Chuyện ăn bán trú của trẻ ngày giá rét
Làm thế nào để bữa ăn của trẻ nóng sốt, đảm bảo đủ chất…nhưng vẫn hợp vệ sinh trong những ngày rét là điều mà nhiều trường tiểu học ở Hà Nội trăn trở. Không ít giải pháp được đưa ra trong đó có cả việc huy động toàn bộ GV vào…bếp.
Hiện nay trên địa bàn thủ đô, phần lớn các trường tiểu học đều tổ chức học 2 buổi/ngày nên dịch vụ bán trú được mở ra khá phổ biến. Số lượng học sinh (HS) ăn bán trú chiếm khoảng 80-90%, chỉ một số ít các em gần nhà nên về nhà ăn. Với số lượng HS tham gia ăn bán trú lớn như vậy nên việc bố trí suất ăn nóng sốt trong những ngày giá rét như thế này không phải là chuyện đơn giản.
Với số lượng đội ngũ nhà bếp và nhân viên phục vụ từ 15-20 người nên để điều hành quản lý hàng trăm trẻ vào ăn cũng một lúc với điều kiện là phải nóng sốt nên không khác gì là trò “đánh đố”. Chính vì thế để khắc phục trong giai đoạn này, Ban giám hiệu của không ít trường yêu cầu tổng lực giáo viên (GV) xung phong vào bếp để làm nhiệm vụ chia cơm, chia thức ăn cho trẻ với phương châm: “Rút ngắn thời gian thực hiện thao tác này ở mức tối đa”.
Lo nấu bếp và canh… đồng hồ
Cô Phạm Thị Yến – hiệu trưởng Trường tiểu học Thành Công B tâm sự: “Việc chăm sóc trẻ phụ thuộc vào rất nhiều khâu. Ngay khi bước vào mùa đông nhà trường đã phải kiểm tra lại hệ thống chăn chiếu, cửa sổ, điều hòa… Với những ngày rét như thế này thì hàng ngày phải kiểm tra, nếu phát hiện ra có sự cố thì phải phải sửa chữa, thay thế ngay chứ không chờ đợi ngân sách. Đối với việc ăn bán trú thì với việc trời chuyển sang mùa rét phải lên thực đơn phù hợp, đảm bảo chất dinh dưỡng…”.
Cô Yến cũng cho biết, trước đây khi dùng đồ nhựa để đựng thức ăn cho trẻ thì thời gian giữ nhiệt được lâu hơn nhưng không đảm bảo an toàn nên nhà trường đã chuyển sang dùng đồ inox. Do khả năng mất nhiệt nhanh nên mọi khâu từ nấu đến việc chia suất ăn cho trẻ phải tuân thủ thời gian nghiêm ngặt.
Tất bật chia khẩu phần ăn cho trẻ để đảm bảo làm sao vừa chia xong là trẻ ngồi vào bàn ăn.
Thông thường các trường tiểu học ở Hà Nội tan ca học sáng vào 11 giờ nên các đầu bếp phải “căn” đồng hồ để làm sao hoàn thành được vào lúc khoảng 10h30 phút. Sau đó chuẩn bị mọi khâu như kê bàn ghế, chuẩn bị bát đĩa… và đến 10h50″ thì phải hoàn tất mọi mặt. Trong thời gian này thức ăn vẫn phải được giữ ấm trong các dụng cụ đậy kín hoặc bỏ vào tủ giữ nhiệt.
Đối với các trường bố trí cho trẻ ăn tại lớp thì GV lại tất bật xuống cùng với cấp dưỡng để đưa lên còn nhưng nơi có điều kiện thì cho trẻ xuống phòng ăn.
Một đầu bếp chia sẻ: “Những ngày rét như thế này chúng tôi vất vả hơn rất nhiều bởi ngoài nhiệm vụ nấu đảm bảo hợp vệ sinh còn phải để ý căn chỉnh làm sao cho thức ăn phải nóng khi trẻ dùng bữa. Nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng và tập trung cao độ thì rất khó để thực hiện được”.
Cũng vì coi nhiệm vụ chăm sóc bữa ăn cho trẻ lên hàng đầu mà Trường tiểu học Hoàng Diệu (quận Ba Đình, Hà Nội) thuê trọn gói một công ty chuyên nấu ăn đến phục vụ. Hàng ngày công ty đánh xe ô tô trở thức ăn và vào bếp chế biến tuân thủ theo thời gian mà nhà trường “đặt hàng”.
