Chuyến công tác đặc biệt của cán bộ Viettel Networks tại Trường Sa
Các kỹ sư của Tổng công ty Mạng lưới Viettel thực hiện chuyến đi bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống mạng viễn thông ở Trường Sa trong thời gian 5 tháng diễn ra dịch Covid-19.
Năm 2007, Tập đoàn Viettel bắt đầu cử cán bộ ra quần đảo Trường Sa để khảo sát vị trí đặt các trạm phát sóng BTS. Sau khi phủ sóng toàn bộ Trường Sa, định kỳ hàng năm, đơn vị trực thuộc Tập đoàn Viettel là Tổng công ty Mạng lưới Viettel ( Viettel Networks) duy trì đều đặn chương trình bảo dưỡng thiết bị nhà trạm ở khu vực đặc biệt này.
Chuyến công tác Trường Sa thời Covid-19
Khối lượng công việc trong dự án rất lớn, bao gồm khắc phục các lỗi tồn đọng, củng cố hạ tầng nhà trạm, bảo dưỡng một loạt hệ thống như truyền dẫn VSAT, hệ thống nguồn, máy phát điện, pin mặt trời, thiết bị thu phát sóng cùng hệ thống cột và anten tại 21 điểm đảo. Bên cạnh đó, Viettel phải bổ sung vật tư, thiết bị dự phòng ứng cứu thông tin cho các vị trí trạm BTS trong một năm. Vật tư, thiết bị hỏng được thu hồi đem về đất liền.
Các kỹ sư của Viettel Networks có chuyến công tác đến Trường Sa trong thời gian diễn ra dịch Covid-19.
Song song với việc nâng cấp, bảo dưỡng, đoàn kỹ sư của Viettel Networks còn thực hiện đào tạo cho các chiến sĩ trên đảo về vận hành khai thác, tạo thuận lợi cho quá trình phối hợp ứng cứu thông tin về sau.
Thông thường, Viettel Networks phối hợp với chiến sĩ vùng 4, Quân chủng Hải quân để triển khai và mất khoảng 4 tháng. Tuy nhiên, do dịch Covid-19, chuyến công tác của Viettel Networks lần này kéo dài đến 5 tháng, lâu nhất từ trước đến nay.
Video đang HOT
Hoàng Lân – kỹ sư cơ điện, một trong 10 người của đoàn công tác – cho biết: “Đoàn sẵn sàng xuất phát từ ngày 1/5, nhưng do 2 lần liên tiếp cách ly Covid-19 tại vùng 4 để đảm bảo an toàn nên đến 1/6 mới xuất phát. Đó cũng là ngày sinh nhật của tôi”.
Sau đó, đoàn trải qua nhiều điều khó quên khi thực hiện việc bảo dưỡng, nâng cấp thiết bị viễn thông trong địa hình và môi trường phức tạp gấp nhiều lần so với đất liền. “Thiết bị trên đảo thường xuyên hỏng hóc do phải tiếp xúc với muối biển. Mỗi lần thiết bị cháy lại nổ đùng đùng”, Hoàng Lân kể.
Để giảm thiểu ảnh hưởng của môi trường, các kỹ sư Viettel Networks đã đầu tư thiết bị sơn phủ lớp chống muối biển. Năm nay, họ tiếp tục thực hiện sơn phủ thử nghiệm nano cho rectifier (bộ chuyển điện xoay chiều sang điện một chiều) để cách ly, hạn chế sự ăn mòn.
Đối với những vật tư thiết bị bổ sung trữ trong kho, họ phải bọc kín trong nylon, hút chân không và cất trong phòng kín, tránh gió.
Lời tạm biệt từ đàn cá heo
Để thực hiện công việc trên 21 điểm đảo, việc di chuyển của các kỹ sư của Viettel Networks phụ thuộc vào kế hoạch của tàu hải quân. Không chỉ vậy, những con sóng lớn khiến việc di chuyển bằng xuồng trở nên nguy hiểm.
“Để đi vào đảo, chúng tôi phải di chuyển từ tàu xuống xuồng. Sóng rất lớn, nước tạt ướt hết mặt và hành lý nhưng tôi không dám buông tay để vuốt nước mà phải bám chặt vào xuồng, nếu không, chắc chắn sẽ rơi xuống biển”, Hoàng Lân cho biết.
Đổi lại cho những khó khăn là sự chào đón và quý mến từ đảo xa. Hoàng Lân xúc động kể về niềm vui của những cán bộ, chiến sĩ và người dân trên đảo khi thấy đoàn kỹ sư của Viettel vượt hải trình xa xôi đến đây để nâng cao chất lượng sóng di động.
