Chuyện đặc biệt về những thầy giáo mầm non nơi núi rừng xứ Thanh
Hơn 20 năm qua những thầy giáo mầm non vẫn miệt mài đến lớp dạy học, chăm sóc những em thơ ở ngôi trường mầm non xã Thanh Quân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
25 năm giảng dạy mầm non
Xã Thanh Quân là xã cuối cùng của huyện Như Xuân nằm giáp ranh với huyện Quỳ Châu, Quế Phong (Nghệ An) và huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) với người Thái chiếm khoảng 95%, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng nơi đây đang dần đổi thay vươn lên.
Giữa tháng 11 khi Ngày Nhà giáo Việt Nam sắp tới, chúng tôi vượt gần 100km để đến thăm Trường mầm non Thanh Quân, nơi có 4 thầy giáo mầm non là Lương Văn Cường, Hoàng Thanh Tình, Vi Văn Tiến và Vi Văn Dương đang tận tụy nuôi dạy trẻ mỗi ngày.
Trường mầm non Thanh Quân
Vừa bước vào trường chúng tôi đã bắt gặp thầy Lương Văn Cường (SN 1971) đang cưa cây luồng làm đồ chơi cho các em học sinh. Thầy vui vẻ tiếp chuyện chúng tôi và kể về chuyện nghề của những giáo viên nam dạy mầm non như thầy.
“Năm 1996 mấy anh em chúng tôi thấy thông báo tuyển sinh nên cùng nhau đăng ký đi học sơ cấp ở trung tâm huyện một thời gian, rồi cùng về quê băng rừng, vượt suối vào các bản dạy trẻ”, thầy Cường kể lại.
Theo thầy Cường, thời điểm đó trong xã Thanh Quân chưa có trường mầm non, lại là vùng đặc biệt khó khăn, vẫn còn nhiều hủ tục lạc hậu nên chính quyền địa phương phải vận động thanh niên đi học để về dạy học cho trẻ.
Khi đó, có tất cả 6 người nam được cử đi học nhưng chỉ có 5 người theo tới cùng. Lúc về các bản giảng dạy, các thầy được địa phương trợ cấp 50kg thóc mỗi tháng.
Các thầy và học trò trong một giờ ngoại khóa.
Việc nuôi dạy trẻ mầm non đối với giáo viên nữ đã vất vả nhưng đối với giáo viên nam còn khó khăn gấp nhiều lần trong việc dỗ dành, múa hát, cho trẻ ăn uống, vệ sinh… Tuy nhiên, với lòng yêu trẻ, tâm huyết với nghề, các thầy càng cố gắng hơn để nâng cao chuyên môn của mình.
Kể từ ngày đầu đi dạy đến nay đã 25 năm trôi qua, các thầy vẫn lên lớp hằng ngày, chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ, cùng học cùng chơi với các em thơ như những người cha thứ 2.
Video đang HOT
Mong ước con em được đến trường
Cả 4 thầy giáo đều là người Thái sinh ra và lớn lên ở xã Thanh Quân nên mong muốn lớn nhất của các thầy là trẻ em nơi đây được đến lớp, đến trường đầy đủ. Chỉ có tri thức mới giúp xóa bỏ cái đói, cái nghèo, hủ tục và xây dựng quê hương ngày thêm đẹp đẽ.
Thầy Vi Văn Dương (SN 1967) lập gia đình năm 1989 rồi đến năm 1996 mới theo học sư phạm mầm non. Vậy nên thầy càng hiểu về giá trị của việc con em được tới trường tiếp cận với ánh sáng tri thức.
Thầy Dương tâm sự: “Trước đây do tình trạng dân trí thấp nên khó có bé gái nào được học hết lớp 9. Vậy nên khi thấy thông báo tuyển sinh giáo viên mầm non tôi đã đắn đo, suy nghĩ rồi quyết định đăng ký theo học với mong muốn sau này giảng dạy cho cả con em mình”.
Thầy Vi Văn Dương trong tiết dạy học.
Đa số học trò đều là người Thái nên khi đến lớp thầy Dương phải làm cầu nối phiên dịch qua lại giữa tiếng dân tộc Thái và tiếng phổ thông để giúp các em hiểu về bài học. Đồng thời thầy cũng dặn dò phụ huynh nói chuyện với con em thì thường xuyên dùng tiếng phổ thông để các em quen hơn.