“Những ngày như thế này trường phải huy động toàn bộ GV tham gia vào công tác bố trí bữa ăn cho trẻ ít nhất là 30 phút. Sau đó những GV nào mà không tham gia vào công tác làm bán trú mới được về. Với số lượng lớp là 36 mà còn đến 80 người tham gia phục vụ các em” – cô Nguyễn Thị Vân Anh, hiệu trưởng nhà trường, cho biết.
Video đang HOT
GV vất vả nhưng thù lao thấp
Do điều kiện cơ sở vật chất mỗi trường khác nhau nên cách thức thực hiện cho trẻ ăn cũng muôn màu muôn vẻ. Chẳng hạn như ở Trường tiểu học Hoàng Diệu thì cho HS ăn tại lớp còn ở Trường Thành Công B thì lại bố trí cho HS lớp nhỏ ăn ở nhà ăn còn HS lớp lớn ăn ở tại lớp.
Việc cho trẻ ăn ở lớp có những lợi thế nhất định bởi một GV chỉ quản 35-40 em. Chỉ cần có người vận chuyển thức ăn, cơm, canh… lên đến nơi thì mỗi lớp chỉ cần 1-2 GV chia khẩu phần cho trẻ là tương đối đáp ứng được. Tuy nhiên có chứng kiến cảnh phục vụ ăn cho trẻ ở nhà ăn mới thấy sự choáng ngợp.
Việc bố trí cho trẻ ăn tại lớp thì chỉ cần 1-2 GV là có thể đáp ứng được.
Ở Trường Thành Công B đúng 11h giờ trẻ ùa vào nhà ăn như “ong vỡ tổ”. Mặc dù đã chuẩn bị kỹ càng từ trường nhưng đôi lúc đội ngũ phục vụ cũng lâm vào thế bị động. Có trẻ vừa sà vào bàn ăn đã ăn cơm ngay trong khi thức ăn còn chưa đến, hay có trẻ có thói quen cho canh vào cơm để ăn nên nếu không để ý sẽ làm cơm bị trương lên. Chính vì thế GV lại tất bật bắt tay cùng với đội ngũ nhà bếp cầm lấy từng khay thức ăn chia cho trẻ.
Ở nhà ăn với số lượng trẻ đông như thế này thì phục vụ không phải là dễ dàng.
Có chứng kiến cảnh GV chạy lên rồi lại chạy xuống sau đó lại giám sát động viên trẻ ăn hết phần của mình mới thấy họ tâm huyết với nghề như thế nào. Trời mặc dù lạnh, giá rét nhưng GV lại toát mồ hôi thậm chí có người thở dốc vì vận động “quá đà” nhưng họ vẫn rất vui.
Khi được tôi hỏi là chúng ta có thể bố trí khẩu phần ăn ở mỗi bàn để HS tự “đạo diễn” được hay không thì cô hiệu trưởng Yến tươi cười tâm sự: “Khó lắm nhà báo ạ. Trước đây nhà trường cũng đã từng thực hiện nhưng sau đó lại bỏ. Bởi nếu làm như vậy những trẻ lười ăn sẽ bỏ bê bữa, việc chia suất ăn cho trẻ ngoài việc đảm bảo về định lượng chất dinh dưỡng thì cũng là nhiệm vụ để HS phải hoàn thành”.
Giáo viên tất tả làm công việc chia thức ăn sau đó lại đi động viên để HS ăn hết suất.
Công tác phụ vụ bán trú vất vả như vậy nhưng mức thù lao cho GV rất thấp (chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng/tháng – PV). Tuy nhiên để được mức thu nhập như vậy thì nhà trường cũng phải bố trí rất hợp lý. “Mức tiền chi cho dịch vụ bán trú là cố định, chính vì thế muốn cho GV có thu nhập ở mức chấp nhận được thì phải bố trí số lượng tham gia vừa phải. Chẳng hạn như ở trường Hoàng Diệu thì bình quân 1,5 GV cho một lớp” – cô Nguyễn Thị Vân Anh tiết lộ.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
10 ngàn đồng/suất ăn, HS chỉ được phép xin thêm cơm
Mỗi học sinh ước chừng chỉ được khoảng 4 miếng thịt mỏng như tờ giấy cho suất ăn. Do thức ăn có hạn nên nếu trẻ nào ăn còn đói thì chỉ được phép xin thêm cơm và canh còn thịt thì không được.
