Chuyện dạy và học của đồng bào dân tộc vùng biên giới Sơn La

Theo dõi VGT trên

5 giờ sáng, ngoài trời lạnh như cắt, những làn sương trắng bạc giăng khắp bản Phá Thóng, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, Sơn La

Đây cũng là lúc anh Hàng A Thái, dân tộc H’Mông lục đục dậy làm trước một số việc gia đình để 6 giờ tham dự lớp xóa mù chữ nằm trong Chương trình xây dựng xã hội học tập vùng biên giới được triển khai trong 3 năm qua.

Chuyện dạy và học của đồng bào dân tộc vùng biên giới Sơn La - Hình 1

Lớp học xóa mù chữ tại bản Huổi Pá, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp.

Là một trong những tỉnh Tây Bắc có đường biên giới giáp với nước bạn Lào, khu vực biên giới của Sơn La có gần 27 nghìn người thuộc 286 bản của 6 huyện trong đó, chủ yếu là đồng bào các dân tộc Thái, Mường, H’Mông, Khơ Mú, Sinh Mun, Tày và Lào cùng sinh sống.

Bám bản, gần dân

Hôm nay là ngày đầu tuần, cũng như 60 học viên khác của lớp học xóa mù chữ do Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La cùng với Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức. Chưa đến 6 giờ sáng, anh Hàng A Thái cùng các học viên với đầy đủ nam, nữ, già, trẻ, vợ chồng và cả phụ nữ đang nuôi con nhỏ là người cùng bản đã có mặt đầy đủ tại lớp học xóa mù chữ. Mọi người ai nấy cười nói rôm rả, trò chuyện chia sẻ với nhau từ câu chuyện sản xuất cho đến chuyện gia đình…

Chia sẻ thông tin về lớp học, Đại úy Vũ Triết Học, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Nậm Lạnh, xã Nậm Lạnh nói: Đến thời điểm này, đây là lớp học duy nhất được đồng bào là những người chưa biết đọc, biết viết đề xuất mở. Lớp học diễn ra từ 6 giờ hằng ngày để kết thúc lúc 8 giờ cho bà con còn lên nương. Lớp học này được mở từ nhu cầu thực tiễn khi lực lượng biên phòng đến bản tuyên truyền các chủ trương, chính sách nhưng do bà con không biết chữ để đọc các văn bản nên bà con đã tự đề xuất được tham gia học chữ do chính bộ đội biên phòng làm thầy giáo.

Các lớp học trước đó, để bà con tham gia xóa mù chữ, anh em biên phòng phải bám bản và trực tiếp đến nhiều lần vào buổi tối để tuyên truyền, giải thích. Thậm chí còn lấy cả thí dụ về những cán bộ là người dân tộc H’Mông đã thành đạt nhờ chịu khó học tập, giúp bà con hiểu và bỏ qua mặc cảm để đến với lớp học xóa mù chữ.

Cũng do điều kiện khó khăn nên nhiều người không được đi học, thậm chí có người cả đời cho đến lúc nhắm mắt cũng chưa biết chữ. Đặc biệt là phụ nữ thuộc một số dân tộc thiểu số do phong tục cũ nên từ bé đã không được đi học, đến tuổi lấy chồng cũng không biết tiếng phổ thông. Người dưới vùng thấp đến bản hỏi đường bằng tiếng phổ thông thì chỉ biết cười rồi ngại ngùng lắc đầu hoặc nói hai từ tiếng H’Mông “chi pâu” (dịch tiếng phổ thông là không biết).

Do vậy, trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng nhiều chương trình, dự án nhằm nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc vùng biên giới, nhiều lớp học xóa mù chữ, dạy học cho đồng bào được mở tại các bản vùng biên giới.

Video đang HOT

PGS, TS Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La khẳng định: Qua 3 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng xã hội học tập vùng biên giới, đã giảm đáng kể tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng xóa mù chữ, nhất là trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Hiện đã mở được 31 lớp xóa mù chữ tại các xã vùng biên cho gần 1.000 học viên với 100% là đồng bào dân tộc 100% trường học vùng biên giới đã kết nghĩa với các đồn biên phòng.

