“Chuyện ấy” là thần dược cho vấn đề gây phiền toái này
Các nhà khoa học Ý khuyên bạn đừng bao giờ bỏ qua “chuyện ấy” trong những giai đoạn bị căng thẳng, nếu không sẽ bị tăng 32% nguy cơ lo lắng, rối loạn lo âu!
Nghiên cứu của Đại học Rome Tor Vergata đã (Ý) đã tận dụng chính quãng thời gian căng thẳng do đại dịch Covid-19 để nghiên cứu về tác động của “chuyện ấy” lên các rắc rối tinh thần như bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu hay nhẹ hơn là sự “ tụt cảm xúc”, chán nản kéo dài do một giai đoạn khó khăn trong cuộc sống.
Ảnh minh họa từ Internet
Video đang HOT
7.000 tình nguyện viên ở độ tuổi 33 đã được thăm dò về đời sống tình dục và tình trạng sức khỏe tâm thần. Mối liên quan giữa “chuyện ấy” và tinh thần sâu sắc hơn tưởng tượng. Kết quả cho thấy nguy cơ rối loạn lo âu tăng 32% và nguy cơ trầm cảm tăng đến 34% nếu các một người bị “bỏ đói” chuyện ấy trong quãng thời gian bị căng thẳng, ví dụ như phải ở nhà thường xuyên để phòng dịch.
Ngược lại, những cặp đôi được sống cùng nhau và có mối quan hệ chăn gối tốt ít bị trầm cảm, lo lắng hay rối loạn tâm trạng hơn.
Công trình được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 gây nhiều biến động trên toàn cầu. Sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng trong dịch bệnh bấy lâu vẫn là mối quan tâm hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới và nhiều cơ quan y tế quốc gia khác bởi tâm bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng chống chọi bệnh tật và sức khỏe tổng thể của con người.
Nghiên cứu vừa công bố trên Journal of Sexual Medicine.
Nguy cơ tự tử ở trẻ vị thành niên mắc bệnh trầm cảm
Mất ngủ thường gặp ở trẻ vị thành niên, đặc biệt là trẻ gái và thường có liên quan đến yếu tố tâm lý. Nhiều trường hợp mất ngủ là biểu hiện của một số căn bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm...
Ảnh minh họa.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, không ít trường hợp trẻ vị thành niên được đưa tới viện thăm khám sau một thời gian mất ngủ và được các bác sĩ chẩn đoán mắc phải các chứng bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm... Nhiều trẻ trong số đó còn có ý nghĩ tự tử vì mệt mỏi và không còn hứng thú với cuộc sống.
TS. BS Ngô Anh Vinh, Khoa Sức khoẻ Vị thành niên cho biết, ở trẻ em, mất ngủ thường gặp ở trẻ vị thành niên, đặc biệt là trẻ gái và thường có liên quan đến yếu tố tâm lý. Nhiều trường hợp mất ngủ là biểu hiện của một số căn bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm...
Ngoài ra, đây cũng là những hậu quả do trẻ nghiện game hay mạng xã hội. "Nghiện game hay mạng xã hội cũng là một trong những lý do khiến trẻ mất ngủ và gây nên tình trạng suy nhược cơ thể. Ngay cả khi trẻ đi vào giấc ngủ, những nội dung không lành mạnh hoặc có tính bạo lực qua công nghệ số cũng có thể khiến trẻ bị ám ảnh và gây rối loạn giấc ngủ", BS Vinh cho biết.
Nếu trẻ bị mất ngủ kéo dài có thể gây ra các bệnh lý về tâm thần, đặc biệt là trầm cảm. Trẻ bị trầm cảm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng khiến trẻ mệt mỏi, buồn chán và bi quan. Đó cũng là một nguyên nhân khiến nhiều trẻ xuất hiện ý nghĩ muốn tự tử vì không còn cảm thấy hứng thú trong cuộc sống.
Các chuyên gia tâm lý cũng chỉ ra một đặc điểm chung ở những trẻ bị rối loạn giấc ngủ khi tới bệnh viện khám, đó là thường thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, cha mẹ. Trẻ không được lắng nghe những tâm sự của mình nên khi mắc bệnh, diễn biến thường trở nên nặng nề. Do đó, các bậc phụ huynh cần dành thời gian để đồng hành, chia sẻ với con cái, từ đó giải tỏa các vấn đề tâm lý cũng như sớm nhận ra những biểu hiện bất thường, đặc biệt khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên.
Từ vụ bé 11 tuổi tự sát vì buồn bố mẹ: "Quả bom nổ chậm" của bệnh trầm cảm Có đến 20% dân số mắc bệnh trầm cảm. Dù ở thể nặng hay nhẹ, bệnh nhân đều có thể hình thành ý tưởng và hành vi tự sát, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bé gái 11 tuổi tự sát vì nghĩ bố mẹ thương em hơn Mới đây, Bệnh viện Nhi Đồng (TP. Hồ chí Minh) đã...