Chia sẻ về kỷ niệm những ngày đầu theo giáo dục mầm non, thầy Hoàng Thanh Tình (SN 1974) cho biết: “Ban đầu đi học tôi còn bỡ ngỡ nhưng sau được gia đình ủng hộ, bạn bè giúp đỡ thì tôi cũng dần quen với việc học các môn múa, làm đồ chơi… Khi về các bản giảng dạy thấy được sự khó khăn, vất vả của cả trò và gia đình thì tôi càng cố gắng hơn với công việc đã chọn”.
Ở những năm tháng khó khăn, các thầy đã băng rừng, vượt suối đến các bản giảng dạy, thậm chí phải đến từng nhà để vận động đưa các em đến lớp. Đi dạy học mà các thầy còn mang theo đồ dùng cá nhân như dầu gội, xà phòng để tắm rửa cho các em.
Đánh mỏ gọi học sinh đến lớp
Khi nhắc về lý do mình chọn nghề giáo, thầy Lương Văn Cường bồi hồi nhớ lại: “Ngày tôi học xong cấp 2 (năm 1994) thì có chị hàng xóm nhờ dạy trẻ tiểu học cách đánh vần, đọc chữ, học bảng cửu chương… Từ chuyện đó tôi thấy thích ngành sư phạm nên đăng ký đi học làm giáo viên mầm non. Tôi cũng muốn xóa đi những hủ tục, cái đói nghèo bằng tri thức để xây dựng quê hương giàu đẹp”.
Theo thầy Cường, khi về bản do địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều sông suối nên để trẻ đến lớp đầy đủ là cả một vấn đề nan giải đối với giáo viên. Các thầy phải đi tuyên truyền, vận động để đưa trẻ đến lớp nhưng chỉ được ngày 1, ngày 2 rồi lại đâu vào đó. Cũng chính vì như thế nên các thầy nảy ra nhiều ý tưởng thu hút học sinh hơn.
“Ở các điểm lẻ thì nhà dân phân bố rải rác ở các sườn đồi, núi nên việc đến lớp gặp nhiều khó khăn, nếu mà đi gọi từng trẻ đến lớp thì sẽ mất gần 1 buổi học nên tôi đã đề xuất với trưởng bản là sẽ dùng mỏ đánh (cái mỏ làm bằng gỗ – PV) để gọi các em đến lớp. Cũng từ đó việc lên lớp của chúng tôi cũng thuận tiện hơn”, thầy Cường chia sẻ.
Không chỉ đưa, đón, dạy trẻ học văn hóa, múa hát, tạo hình,… mỗi buổi trưa các thầy lại thay nhau mang cơm đến các điểm lẻ rồi cùng các đồng nghiệp cho học sinh ăn uống và chăm sóc giấc ngủ cho các em. Ở những thầy giáo mầm non này, chúng tôi thực sự cảm nhận được trái tim ấm áp và lòng tận tụy với nghề giáo cao quý.
Cô Lương Thị Hà – quyền Hiệu trưởng Trường mầm non Thanh Quân cho biết, nhà trường có 36 cán bộ giáo viên, nhân viên. Trong đó, có 4 giáo viên nam có chuyên môn tốt và luôn luôn gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ, yêu nghề, mến trẻ, sống chan hòa với mọi người. Các thầy luôn luôn lạc quan, không ngại gian khó và luôn giúp đỡ nhà trường trong mọi công việc nặng nhọc.
Từ vụ bé gái 2 tuổi bị đánh dã man ở trường mầm non: Bố mẹ cần làm gì khi con có khuynh hướng bạo lực?
Vụ việc như một hồi chuông cảnh báo về cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ em của một số gia đình hiện nay.
Bé trai đánh đập dã man bạn học cùng lớp
Những ngày gần đây, sự việc một bé gái 2 tuổi bị bạn đánh đập dã man tại một trường mầm non tư thục trên địa bàn Bắc Giang đã khiến dư luận không khỏi phẫn nộ. Theo đó, từ đoạn clip được trích xuất từ camera an ninh trong lớp học, trong lớp có khoảng 8 bé, cửa lớp đóng và cô giáo không có mặt. Một bé gái đang ngồi riêng 1 mình thì bị bé trai mặc áo màu xanh liên tục đánh, đá mạnh vào người.
Thậm chí, bé trai này còn dùng chân đạp vào người, ngồi cả lên người bé gái. Bị đánh tới tấp, bé gái sợ đến khóc thét, giãy giụa. Loạt hành động dúi bé xuống nền nhà, đập đầu vào tường tiếp theo đó khiến người xem không khỏi hoảng sợ. Khi sự việc xảy ra, bé gái liên tục khóc thét nhưng phải đến 5 phút sau, cô giáo mới mở cửa bước vào, bé gái vội chạy về phía cô giáo.
