Chuyện chưa kể về nguồn gốc của Cò quay Nga: ‘Trò chơi tử thần’ khiến nhiều người bỏ mạng
‘Russian Roulette’ – Cò quay Nga là một trò chơi nguy hiểm và đầy may rủi. Mặc dù cho đến ngày nay có nhiều người đã bỏ mạng vì trò chơi này nhưng ít ai biết về nguồn gốc thực sự của nó.
Cò quay Nga được mô tả là trò tiêu khiển mà lính Nga hay chơi.
Trò tiêu khiển
Cò quay Nga là trò chơi mà người tham gia sử dụng một khẩu súng lục ổ đạn quay với một viên đạn duy nhất bên trong để bắn vào đầu mình theo lượt. Người còn sống sẽ là người chiến thắng.
Một giả thuyết phổ biến cho rằng tác giả truyện phiêu lưu người Mỹ Georges Arthur Surdez lần đầu tiên đặt ra thuật ngữ Cò quay Nga khi ông xuất bản một truyện ngắn cùng tên trên tạp chí Collier’s vào năm 1937.
Câu chuyện hư cấu được kể lại bởi một người lính Pháp, người đã có cơ hội chứng kiến cách các sĩ quan Nga từ sau Cách mạng 1917 chơi trò này ở nhiều nơi, có thể là trong quán cà phê với bạn bè.
Điều kỳ lạ là chỉ có nhà văn Mỹ mà không có nhà văn Nga nào thời kỳ đó từng đề cập đến Cò quay Nga trong các tác phẩm của họ. Cùng với đó, khẩu súng lục phổ biến nhất ở Đế quốc Nga vào thời điểm cách mạng là khẩu súng lục Nagant M1895 bắn bảy phát.
Tuy nhiên, nhân vật của nhà văn Surdez lại mô tả khẩu súng bắn sáu phát trong truyện ngắn của mình, khiến nhiều người đặt câu hỏi về mối liên hệ của câu chuyện với thực tế. Rất có thể đó là một câu chuyện hư cấu được tạo ra theo trí tưởng tượng của tác giả.
Video đang HOT
Nhiều giả thuyết khác đã tiết lộ nguồn gốc thực sự của trò chơi chết chóc, nhưng chưa có giả thuyết nào được chứng minh bằng các bằng chứng xác thực.
Một số người cho rằng Cò quay Nga là một cách để cảnh sát gây áp lực lên những nghi phạm bị bắt; một số quan điểm cho rằng cai ngục từng ép các tù nhân chơi trò này để đánh cược với nhau, nhưng những người khác lại cho rằng Cò quay Nga nổi lên trong quân đội Sa hoàng như một trò tiêu khiển không mấy nguy hiểm, dễ gây ấn tượng với người xem.
Khẩu Nagant M1895.
Điều đặc biệt là các sĩ quan Nga hư cấu trong truyện ngắn của Surdez lại có cách chơi có xác suất khó hơn, đó là chỉ lấy một viên đạn ra khỏi ổ đạn của khẩu súng lục ổ quay, để lại năm viên đạn khác. Do đó, cơ hội bị bắn trúng là cao hơn so với chỉ có một viên đạn như luật chơi phổ biến.
Xác suất
Cò quay Nga tuân theo quy luật của lý thuyết xác suất: Tỷ lệ trúng đạn sẽ càng tăng lên sau mỗi lượt bắn. Quy tắc cổ điển của trò chơi là sẽ lắp một viên đạn vào khẩu súng lục ổ quay có sáu khoang chứa đạn. Sau đó ổ đạn được quay một cách ngẫu nhiên để không ai biết viên đạn nằm ở khoang nào. Trò chơi bắt đầu khi người chơi đầu tiên đặt nòng súng vào đầu và bóp cò. Hai người sẽ bắn sáu phát cho đến khi ai trúng đạn sẽ thua.
Xác suất dính đạn ngay từ lần bắn đầu tiên là 1/6 hay 16,6%; phát thứ hai – 20%, thứ ba – 25%; thứ tư – 33,3%; thứ năm – 50%; phát thứ sáu chắc chắn là 100%. Nói cách khác, nếu cả năm phát bắt đầu không có đạn thì phát thứ sáu chắc chắn có đạn.
Người bắn thứ hai (nếu chỉ có hai người tham gia trò chơi) có một lợi thế: Họ sẽ không cần bắn nếu người đầu tiên chết trước. Nhưng nếu người chơi đầu tiên sống sót, thì cơ hội sống sót của người chơi thứ hai sẽ giảm mạnh. Xác suất sống sót là 66,6%, trái ngược với 83,3% mà người chơi đầu tiên phải chịu, trừ khi họ quay ổ đạn ngẫu nhiên một lần nữa, đưa cơ hội sống sót trở lại 83,3% ban đầu.
Phiên bản hiện đại
Cò quay Nga xuất hiện nhiều trong các bộ phim và tác phẩm văn học.
Cò quay Nga ngày nay đã có nhiều sửa đổi về cách chơi trên toàn thế giới. Ví dụ, ở thành phố Perm của Nga, người dân địa phương đã tạo ra những khẩu súng điện tử không gây chết người để chơi một trò chơi tương tự như trò Cò quay Nga cổ điển.