Chương trình đã góp phần thắt chặt tình đoàn kết keo sơn giữa các đơn vị bộ đội và các trường học vùng biên giới. Để có được những kết quả đó phải kể tới vai trò nòng cốt của lực lượng biên phòng trong việc nỗ lực bám các bản vùng khó khăn, vùng cao biên giới để vận động được 100% đồng bào cho con em mình đến lớp hay tích cực tham gia các lớp học xóa mù chữ.

Chuyện dạy và học của đồng bào dân tộc vùng biên giới Sơn La - Hình 2

Một buổi tuyên truyền, vận động nhân dân của cán bộ, chiến sĩ biên phòng Sơn La tại vùng biên giới Lóng Sập.

Nâng bước em đến trường

Trong 3 năm qua, ngoài việc giúp đồng bào các dân tộc vùng biên được quay trở lại lớp học để học chữ, học cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.., chương trình còn giúp cho nhiều học sinh khó khăn được đi học. Và một trong nhiều nội dung đang được đánh giá cao, tạo sự đồng thuận trong nhân dân chính là “Chương trình nâng bước em tới trường và con nuôi đồn biên phòng” – là một trong những nội dung thuộc Chương trình xây dựng xã hội học tập vùng biên giới.

Từ năm 2016 đến nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã đỡ đầu cho gần 100 học sinh học từ tiểu học cho đến hết THPT ở khu vực biên giới. Trong đó, có 10 cháu là con nuôi do chính các đồn biên phòng trực tiếp nuôi dạy. Đây đều là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, mồ côi cha mẹ và là con, cháu gia đình chính sách…

Cùng với đó, lực lượng biên phòng còn đỡ đầu cho 10 học sinh nước bạn Lào có hoàn cảnh khó khăn, mỗi tháng hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng/cháu. Đồng thời, vận động cán bộ, chiến sĩ trích lương, khẩu phần ăn hằng ngày để duy trì bữa ăn sáng cho 75 học sinh khó khăn tại điểm trường Puốc Pát và PTDT bán trú tiểu học – THCS xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu.

Đại tá Cà Văn Lập, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La, thông tin: Chương trình phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng trong 3 năm qua được triển khai rất hiệu quả và thiết thực. Các đồn biên phòng đã phối hợp tốt Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện biên giới, các xã, các đơn vị trường học tuyên truyền, vận động được hàng trăm học sinh bỏ học tiếp tục đến trường, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đi học. Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh đưa con em đi học đúng độ tuổi và cam kết không bỏ học.

Chương trình phối hợp giữa hai ngành đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và các lực lượng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ biên giới. Từ năm 2020 đến nay, bộ đội biên phòng đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân đồng hành xây dựng được 14 phòng học và nhà công vụ tại vùng biên giới, trị giá hơn 3 tỷ đồng. Qua đó, đã góp phần thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc.

Ông Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La, một trong những lãnh đạo tỉnh đã ủng hộ chương trình khi trực tiếp đỡ đầu 2 cháu học sinh nghèo vùng biên giới học hết THPT. Ông cho biết: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đánh giá rất cao hiệu quả của Chương trình phối hợp đẩy mạnh công tác xây dựng xã hội học tập của Bộ đội Biên phòng và Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La. Đây là một trong những hoạt động mang tính nhân văn, tạo được sự đồng thuận từ nhiều phía. Qua đó, chương trình còn tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục có ý nghĩa, góp phần nâng cao dân trí cho nhân dân các dân tộc khu vực biên giới củng cố thêm niềm tin của đồng bào các dân tộc vùng biên vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp.

Thiếu trang thiết bị dạy học tại vùng cao: Thầy cô tìm cách khắc phục

Năm học mới, một số cơ sở giáo dục tại Sơn La đã bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh, nguồn kinh phí hạn chế, để đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học thì vẫn còn nhiều khó khăn.

Thiếu trang thiết bị dạy học tại vùng cao: Thầy cô tìm cách khắc phục - Hình 1


Góc đồ chơi do cô giáo trường Mầm non Chiềng Ban thực hiện. Ảnh NTCC.