Tâm sự trên đây của cấp dưỡng một trường tiểu học ở TP Nam Định phần nào nói lên được sự khó khăn khi chế biến suất ăn bán trú cho HS.
Nhằm tìm hiểu sâu về những khó khăn của các trường tiểu học ở thành phố Nam Định khi mở lại dịch vụ bán trú, chúng tôi vừa có cuộc khảo sát ở một số trường. Có chứng kiến tâm sự của những người làm công tác bán trú và các thành tổ bếp khi chế biến suất ăn cho trẻ ở mức UNBD tỉnh Nam Định định giá 15.000 đồng/HS/ngày mới thấu hiểu được nỗi vất vả của họ.
Giáo viên hi sinh nhiều thứ vì... trách nhiệm
Khi chúng tôi đề cập đến công tác bán trú trong giai đoạn này, cô Định Thị Tú - hiệu trưởng Trường tiểu học Phạm Hồng Thái bộc bạch: "Thú thực, khi ngày 3/1 nhà trường cắt dịch vụ bán trú, nhiều giáo viên (GV) đã rất hoan hỉ bởi họ có thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, con cái được nhiều hơn. Chính vì thế khi cấp trên đề nghị khôi phục dịch vụ bán trú khi mà tiền thu vẫn không thay đổi thì các GV đều đề xuất với Ban giám hiệu là xin từ chối. Nhưng chúng tôi đã động viên và nói đây là chỉ thị của cấp trên nên phải chấp hành nên mọi người đành phải thực hiện".
Cũng theo cô Tú, chức trách của GV là giảng dạy chứ không phải làm người bảo mẫu. Nhưng vì sự phát triển của giáo dục nên khi mở dịch vụ bán trú họ phải tâm huyết thực hiện. Tuy nhiên đây không phải là nhiệm vụ của các cô nên bắt buộc trường phải trả lương làm thêm giờ.
Để phục vụ bán trú cho học sinh, giáo viên đã phải hi sinh nhiều thứ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các trường tiểu học ở TP Nam Định chi khoản thu 15.000 đồng/HS/ngày theo nguyên tắc: 75% dành cho suất ăn của trẻ còn 25% còn lại dành cho các hoạt động để tổ chức bán trú như trả lương cho tổ bếp, nhân viên phục vụ, GV trông nom bán trú....
Theo một nhân viên tổ bếp của Trường tiểu học Phạm Hồng Thái thì nếu trước kia khi thu mức 20.000 đồng thì lương tháng họ nhận được khoảng 1,5 triệu đồng. Nhưng khi đưa ra mức thu theo quy định thì lương của họ chỉ ngót gần 1 triệu đồng. Đó là mức lương dành nhân viên bếp, còn đối với GV thì khi tổ chức dịch vụ bán trú họ phải làm thêm giờ khoảng 3-4 tiếng nhưng mức thù lao được trả hàng tháng chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng.
Là người đứng đầu ngành giáo dục Nam Định, ông Nguyễn Văn Tuấn - giam đốc Sở GD-ĐT cũng hiểu sự "hi sinh" của thầy cô khi làm công tác bán trú.
"Ở các thành phố lớn như ở Hà Nội, TPHCM... là sau khi hết giờ làm việc buổi sáng thì phụ huynh có thể gọi cơm văn phòng. Còn ở Nam Định do người dân còn nghèo và thu nhập thấp nên buổi trưa gia đình nào cũng tranh thủ về thổi cơm. Các gia đình GV cũng vậy, các bạn thử nghĩ khi làm công tác bán trú họ bắt buộc phải ở lại trường nên việc gia đình vào buổi trưa chắc chắn phải do người chồng đảm nhận. Gia đình mà cứ diễn ra theo "guồng" quay đó thì chắc hẳn người chồng phải rất thông cảm với vợ" - ông Tuấn tâm sự
"Khi mở dịch vụ bán trú mà thu cao thì phụ huynh cũng kêu, còn thu thấp thì không phục vụ được lại than khổ, khó khăn. Có lẽ chúng ta phải thử cho phụ huynh làm công tác bán trú, từ việc đi chợ đến chế biến rồi tổ chức ăn, ngủ cho các cháu thì họ mới hiểu được vấn đề" - giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định nêu giả sử.
