“Chuyện ấy ” – Giảm đau cách gì?
Chứng giao hợp đau ( dyspareunie), từ tiếng Hy Lạp, “dus”có nghĩa là khó khăn và “pareunos” có nghĩa là người chồng, diễn tả những đau đớn của phụ nữ trong lúc giao hợp.
Khi được hỏi thì cứ 5 phụ nữ sẽ có 1 kêu đau khi giao hợp. Vì sao phụ nữ bị đau khi giao hợp? Khắc phục cách nào?
Vì sao phụ nữ bị đau khi “yêu”?
Nhiều người cho rằng chứng giao hợp đau được xem như là một rối loạn chức năng sinh dục do tâm lý, nhưng trên thực tế, nó còn có những nguyên nhân do tổn thương thực thể. Vì vậy, tất cả các trường hợp giao hợp đau cần được thăm khám trên bình diện thân thể và tâm thần.
Căn nguyên chủ yếu gây nên chứng giao hợp đau là do sự bôi trơn sinh lý bị suy giảm trong thời kỳ mãn kinh vì giảm chất nội tiết tố nữ oestrogen; trong thời kỳ hậu sản do biểu mô âm đạo bị teo lại và hao hụt mất một nửa các tế bào. Tổn thương thực thể gây ra chứng giao hợp đau cửa âm đạo là do: sự lành sẹo xấu của thủ thuật cắt tầng sinh môn, rách tầng sinh môn, sa sinh dục, loét, nhiễm khuẩn sinh dục hay đường tiểu, ban đỏ âm hộ như chàm, bệnh vẩy nến.
Chứng giao hợp đau ở sâu, tận đáy của âm đạo là do sự lay động của tử cung, nguyên nhân có thể do: sinh đẻ, khi can thiệp bằng dụng cụ, hay trong trường hợp rách cơ gân và thần kinh trong hội chứng Allen và Masters; lạc nội mạc tử cung; tử cung hậu lệch; nhiễm khuẩn sinh dục.
Chứng giao hợp đau do nguồn gốc tâm thần như lo âu và trầm cảm. Trong trạng thái này, phụ nữ thường từ chối không để cho đối tác đưa dương vật vào. Giao hợp đau cũng xảy ra khi phụ nữ bị chấn thương tình dục, xung đột lứa đôi, không khởi động đủ thời gian kích thích nên âm đạo không được bôi trơn. Do đau ở các lần giao hợp trước, phụ nữ e sợ dẫn đến co thắt phản xạ của hệ cơ vùng hội âm, liên kết với một trạng thái tăng cảm giác ở âm hộ âm đạo, gây nên một sự bịt khít của âm đạo hay chứng co đau âm đạo.
Chứng giao hợp đau đôi khi còn do các thủ thuật điều trị. Chẳng hạn phẫu thuật điều trị chứng són đái bằng treo âm đạo theo phương pháp Burch: cố định thành trước của âm đạo vào các dây chằng của các xương vùng chậu, gây nên chứng giao hợp đau.
Video đang HOT
Thủ thuật khâu âm đạo sau là nguyên nhân gây ra 26% trường hợp giao hợp đau sau phẫu thuật. Cắt bỏ tử cung, trước đây cho rằng không gây chứng giao hợp đau, nhưng hiện nay, qua nghiên cứu trên bệnh nhân được mổ bằng đường âm đạo hay bằng đường bụng đã chứng minh rằng chứng giao hợp đau sau mổ là thường xảy ra, có lẽ do sự rút ngắn âm đạo.
Khắc phục cách nào?
Tình trạng giảm oestrogen thời kỳ mãn kinh được cho là nguyên nhân gây khô âm đạo. Nhưng việc dùng nội tiết tố khó đảm bảo đầy đủ. Tuy nhiên, chứng giao hợp đau ở phụ nữ mãn kinh nhưng không phải hoàn toàn tương quan với nồng độ của oestrogen trong máu cũng như với sự teo âm đạo. Mặc dù vậy, khi dùng nội tiết tố điều trị thay thế thường có tác dụng làm thuyên giảm chứng giao hợp đau.
Mở rộng bằng phương pháp cơ học cần đến các kỹ thuật nong để điều trị đau tiền đình âm đạo, tức là đau ở phần phía trước của âm đạo, gây nên chứng giao hợp đau ở cửa âm đạo. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm đến việc sử dụng một bộ 4 dụng cụ nong âm đạo, có một kích thước gần giống với dụng cụ soi hậu môn.
Phương pháp này được chỉ định cho các phụ nữ đã điều trị không thành công những liệu pháp khác. Trong thủ thuật này, người ta đưa vào thận trọng và dần dần dụng cụ nong cỡ nhỏ nhất, để trong âm đạo khoảng 10 phút, nong 3 lần mỗi tuần. Khi thủ thuật được thực hiện dễ dàng, chuyển sang nong với dụng cụ có cỡ lớn hơn, cứ làm như thế cho đến khi nong được cỡ thứ 4 – cỡ to nhất.
Theo ThS. Phạm Vũ Hoàng
SKDS
Hiểu rõ về bệnh lạc nội mạc tử cung
Có rất nhiều căn bệnh ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của phụ nữ trong đó có bệnh lạc nội mạc tử cung và cũng rất nhiều hiểu lầm về nó.
Nang lạc nội mạc buồng trứng ở trên siêu âm
Lạc nội mạc tử cung là gì?
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung phát triển không đúng vị trí như buồng trứng, phía sau tử cung, ruột và bàng quang.
Ai là người dễ bị ảnh hưởng?
Trong độ tuổi sinh sản (khi bắt đầu dậy thì và đến khi mãn kinh), bất kì nào có kinh nguyệt đều có thể bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.
Nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân thực sự của lạc nội mạc tử cung chưa được chỉ rõ nhưng có một số giả thuyết cho rằng nguyên nhân là do dòng chảy của mô kinh nguyệt (ngược dòng kinh nguyệt) chảy vào bụng và vùng xương chậu sau đó gây ra sự tăng trưởng bất thường.
Căn bệnh này cũng có thể là do các yếu tố di truyền gây ra.
Ảnh minh họa
Triệu chứng
Biểu hiện thường gặp là đau ở vùng xương chậu, lưng dưới và ngay cả bụng. Cường độ của cơn đau không tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Nó có thể đau sau khi giao ban hoặc cảm thấy đau đớn khi đi tiểu tiện trong thời gian đèn đỏ.
Những người mắc bệnh lạc nội mạc tử cung cũng có thể bị các vấn đề về tiêu hoá.
Làm thế nào để chẩn đoán được bệnh?
Chụp cộng hưởng từ hoặc siêu âm có thể xác định sự tăng trưởng bất thường của nội mạc tử cung.
Chẩn đoán chính xác nhất là nội soi.
Ảnh hưởng của bệnh
Lạc nội mạc tử cung là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây hiếm muộn ở nữ giới dù không phải 100% bị bệnh là vô sinh.
Điều trị
Hiện chưa có phương pháp điều trị tốt nhất cho căn bệnh này mà chỉ có thể kiểm soát cơn đau (dùng thuốc, liệu pháp hooc-môn).
Theo Dantri/AWT
Vì sao máu nguyệt san có màu đen? Đôi khi máu kinh nguyệt hàng tháng của bạn có màu sắc đen hay sẫm màu còn phụ thuộc vào một số cảm xúc, sức khỏe thể chất và các kích thích tố nữa đấy! Không hiểu sao 2 tháng gần đây nguyệt san của tôi luôn thất thường và máu kinh nguyệt của tôi luôn có màu đen. Lượng máu nguyệt san...