Thực tế chưa đáp ứng nhu cầu

Năm học 2021-2022, Trường Mầm non Chiềng Ban (xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn) có 19 lớp, với 544 học sinh ở 3 điểm trường. Trong đó, có gần 250 em học tại điểm lẻ (Thống Nhất, Ban Hai).

Cô Phùng Thị Hiền, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Đơn vị chỉ có 3 chiếc máy chiếu (1 chiếc hỏng); 1 chiếc đàn organ. Như vậy, chưa thể đáp ứng được một số hoạt động dạy và học".

Theo cô Hiền, năm học này nhà trường đã trang bị thêm hơn 50 bộ bàn ghế cho học sinh 5 tuổi khu trung tâm, thay thế những bàn ghế bị hư hỏng. Nhưng vì tình hình dịch bệnh, nguồn kinh phí hạn hẹp nên không bổ sung được trang thiết bị dạy học cho tất cả các lớp.

Theo cô Bùi Thị Trang, giáo viên lớp mẫu giáo 5 tuổi, Phòng GD&ĐT huyện và nhà trường đã quan tâm và ưu tiên cho việc bổ sung trang thiết bị dạy học. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của cô và trò. Cơ bản mới chỉ đảm bảo trang thiết bị dạy học ở các lớp, còn những thiết bị theo hướng hiện đại, như đàn, mic trợ giảng, máy chiếu... thì vẫn thiếu.

Tại Trường Tiểu học và THCS Hoàng Văn Thụ (huyện Mai Sơn), theo cô Trần Thị Nga, hiệu trưởng nhà trường thì với sự thiếu hụt về kinh phí, việc đầu tư bổ sung thiết bị dạy học được ưu tiên cho các khối lớp triển khai chương trình sách giáo khoa mới. Hệ thống máy chiếu cũng được ưu tiên lắp đặt cho khối THCS do phải sử dụng nhiều, riêng tiểu học chỉ lớp 1 được bổ sung.

"Theo chương trình học mới, chúng tôi cần bổ sung thêm máy chiều, tivi cho học sinh lớp 2. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào nguồn ngân sách. Trước mắt, nhà trường ưu tiên những trang thiết bị cần thiết để mua sắm trước. Hiện trường còn một máy chiếu di động để các thầy cô linh hoạt sử dụng" - cô Nga cho hay.

Thầy Điêu Chính Quỳnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Tà Hộc (huyện Mai Sơn) cho biết, đơn vị vẫn vừa giảng dạy, vừa khắc phục thiết hụt về trang thiết bị dạy học.

"Hiện tại, trường đã trang bị cho mỗi khu lẻ một ti vi. Về máy chiếu, ở điểm trường trung tâm khối THCS có 8 chiếc, tiểu học có 3 chiếc. Để đáp ứng nhu cầu dạy học mỗi lớp một máy là rất khó, vì nguồn ngân sách có hạn" - thầy Quỳnh chia sẻ.

Thiếu trang thiết bị dạy học tại vùng cao: Thầy cô tìm cách khắc phục - Hình 2


Hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tại trường Mầm non Chiềng Ban. Ảnh NVCC.

Tận dụng thiết bị sẵn có

Trong điều kiện khó khăn, việc tận dụng, phát huy tối đa công năng của thiết bị sẵn có và chủ động sáng tạo ra nhiều loại đồ dùng dạy học phù hợp để phục vụ công tác giảng dạy là giải pháp mà nhiều trường học và giáo viên vùng cao Sơn La đang triển khai thực hiện.

Theo cô Phùng Thị Hiền thì do đặc thù của giáo dục mầm non "vui chơi là hoạt động chủ đạo", nên giáo viên nhà trường được khuyến khích dạy học theo phương châm "học mà chơi, chơi mà học".

"Nhận thức của trẻ mầm non là tư duy trực quan, nên đồ dùng, đồ chơi chiếm vị trí quan trọng trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Chính vì vậy, nhà trường đã tổ chức nhiều hội thi, xây dựng kế hoạch chỉ đạo, khuyến khích giáo viên làm đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học, nhằm khác phục phần nào sự thiếu hụt" - cô Hiền chia sẻ.