Nhưng cũng có nhiều trường hợp khủng khiếp hơn được biết đến. Ở Campuchia vào năm 1999, ba người đàn ông đã chết sau khi cùng ngồi chơi một phiên bản sửa đổi của trò Cò quay Nga, khi họ sẽ giẫm mìn chống tăng thay vì bóp cò súng lục.
Dù vô cùng nguy hiểm, nhiều người vẫn tiếp tục chơi phiên bản gốc của của Cò quay Nga. Ví dụ, một nghiên cứu y tế đã nghiên cứu 15 trường hợp chết vì Cò quay Nga chỉ trong năm 2008 và so sánh nó với 75 trường hợp tự tử kiểu khác.
Đáng ngạc nhiên, nghiên cứu cho thấy hầu hết nạn nhân của Cò quay Nga là người Mỹ gốc Phi, trong khi người Mỹ da trắng là nạn nhân của các hình thức tự sát khác.
Một nghiên cứu y tế khác từ năm 1987 cho thấy những người liều lĩnh chơi trò Cò quay Nga ít có nguy cơ bị trầm cảm hơn, nhưng có nhiều khả năng có tiền sử lạm dụng ma túy và rượu hơn những nạn nhân tự tử khác.
Mặc dù nguồn gốc thực sự của trò chơi chết người này vẫn còn là dấu hỏi nhưng có thể thấy nó đã phổ biến khắp mọi nơi và ngày nay vẫn còn ai đó phải thiệt mạng vì nó.
Giả thuyết mới về nguồn gốc của nước trên Trái Đất
Nghiên cứu xuất bản hôm 27/8 đề xuất rằng Trái Đất không cần đến các vụ va chạm của tiểu hành tinh và sao chổi để lấp đầy đại dương.
Trái Đất nhìn từ Vệ tinh Quan sát Khí hậu Deep Space. Ảnh: NOAA/NASA.
Nước bao phủ 70% bề mặt Trái Đất và đặc biệt quan trọng đối với sự sống, nhưng nguồn gốc của nó vẫn là một đề tài gây tranh luận. Nhiều nhà khoa học ủng hộ giả thuyết cho rằng hành tinh của chúng ta là một vật thể cằn cỗi khi hình thành, do các khối cấu tạo nên nó nằm gần Mặt Trời và bị "sấy khô" bởi sức nóng của ngôi sao. Theo đó, phần lớn nước trên Trái Đất chỉ xuất hiện sau các sự kiện va chạm với các thiên thể băng giá ngoài vũ trụ.
Tuy nhiên, trong một báo cáo mới trên tạp chí Science, các nhà thiên văn học người Pháp do chuyên gia Laurette Piani từ Trung tâm Nghiên cứu Đại hóa và Thạch học (CNRS) tại Đại học Lorraine dẫn đầu đã phủ định giả thuyết này.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích 13 mẫu thiên thạch enstatit chondrite - loại thiên thạch tương tự các khối đá không gian tạo nên Trái Đất cách đây hơn 4,5 tỷ năm. Họ đã phát hiện rất nhiều hydro bên cạnh các đồng vị của oxy. Đây là bằng chứng cho thấy Trái Đất là một hành tinh ẩm ướt ngay từ khi chào đời.
Một mảnh thiên thạch enstatit chondrite tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Pháp. Ảnh: L. Piani.
Theo tính toán của các nhà khoa học, những khối đá cấu thành Trái Đất trong quá khứ chứa lượng nước gấp ít nhất ba lần sức chứa của các đại dương trên hành tinh ngày nay. Mặc dù vậy, Piani và các cộng sự không loại trừ khả năng các vụ va chạm thiên thạch sau này tiếp tục bổ sung nước cho Trái Đất.
"Vật liệu chứa hydro đã tồn tại trong hệ Mặt Trời vào thời điểm Trái Đất hình thành, ngay cả trong điều kiện nhiệt độ cao khiến nước không thể ngưng tụ. Chúng tôi nhận thấy thành phần đồng vị hydro trong thiên thạch enstatit chondrite tương tự thành phần của nước được lưu trữ trong lớp phủ của Trái Đất. Khám phá này chỉ ra rằng các khối đá hợp thành hành tinh của chúng ta đã cung cấp phần lớn nước cho nó", Piani nhấn mạnh.
Nhà nghiên cứu Anne Peslier tại Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA lưu ý rằng vẫn còn những câu hỏi lớn chưa được giải đáp về thời gian hấp thu nước của Trái Đất. Ví dụ như trong các đợt bắn phá của thiên thạch, lượng nước tự nhiên của Trái Đất liệu có quay trở lại đại dương hay không sau khi bị đun sôi và bay hơi. "Phát hiện của nhóm nghiên cứu đã cung cấp một góc nhìn mới mẻ và quan trọng về nguồn gốc của nước trên Trái Đất", Peslier chia sẻ.
Lễ hội "đốt núi" kỳ lạ ở Nhật Bản Vào ngày thứ Bảy của tuần thứ 4 trong tháng Giêng, cỏ khô ở núi Wakakusa sẽ bốc cháy ngùn ngụt như một phần quan trọng trong lễ hội kỳ lạ được gọi là Wakakusa Yamayaki (Lễ hội đốt núi Wakakusa). Không ai biết chính xác truyền thống đốt cháy quả núi cao 342 m ở vùng Nara (Nhật Bản) này bắt đầu...