Bên cạnh sự thương xót bé gái là nạn nhân trong vụ việc và bức xúc trước hành vi vô trách nhiệm của giáo viên thì nhiều người còn không khỏi phẫn nộ với những hành động bạo lực đến kinh hoàng của bé trai. Nhiều phụ huynh thừa nhận hình ảnh này gây ám ảnh tới mức họ không dám xem hết clip và không hiểu vì lý do gì cậu bé lại bạo lực đến như vậy. Hậu quả để lại là những vết bầm tím lẫn vết thương chi chít trên mặt và người bé gái, thêm vào đó là tổn thương về mặt tinh thần khó mà bù đắp được.
Hiện tại, cơ sở mầm non đã bị đình chỉ hoạt động và phía gia đình bé gái vẫn tiếp tục yêu cầu pháp luật làm rõ trách nhiệm của những bên liên quan. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc không biết bố mẹ bé trai kia sẽ có cách xử lý tình huống thế nào khi con mình chính là người gây ra vụ việc nghiêm trọng đến như vậy. Và nhiều phụ huynh băn khoăn phải làm thế nào nếu con mình cũng rơi vào tình huống tương tự như thế.
Hành động của bé trai khiến người xem cảm thấy ám ảnh vì quá bạo lực.
Nguyên nhân trẻ hay đánh bạn và có xu hướng bạo lực
Với các bạn nhỏ từ 1 đến 3 tuổi thì đây là độ tuổi hành vi và nhận biết đang dần hình thành và phát triển. Việc đánh hay tranh giành nếu cha mẹ chưa từng dạy và hướng dẫn thì ngay bản thân trẻ cũng không nhận biết được đó là hành vi có xu hướng bạo lực. Thực chất, trẻ đánh những người xung quanh vì trẻ thiếu những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết, thiếu khả năng kiểm soát xung lực để điều khiển hành vi, cũng như muốn khẳng định sự độc lập của bản thân.
Ngoài ra, phản ứng và hành vi bạo lực của trẻ còn do trẻ bắt chước hành vi đánh đòn từ cha mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp. Tuy nhiên, nếu sự việc này xảy ra thường xuyên, không có sự ngăn chặn, thì nguy cơ phát triển xu hướng bạo lực của trẻ hoàn toàn không thể tránh khỏi. Để tìm được giải pháp cho việc trẻ hay đánh bạn và có xu hướng bạo lực, trước tiên hãy xem xét những nguyên nhân dẫn đến hành động đó của trẻ.
Theo nhiều phụ huynh, một đứa trẻ có xu hướng bạo lực thì nguyên nhân chính là từ phía gia đình. Một đứa trẻ sẽ bắt chước rất nhanh và học theo cách ứng xử của bố mẹ với nhau và của bố mẹ với bản thân trẻ. Tính cách hay lối sống của cha mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của con. Nếu cha mẹ hay quát mắng thậm chí đánh đập trẻ thì dần dần sẽ hình thành hung tính cho đứa trẻ đó.
Khi bố mẹ sử dụng bạo lực để khiến trẻ phải nghe lời, làm theo khuôn phép hay yêu cầu của người lớn, có thể ngay lúc đó bé sẽ nghe theo nhưng ngấm ngầm bên trong bé là sự phản kháng và tổn thương. Bé sẽ lặp lại hành động đó một cách vô thức lên bạn bè hay anh chị em của bé.
Những vết bầm trên người bé gái khiến ai cũng xót xa.
Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ có xu hướng bạo lực
Tính cách của mỗi đứa trẻ hoàn toàn không hề giống nhau và có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, nếu phát hiện con có những dấu hiệu thiên về xu hướng bạo lực thì phụ huynh, bố mẹ nên chú ý để có thể kịp thời uốn nắn con ngay từ sớm. Từ khi con còn nhỏ, hãy chú ý quan sát những hành vi, cảm xúc của con trong tất cả các sinh hoạt thường ngày. Một số dấu hiệu chứng tỏ trẻ có xu hướng bạo lực bố có thể lưu ý như:
- Con rất hay nổi nóng, mất bình tĩnh, không kiểm soát được cơn giận.
- Hay đe dọa tấn công bạo lực người khác.
- Thích thú trong việc phá hủy đồ đạc, vật dụng xung quanh.
- Thường xuyên suy luận, tính toán về những kế hoạch thực hiện các hành động bạo lực.