Là một trong những giáo viên tích cực trong việc sáng tạo đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, cô giáo Trang cho biết, giáo viên nhà trường thường tranh thủ thời gian nghỉ để thiết kế, sáng tạo ra nhiều sản phẩm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Phần lớn nguyên liệu đều được tận dụng từ những đồ dùng, vật dụng sẵn có tại địa phương nên tiết kiệm được kinh phí.

"Riêng đối với những nội dung giảng dạy về âm nhạc, cần đến các thiết bị hiện đại mà nhà trường chưa có thì giáo viên chúng tôi khắc phục tạm bằng cách tải nhạc về máy tính cá nhân và cho học sinh hát theo" - cô Trang nói.

Cô Trần Thị Hằng, giáo viên môn Hoá học tại Trường Tiểu học và THCS Hoàng Văn Thụ thì do đặc thù thiết bị, đồ dùng môn học không thể tự thiết kế như cấp mầm non, nên để khắc phục tình trạng này cô phải linh hoạt "cân đối" bằng nhiều cách.

"Tôi chia lớp từ 4 nhóm thành 3 nhóm. Khi không đủ dụng cụ để dạy 2 tiết cùng học thực hành, giáo viên sẽ tự phân chia dạy cách nhau, sau khi dạy xong lớp này thì vệ sinh sạch sẽ để lớp sau sử dụng. Còn một số dụng cụ thí nghiệm đã hỏng chưa bổ sung được thì tôi sử dụng máy chiếu để cho học sinh xem. Ví dụ như thí nghiệm điện phân nước chẳng hạn" - cô Hằng cho hay.

Tại Trường Tiểu học và THCS Tà Hộc, phương châm "Đồ dùng có đến đâu dùng đến đó" được quán triệt và đồng bộ triển khai với mỗi giáo viên nhà trường. Thầy Điêu Chính Quỳnh cho biết: Năm học này, do học sinh lớp 2 học theo chương trình mới nên được ưu tiên bổ sung thêm bảng để phục vụ dạy học. Còn lại giáo viên sẽ tự linh động, cân đối lẫn nhau để tận dụng tối đa các thiết bị sẵn có, phục vụ công tác giảng dạy.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xaoTranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao01:01Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩyBé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy00:47Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lănClip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn00:14Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòngBất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng00:17Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổiCậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi00:20Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiệnĐoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện00:21Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúmNgười mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm00:591 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ00:23Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"00:21Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!00:19Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạClip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ02:02

Tin đang nóng

Bức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹBức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹ
18:37:38 07/02/2025
Mừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờMừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờ
17:12:44 07/02/2025
Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúmNgười mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm
17:51:11 07/02/2025
Điều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến TreĐiều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
18:43:05 07/02/2025
Nam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nàoNam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nào
19:57:56 07/02/2025
Bị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sátBị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sát
20:28:02 07/02/2025
Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3
19:48:03 07/02/2025
Nghe lời vợ, con trai tôi bán hết nhà cửa xe cộ đi du lịch suốt 2 năm, ngày trở về con đưa ra yêu cầu khiến tôi điêu đứngNghe lời vợ, con trai tôi bán hết nhà cửa xe cộ đi du lịch suốt 2 năm, ngày trở về con đưa ra yêu cầu khiến tôi điêu đứng
17:50:52 07/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Biệt thự 240 tỷ 1.500m2 của Việt Hương: Nguy nga như lâu đài, view triệu đô ngắm cả ngày không chán

Biệt thự 240 tỷ 1.500m2 của Việt Hương: Nguy nga như lâu đài, view triệu đô ngắm cả ngày không chán

Sao việt

21:21:40 07/02/2025
Tổ ấm của Việt Hương và Hoài Phương được nhận xét giống như tòa lâu đài nguy nga lộng lẫy. Ngay từ ngoài cổng, sân vườn tới trong nhà đều được trang trí ngập tràn hoa tươi.
Chủ website Fmovies phát tán phim lậu kiếm lợi hàng trăm nghìn USD

