Bước đột phá giúp chẩn đoán sớm và điều trị trầm cảm tốt hơn
‘Chúng tôi hy vọng khám phá này sẽ mở đường cho việc chẩn đoán, can thiệp sớm hơn và điều trị tốt hơn cho những người bị rối loạn liên quan, chẳng hạn như trầm cảm’, tiến sĩ Tiwari, Đại học Queen’s University Belfast, nói.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra loại protein cụ thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tế bào thần kinh, từ đó giúp chẩn đoán sớm hơn và điều trị tốt hơn cho những người mắc một số chứng rối loạn não bộ – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Queen’s University Belfast (Vương quốc Anh) phối hợp với Trung tâm Trị liệu Tái tạo Dresden (Đức) đã phát hiện ra loại protein cụ thể (Phf21b) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tế bào thần kinh tại một thời điểm và vị trí cụ thể trong quá trình phát triển não bộ. Các phát hiện được công bố trên tạp chí Genes & Development, theo NC.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu cho biết, bước đột phá này sẽ có tác động lớn đến sự hiểu biết cơ bản về sự phát triển của não bộ và từ đó giúp chẩn đoán sớm hơn và điều trị tốt hơn cho những người mắc một số chứng rối loạn não bộ.
Tiến sĩ Vijay Tiwari thông tin, sự phá vỡ protein có thể dẫn đến khuyết tật trí tuệ. Ông nói: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vai trò quan trọng của protein này trong quá trình sinh ra một trong những tế bào quan trọng nhất trong cơ thể – tế bào thần kinh”, theo NC.
Tế bào thần kinh là đơn vị hoạt động của não, được thiết kế để truyền thông tin đến các tế bào thần kinh khác và các mô khác nhau trong cơ thể, chẳng hạn như cơ, cũng như lưu trữ bộ nhớ trong não. Phát triển não bộ là một quá trình phức tạp liên quan đến việc tạo ra nhiều loại tế bào khác nhau tại các thời điểm và vị trí xác định trong quá trình phát triển phôi thai. Bất kỳ loại can thiệp nào trong quá trình này đều có thể gây ra bệnh.
Hiểu được cách thức tế bào trong não được sinh ra tại một điểm cụ thể và ở một vị trí cụ thể là rất quan trọng để chúng ta hiểu được các vấn đề thần kinh phát sinh như thế nào sau này trong cuộc sống. Tuy nhiên, cho đến nay, cơ chế ra đời của các tế bào thần kinh từ các tế bào mẹ của chúng – gọi là tế bào gốc thần kinh – vẫn chưa được hiểu rõ, theo NC.
Dầu cá giúp điều trị trầm cảm
Các nhà nghiên cứu của Đại học Illinois (Chicago, Mỹ) vừa công bố kết quả nghiên cứu mới về tác động của dầu cá đến bệnh nhân trầm cảm.
Dầu cá có thể là phương pháp hiệu quả trong việc điều trị căn bệnh trầm cảm - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Giáo sư sinh lý học và tâm thần học Mark Rasenick, điều phối chính dự án, cho rằng nghiên cứu này cung cấp một số phát hiện mới có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của não và lý do một số bệnh nhân phản ứng với thuốc điều trị trầm cảm.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các tế bào da từ hai loại bệnh nhân trầm cảm gồm những người đã đáp ứng thuốc điều trị trầm cảm và những người từng kháng thuốc. Sau đó, các nhà khoa học tiến hành chuyển đổi tế bào da này thành tế bào gốc và tiếp tục phát triển thành tế bào thần kinh để phục vụ nghiên cứu.
Khi được thử nghiệm với dầu cá, các mô hình tế bào từ hai loại bệnh nhân trên đều cho kết quả đáp ứng. GS Rasenick cho biết phản ứng tương tự cũng xảy ra với thuốc chống trầm cảm theo toa. Kết quả cho thấy dầu cá có thể là phương pháp hiệu quả trong việc điều trị căn bệnh này.
Các thống kê trước đây cho thấy, trung bình cứ 6 người sẽ có 1 người từng trải qua ít nhất một giai đoạn trầm cảm trong đời. Tuy nhiên, 1/3 bệnh nhân trầm cảm thất bại với tiến trình điều trị.
Dầu cá là nguồn axit béo Omega-3 cần thiết cho cơ thể, một sản phẩm tự nhiên dễ tìm thấy trong các loại thực phẩm, nhất là cá và một số loại hạt. Việc xác định được công dụng của dầu cá trong điều trị có thể mang lại những tín hiệu tích cực cho các bệnh nhân trầm cảm trong thời gian tới.
Mắc zona thần kinh điều trị bao lâu thì khỏi? Zona là bệnh lý thần kinh không quá nguy hiểm song cần được điều trị sớm, tránh các biến chứng có thể xảy ra hoặc để lại sẹo mất thẩm mỹ. Ảnh minh họa Hỏi: Tôi mới được chẩn đoán mắc zona thần kinh, vậy để điều trị bệnh này mất bao lâu thì khỏi bệnh, thưa bác sĩ? Trần Mạnh Hưng (Hà...