- Thường xuyên gây hấn với bạn bè.
- Luôn miệng nói về những hành động mạo hiểm.
- Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ cao trở thành người mang xu hướng thích bạo lực trong tương lai nếu ngay từ nhỏ con chịu tác động bởi những yếu tố như bị lạm dụng về thể xác, bị đánh đập, bạo hành, có bố mẹ, người thân thường xuyên sử dụng bạo lực.
- Việc xem những bộ phim hoặc tiếp xúc với hình ảnh mang tính bạo lực từ sớm cũng khiến bé sớm hình thành những suy nghĩ liên quan đến điều này.
Cơ sở mầm non nơi xảy ra vụ việc đã bị đình chỉ hoạt động.
Cần làm gì khi phát hiện con có khuynh hướng bạo lực?
- Sửa đổi ngay từ bản thân mình, từ hành động đến lời nói và cách ứng xử với bé trong giao tiếp hàng ngày. Trẻ chính là tấm gương phản chiếu của bố mẹ nên khi con có những biểu hiện của tính bạo lực, bố mẹ cần uốn nắn dần dần.
- Kiên nhẫn và từ từ, không nên đốt cháy giai đoạn, áp đặt trẻ. Hãy làm gương cho con trước khi trách mắng bé về việc trẻ hay đánh bạn. Cố gắng tâm sự, nói những lời yêu thương hàng ngày với con, thay vì dọa dẫm, đánh đập vì hãy tìm cách xử lý thích hợp hơn khi con phạm lỗi.
- Xem xét con xuất hiện những hành vi, biểu hiện đó trong hoàn cảnh như thế nào và dựa vào diễn biến hành động cụ thể của con để có cách xử trí, uốn nắn sao cho phù hợp với độ tuổi và cá tính riêng của từng bé. Nếu nhận ra con thường xuyên mất bình tĩnh, có xu hướng thích bạo lực từ nhỏ, bố nên là người nghiêm khắc chấn chỉnh lại các hành vi của con.
- Ngoài ra, bố mẹ nên dành nhiều thời gian chia sẻ, trò chuyện, chơi những trò chơi lành mạnh cùng con, không cho con tiếp xúc với phim ảnh, đồ vật mang hơi hướng bạo lực. Nếu trẻ đang ở độ tuổi đi học, bố cần kết hợp với nhà trường, giáo viên đứng lớp của con để theo sát con trong thời gian đi học.
- Trong trường hợp phát hiện con có những dấu hiệu bạo lực nghiêm trọng mà mình không thể kiểm soát được, bố nên nhanh chóng đưa con đi thăm khám ở những địa chỉ uy tín, trao đổi cùng các chuyên gia tâm lý để có hướng phát hiện và xử lý kịp thời để tránh dẫn đến các hậu quả đáng tiếc về sau.
Thái Lan muốn nhanh mở cửa du lịch, dân chúng lại bất anKết quả thăm dò mới nhất cho thấy hầu hết người Thái chưa muốn mở cửa đất nước, vì lo ngại du khách mang mầm bệnh tới trong khi chưa nhiều người dân địa phương tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Gần 60% người Thái trả lời khảo sát không muốn mở cửa đất nước vào thời điểm này - Ảnh: EPA-EFE Đại học...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius
Thế giới
22:10:17 22/05/2025
Mẹ đơn thân khiến người đàn ông xót xa khi khóc nghẹn trên show hẹn hò
Tv show
21:54:22 22/05/2025
Huy Khánh trở lại dự án mới sau ly hôn
Hậu trường phim
21:46:08 22/05/2025
Bi kịch khiến nam diễn viên hạng A sống như người nghèo, để chị gái trông như ăn xin cũng không đụng đến 18.000 tỷ
Sao châu á
21:41:40 22/05/2025
Tình trạng đáng lo của Quỳnh Lương giữa bão drama với chồng cũ
Sao việt
21:34:42 22/05/2025
Thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP HCM
Tin nổi bật
21:34:16 22/05/2025
Son Heung-min bị vu cáo ép buộc người tình phá thai
Sao thể thao
21:26:42 22/05/2025
Hai tài xế ô tô trả giá vì gây tai nạn kinh hoàng, khiến 4 mẹ con tử vong tại chỗ
Pháp luật
21:18:34 22/05/2025
Loan Barbie gây thương nhớ trong bộ áo dài thướt tha
Netizen
21:00:05 22/05/2025
5 món này là "hố đen chi tiêu", nếu đã mua thì sẽ rất hối hận!
Sáng tạo
20:44:17 22/05/2025