Chủ website Fmovies phát tán phim lậu kiếm lợi hàng trăm nghìn USD

Pháp luật

21:17:00 07/02/2025
Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Phan Thành Công, SN 1990 và bị can Nguyễn Tuấn Anh, SN 1990 (cùng trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội " Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan".
Nhóm nữ đại mỹ nhân dạo này: Thành viên bị chê kém sắc bùng nổ khí chất, bộ đôi visual khiến dân tình "mất máu"

Nhóm nữ đại mỹ nhân dạo này: Thành viên bị chê kém sắc bùng nổ khí chất, bộ đôi visual khiến dân tình "mất máu"

Nhạc quốc tế

21:14:14 07/02/2025
Được cư dân mạng Hàn gọi là nhóm nữ đại mỹ nhân và những ca sĩ tuyệt vời, aespa ngày càng cho thấy danh xưng này không phải để đùa
Tranh cãi giọng hát của Hoa hậu Thùy Tiên trong MV Top 1 Trending đang làm mưa làm gió Vpop

Tranh cãi giọng hát của Hoa hậu Thùy Tiên trong MV Top 1 Trending đang làm mưa làm gió Vpop

Nhạc việt

21:09:36 07/02/2025
Trên MXH, nhiều người cho rằng với giọng hát đang vô cùng da diết, đầy nức nở và cảm xúc của Erik xuyên suốt cả ca khúc thì phân đoạn của Thùy Tiên như lệch pha và kéo tụt mood khán giả.
Đã tìm ra danh tính cô gái 2k2 sở hữu thân hình gợi cảm đấu vật với nhà vô địch SEA Games gây sốt mạng xã hội

Đã tìm ra danh tính cô gái 2k2 sở hữu thân hình gợi cảm đấu vật với nhà vô địch SEA Games gây sốt mạng xã hội

Netizen

21:05:22 07/02/2025
Mới đây trên mạng xã hội lan truyền video đấu vật tại lễ hội đầu năm tại Bắc Ninh. Cô gái sinh năm 2002 gây chú ý khi đấu vật với VĐV từng 2 lần giành HCV SEA Games.
Van Dijk chơi xấu với Richarlison nhưng không phải nhận thẻ phạt

Van Dijk chơi xấu với Richarlison nhưng không phải nhận thẻ phạt

Sao thể thao

21:03:46 07/02/2025
Rạng sáng 7/2, Van Dijk thúc cùi chỏ vào mặt Richarlison nhưng không phải nhận thẻ phạt ở bán kết lượt về Carabao Cup.
6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp

6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp

Sức khỏe

21:00:27 07/02/2025
Hầu hết trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
Tôi được tận mắt chứng kiến 5 món đồ "đỉnh nóc, kịch trần" do một tay bố sắm

Tôi được tận mắt chứng kiến 5 món đồ "đỉnh nóc, kịch trần" do một tay bố sắm

Sáng tạo

20:23:01 07/02/2025
Về quê ăn Tết Nguyên đán, tôi lác mắt vì những món đồ bố mua: Siêu cấp tiện lợi, tiết kiệm nhiều sức nhiều tiền!
Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải

Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải

Tin nổi bật

20:00:38 07/02/2025
Theo Thứ trưởng Bộ Công an, tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải, mang tính chất toàn cầu, đặc điểm của loại tội phạm này là sử dụng công nghệ cao, thủ đoạn đa dạng...
Gia tộc Trump và những dự án triệu đô ở Trung Đông

Gia tộc Trump và những dự án triệu đô ở Trung Đông

Thế giới

19:56:51 07/02/2025
Mọi người mà tôi đã nói chuyện đều thích ý tưởng Mỹ sở hữu mảnh đất đó, phát triển và tạo ra hàng nghìn việc làm với một thứ gì đó sẽ tuyệt vời , nhà lãnh đạo Mỹ cho biết thêm.
Nợ chồng chất nhưng vợ cứ lướt tiktok là đặt hàng online

Nợ chồng chất nhưng vợ cứ lướt tiktok là đặt hàng online

Góc tâm tình

17:59:48 07/02/2025
Hầu như ngày nào vợ tôi cũng có 1-2 đơn hàng gửi về nhà, hầu hết là quần áo, váy vóc, mỹ phẩm, có những cái tôi chưa thấy vợ dùng bao giờ.