Phía sau suất ăn 10 ngàn đồng
Với mức chi 75% tiền thu cho suất ăn của trẻ, sau khi trừ đi tiền gas thì mỗi HS còn được 10.000 đồng. Với mức tiền ít ỏi như vậy, các trường gần như phải lên thực đơn cố định trong đó món ăn chính "sở trường" là thịt lợn, còn rau, canh thì có thể luân chuyển. Hôm nào gọi là linh động thì có thể thêm đậu phụ nhưng sẽ bớt thịt đi.
"Thực đơn như hiện nay mặc dù khó khăn nhưng cũng chưa phải là tình huống trớ trêu nhất. Năm trước lúc đầu giá thịt lợn chỉ khoảng hơn 60.000đồng/kg nhưng về sau biến động lên gần gấp đôi khiến chúng tôi xoay sở "toát mồ hôi". Năm nay với mức thu ấn định như vậy nếu mà biến động giá cả thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Rất may nhà trường hợp đồng với bên cung cấp lương thực, thực phẩm tương đối tốt. Trong giai đoạn này họ hiệu được khó khăn của trường nên vẫn chưa đề suất tăng giá " - hiệu trưởng Trường tiểu học Phạm Hồng Thái chia sẻ.
Thực đơn chế biến của trường tiểu học Phạm Hồng Thái.
Để tránh cho HS ăn món chính "ngán" nên tổ bếp của các trường cũng phải linh động chế biến theo các món khác nhau như thịt kho, thịt rang, thịt xá síu, thịt băm... Có chứng kiến cảnh chế biến mới thấy đầu bếp "khổ" thế nào khi phải thái miếng thịt mỏng... như giấy.
"Mỗi HS ước chừng chỉ được khoảng 4 miếng thịt mỏng như vậy cho suất ăn" - cô Trịnh Thị Hạ, tổ trưởng cấp dưỡng của Trường tiểu học Phạm Hồng Thái, cho biết.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, do thức ăn có hạn nên nếu trẻ nào ăn còn đói thì chỉ được phép xin thêm cơm. Cô Trịnh Thị Hạ tâm sự: "Trước kia khi thu ở mức trên 20.000 đồng thì khi các cháu ăn thêm thì còn có thức ăn. Bây giờ trước mỗi bữa ăn chúng tôi đều phải thông báo Chỉ được phép xin thêm cơm, canh còn thịt thì không được. Chưa bao giờ chúng tôi lại thấy khó khăn khi chế biến suất ăn như bây giờ".
Hiệu trưởng một số trường tiểu học khác còn cho biết thêm, với suất ăn như vậy thì đối với những trẻ "lười ăn" thì rất thích thú nhưng số lượng này chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Phần lớn trẻ ở bậc tiểu học đều ăn khỏe nên nhưng nhiều HS khi ăn hết thức ăn thì lại không ăn thêm, trong khi đó suất ăn phụ sau khi ngủ dậy cũng không còn nên khi bước vào buổi học chiều trò nào cũng kêu đói.
Khi được chúng tôi đề cập là tại sao không thông báo cho phụ huynh để họ mang đồ ăn thêm cho con thì hiệu trưởng Đinh Thị Tú chia sẻ: "Trường không cho phép HS mang đồ ăn đến trường bởi lý do đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện tại trường tổ chức dịch vụ bán trú, nếu cho mang đồ ăn thêm vào nhỡ có việc gì thì lúc đó gia đình lại "đổ lỗi" cho trường. Mà khi sự việc xảy ra, chưa biết là do thức ăn nhà trường hay của phụ huynh, chúng tôi cũng đã phải chịu trách nhiệm rồi".
Nhà trường và phụ huynh thỏa thuận tiền ăn bán trú
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Trường TH Quảng An giải trình vụ cắt xén tiền cơm bán trú của HS Quận Tây Hồ sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền chấn chỉnh và xử lý những sai phạm đối với Chi bộ trường Tiểu học Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), hiệu trưởng trường này và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Sáng 15/ 6, bà Phạm Thị Loan, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quảng An, đã...