cho một xưởng chuyên sửa chữa điện lạnh. Tuy nhiên, mức lương với lao động phổ thông thấp, bản thân muốn học thêm về ngành nghề này để nâng cao trình độ. Vì vậy, Ngọc quyết định xét tuyển vào đại học. “Sau một năm đi làm, em thấy nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật ngày càng nhiều. Đổi lại, bản thân mình cần được đào tạo bài bản, có nền tảng, tay nghề cao thì không lo thiếu việc”, Ngọc nói.
Tuyển sinh trường đại học đào tạo thực hành ứng dụng tại Nghệ An tăng mạnh trong những năm gần đây.
Đổi mới phương thức tuyển sinh
Theo ông Phạm Hữu Truyền – Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh, lựa chọn ngành nghề của thí sinh dịch chuyển theo 2 xu hướng. Những em khá, giỏi đăng ký vào các trường ĐH hàn lâm, thuộc tốp đầu cả nước. Xu hướng còn lại chọn các ngành nghề kỹ thuật hoặc đi xuất khẩu lao động. Vì vậy, nhiều trường đại học của tỉnh – thuộc tốp giữa những năm gần đây gặp khó trong tuyển sinh.
Để thu hút thí sinh, bên cạnh đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo, các trường cũng phải thay đổi, chủ động phương thức tuyển sinh. Về cơ bản, chất lượng đào tạo của trường đại học ở các tỉnh so với các trường tốp giữa, hoặc tốp dưới trên cả nước không có chênh lệch nhiều. Trong khi đó, với bài toán kinh tế, thí sinh học trong tỉnh sẽ tiết kiệm chi phí ăn ở, học tập hơn so với ở thành phố lớn.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh đào tạo thực hành ứng dụng, nên tuyển sinh cơ bản ổn định. Bên cạnh đó, lao động xuất khẩu phổ thông gặp nhiều bất cập về thu nhập, bố trí việc làm so với người có bằng cấp, tay nghề. Đây cũng được xem là lợi thế tuyển sinh của nhà trường. Tuy nhiên, nhà trường cũng hút người học bằng chính sách: Giảm học phí một số ngành nhu cầu xã hội cần nhưng thí sinh không mặn mà như ngành nông – lâm; cấp học bổng bằng 100% học phí cho thí sinh đạt điểm cao thi THPT hoặc kết quả học bạ xếp loại giỏi. Qua đó, vừa bảo đảm chỉ tiêu tuyển sinh, vừa thu hút đầu vào chất lượng.
Với khối trường đai học đào tạo hàn lâm, Trường ĐH Y khoa Vinh có điểm xét tuyển cao nhất tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, trường vẫn không phải là nguyện vọng 1 của học sinh tốp đầu trên địa bàn. Lớp 12 A5 – chuyên Sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu có khoảng 70% thí sinh đăng ký vào Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Điểm trung bình chung của lớp ở khối B là 27 điểm. Tuy nhiên, nhiều em lo ngại khó trúng tuyển vì năm nay, điểm trung bình cả nước cũng tăng cao. Thầy Trần Mộng Lai – GV chủ nhiệm lớp 12A5 cho hay: Hầu hết, học sinh đều cân nhắc đăng ký thêm nguyện vọng 2 vào trường dự kiến điểm chuẩn thấp hơn như: Đại học Y Huế, Thái Bình hoặc Y khoa Vinh.
Ông Nguyễn Cảnh Phú – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Khoa Vinh cho rằng: Do điểm thi tốt nghiệp năm nay cao hơn các năm trước khá nhiều, điểm chuẩn với ngành sức khỏe sẽ tăng.
Chật vật tuyển sinh vì thí sinh ảo
Thời điểm này, các trường đại học (ĐH) ở khu vực phía Nam đã hoàn thành đợt 1 của kỳ tuyển sinh năm 2020. Trái ngược với những năm trước, tình trạng thí sinh ảo trúng tuyển nhưng không nhập học khá nhiều, nhất là các thí sinh sử dụng điểm thi THPT.
Thậm chí, nhiều trường ĐH danh tiếng nhưng tỷ lệ nhập học chỉ đạt chưa tới 50% khiến các trường lại vất vả chiêu sinh tiếp.
Ảnh minh họa
Theo nhiều người, do kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm nay diễn ra khá muộn và nhiều thí sinh đã đậu ĐH trước khi biết điểm thi (bằng xét tuyển học bạ) khiến cho việc sử dụng điểm thi THPT làm hồ sơ là không cần thiết.
Kết thúc đợt 1 của kỳ tuyển sinh, thông báo của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc ĐH Quốc gia TP HCM) cho biết, trường còn gần 3.000 chỉ tiêu, chiếm tới 85%. Hiện trường đã điều chỉnh một số phương thức để tiếp tục tuyển sinh.
Trước đó, trường này sử dụng 4 phương thức xét tuyển nhưng hầu hết chỉ có khoảng 55-65% số thí sinh trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học. Tương tự, một ĐH khác cũng thuộc ĐH Quốc gia TP HCM là ĐH Bách khoa, tình hình cũng không khả quan. Trường sử dụng 4 phương thức tuyển sinh nhưng tỷ lệ thí sinh nộp hồ sơ trúng tuyển chỉ đạt 30-60% chỉ tiêu.
Trong khi đó, nhiều trường dù không thông báo tỷ lệ thí sinh nhập học đợt 1 nhưng đã tăng chỉ tiểu tuyển sinh đợt 2 lên rất nhiều.
Cụ thể, các trường có sự điều chỉnh lớn chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp theo hướng tăng lên như Trường ĐH Mở TPHCM từ 30% lên 70%, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM từ 50% lên 80%, Trường ĐH Tài chính - Marketing từ 25% lên 60%, Trường ĐH Kinh tế TP HCM tăng từ mức 10-30% lên 40%, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành từ 50% lên 70%...
Tuy nhiên, có thể thấy, tình trạng thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học đã được dự báo trước.
Bởi các trường sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh từ trước khi kỳ thi THPT diễn ra. Điều này khiến nhiều thí sinh đã biết chắc mình trúng tuyển (chủ yếu là điểm học bạ, điểm tuyển thẳng...) nên không sử dụng điểm thi THPT.
Trong khi đó, các thí sinh này cũng đồng thời có chất lượng tốt, điểm thi THPT cao khiến các trường ĐH căn cứ vào phổ điểm này để quyết định điểm sàn của từng ngành, từng khối.
Vì vậy, nhiều trường ĐH tăng chỉ tiêu cho các phương thức khác sẽ giúp các thí sinh đợt 2 này có thêm cơ hội trúng tuyển.
Tăng cơ hội trúng tuyển với "chiến lược" điều chỉnh nguyện vọng phù hợp Bắt đầu từ ngày 19/9, thí sinh trên cả nước được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) năm 2020. Thời gian điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến kéo dài đến 25/9 và điều chỉnh nguyện vọng trực tiếp bằng phiếu đến 27/9. Các chuyên gia tuyển sinh cho rằng, do chỉ được điều chỉnh nguyện vọng một lần...