Di chuyển máy nổ vào đảo Thuyền Chài phải dùng sức người chứ không thể sử dụng cần cẩu.
Tại một số đảo, do lệnh cấm xuống biển, các chiến sĩ không được ăn đồ tươi mà toàn dùng đồ hộp. “Thịt gà được bọc trong giấy bạc, đóng kín hút chân không chuyển từ đất liền ra. Đến bữa, mọi người gọi vui là ăn gà ‘bọc thép’”, Lân chia sẻ.
Khi các kỹ sư của Viettel Networks di chuyển máy nổ vào đảo Thuyền Chài, do trọng lượng máy quá lớn mà lại không thể dùng cần cẩu trên địa hình đảo, đoàn phải huy động toàn bộ lực lượng gồm cán bộ Viettel, chiến sĩ và các sinh viên tình nguyện. Với sức mạnh tay chân của 30 người, sau 2 lần lật úp chiếc máy khổng lồ từ tàu xuống xuồng và từ xuồng lên đảo rồi kéo, công việc mới hoàn thành.
Sau khi hoàn thành dự án bảo dưỡng, lưu lượng tại các trạm ở Trường Sa tăng hơn 32% so với thời điểm tháng 5 và tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước (tháng 10/2019). Chất lượng mạng được cải thiện rõ rệt, phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa.
“Lúc chúng tôi lên tàu về đất liền, bỗng nhiên một đàn cá heo gần 100 con bơi sát tàu, đi theo gần nửa tiếng đồng hồ như gửi lời chào tạm biệt. Trong những tháng ở đảo, tôi có thấy một vài con cá heo nhưng chưa từng thấy nhiều như thế. Đó thực sự là một khoảnh khắc ấn tượng”, Hoàng Lân nói.
Là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, mới đây, Tổng công ty Mạng lưới Viettel được Nhà nước ký quyết định phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo từ năm 2009 đến 2019.
Bên cạnh việc phát triển hạ tầng mạng lưới cho sản xuất kinh doanh, tổng công ty cũng hoàn thành tốt vai trò là mạng thông tin quân sự thứ 2 của quốc gia. Mạng Viettel hiện nay phủ kín khu vực biên giới, đồn biên phòng, biển hải đảo trên cả nước, đảm bảo phục vụ quốc phòng an ninh.
Viettel Networks đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lao động giai đoạn mới
Sáng 23/12, Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động giai đoạn 2009-2019.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao danh hiệu Anh hùng Lao động giai đoạn 2009-2019 cho Tổng Công ty Mạng lưới Viettel.
Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động giai đoạn 2009-2019 được tổ chức sáng 23/12 tại trụ sở Tập đoàn Viettel.
Viettel Networks thành lập ngày 18/12/2001 với vai trò xây dựng chiến lược mạng lưới, quy hoạch thiết kế, triển khai hạ tầng, vận hành khai thác, tối ưu, nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông-công nghệ thông tin tại Việt Nam. Đây cũng là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ mạng lưới hạ tầng viễn thông của Viettel trên 10 thị trường nước ngoài.
Đơn vị này đang quản lý hạ tầng truyền dẫn dung lượng cao nhất và vu hồi vững chắc nhất Đông Dương với 380.000km cáp quang, 1 đường trục Đông Dương kết nối Việt Nam-Lào-Campuchia, 4 đường trục quốc gia và hệ thống cáp quang sâu rộng đến cấp xã. Hạ tầng này đã được Viettel Networks phủ rộng khắp cả nước, đến từng hộ gia đình, từ đất liền tới hải đảo. Đây là nền tảng vững chắc để Viettel phát triển mạng di động, cố định, Internet băng rộng,...
Viettel Networks đã xây dựng và triển khai trong thời gian thần tốc gần 120.000 trạm BTS 2G, 3G, 4G, phục vụ gần 70 triệu khách hàng...
Viettel Networks hiện đã phủ sóng 100% các đồn biên phòng, toàn bộ bờ biển Việt Nam, quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1, nối liền biển đảo với đất liền. Mạng lưới này được xác định là hạ tầng viễn thông thứ 2 của quân đội, sẵn sàng vu hồi cho mạng thông tin quân sự trong thời bình và nhanh chóng chuyển sang phục vụ quân đội khi có tình huống.
"4G vẫn là mạng viễn thông chủ đạo trong 3 năm tới" Ông Đào Xuân Vũ, CEO Viettel Networks cho biết, trong giai đoạn 3 năm tới, Viettel vẫn coi 4G là mạng viễn thông chủ đạo và tiếp tục đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa để nâng trải nghiệm của khách hàng. Trong giai đoạn 3 năm tới, Viettel vẫn coi 4G là mạng viễn thông chủ đạo và tiếp tục đầu tư...