Chuột, gián trong thức ăn, chuỗi cơm bò Nhật Bản đóng cửa gần 2.000 quán
Sukiya – thương hiệu cơm bò lớn nhất Nhật Bản – vừa tuyên bố đóng cửa gần 2.000 chi nhánh trên toàn quốc gia này sau hai vụ bê bối thực phẩm nghiêm trọng.
Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh lớn nhất Nhật Bản Sukiya thông báo đóng cửa gần như toàn bộ hệ thống với khoảng 2.000 chi nhánh trên cả nước trong 4 ngày, bắt đầu từ 31/3, theo Reuters.
Thông báo này được Sukiya đăng tải trên trang web chính thức vào ngày 30/3, sau khi xảy ra hai vụ bê bối liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sukiya là thương hiệu cơm bò lớn nhất Nhật Bản thuộc sở hữu của tập đoàn Zensho Holdings. Trước đó, thương hiệu này đã phải lên tiếng xin lỗi khi một bát súp miso được phục vụ tại một chi nhánh ở miền Tây Nhật Bản bị phát hiện có chứa chuột.
Theo Tokyo Reporter, vào tháng 1, thực khách tại chi nhánh Tottori Minamiyoshikata báo với nhân viên rằng có một “vật thể lạ” trong bát súp của mình.
Sau đó, khách hàng này đã đăng ảnh sự cố lên Google Reviews, khiến hình ảnh lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Nhiều người tỏ ra kinh hãi trước sự cố hy hữu tại chuỗi nhà hàng nổi tiếng này.
Con chuột nằm trong bát súp miso khiến nhiều người kinh hãi (Ảnh: Google Reviews).
Ban đầu, nhiều người nghi ngờ tính xác thực của bức ảnh, cho rằng đó là sản phẩm chỉnh sửa. Tuy nhiên, sau đó Sukiya xác nhận sự cố này là có thật.
Video đang HOT
Chi nhánh này đã bị buộc đóng cửa trong hai ngày để trung tâm y tế địa phương thực hiện các kiểm tra vệ sinh bắt buộc. Đồng thời, cửa hàng cũng đào tạo lại nhân viên về quy trình quản lý vệ sinh, bao gồm yêu cầu kiểm tra trực quan bắt buộc trước khi phục vụ món ăn.
Kết quả điều tra nội bộ cho thấy con chuột có khả năng đã bị trộn lẫn vào nguyên liệu trong quá trình sơ chế và nhân viên không kiểm tra kỹ thực phẩm trước khi mang ra phục vụ.
Đến ngày 28/3, khi sự cố chưa kịp lắng xuống, một khách hàng lại phát hiện mảnh vụn con gián trong suất ăn mang đi từ cửa hàng gần ga JR Akishima, phía tây Tokyo.
Quản lý nhà hàng đã lập tức xin lỗi và hoàn tiền cho khách. Sukiya sau đó tự nguyện đóng cửa chi nhánh này ngay trong buổi chiều cùng ngày.
Trước đó, vào ngày 22/3, Sukiya từng tuyên bố đã triển khai các biện pháp ngăn chặn côn trùng và động vật gây hại xâm nhập từ bên ngoài.
Trước độ nghiêm trọng của vụ việc, Sukiya quyết định đóng cửa toàn bộ hệ thống nhà hàng tại Nhật Bản.
“Chúng tôi nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng của sự việc này. Chúng tôi xin gửi lời xin lỗi sâu sắc đến khách hàng”, Sukiya nêu trong thông báo.
Một chi nhánh cơm bò của Sukiya (Ảnh: Sukiya).
Tính đến cuối năm 2024, Sukiya có tổng cộng 1.965 cửa hàng tại Nhật Bản, vượt xa hai đối thủ lớn trong ngành là Yoshinoya với khoảng 1.250 chi nhánh và Matsuya với khoảng 1.100 cửa hàng. Ngoài thị trường nội địa, Sukiya cũng sở hữu khoảng 650 nhà hàng ở nước ngoài, trải dài từ Trung Quốc, Đông Nam Á đến Mỹ Latinh.
Việc một thương hiệu lớn và lâu đời liên tiếp vướng vào bê bối an toàn thực phẩm đã làm dấy lên những lo ngại về chất lượng kiểm soát vệ sinh trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh tại Nhật Bản.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc khôi phục lòng tin của khách hàng sẽ là một thách thức không nhỏ đối với chuỗi nhà hàng này.
Kệ sách cho thuê - Mô hình độc đáo giúp khôi phục văn hóa đọc tại Nhật Bản
Một loại hình nhà sách mới đang phát triển mạnh mẽ trong nỗ lực khôi phục văn hóa đọc tại Nhật Bản, trong bối cảnh nhiều hiệu sách truyền thống phải đóng cửa.
Một tiệm sách tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP
Tại đây, bất kỳ ai cũng có thể thuê một kệ riêng để bày bán những cuốn sách của mình. Ý tưởng sáng tạo này không chỉ tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương có thêm cơ hội tiếp cận sách thuộc những lĩnh vực khác nhau, mà còn mang đến cho độc giả một thế giới đa dạng hơn nhiều so với các gợi ý sách trực tuyến.
Ông Shogo Imamura - một nhà văn chuyên viết tiểu thuyết về Samurai thời phong kiến Nhật Bản, đồng thời là người sáng lập một hiệu sách như vậy tại khu phố sách nổi tiếng Kanda Jimbocho ở thủ đô Tokyo - hài hước chia sẻ: "Ở đây, bạn có thể sẽ tìm thấy những cuốn sách 'độc lạ' mà bạn chưa bao giờ nghĩ rằng ai đó sẽ mua chúng".
Các hiệu sách thông thường thường chỉ bán những đầu sách phổ biến dựa trên thống kê doanh số, loại bỏ những cuốn tiêu thụ chậm. Nhưng cửa hàng của Imamura thì "bỏ qua những nguyên tắc đó".
Hiệu sách của ông Imamura tên là Honmaru, có diện tích khiêm tốn chỉ 53 mét vuông, với 364 kệ, bày bán đủ loại sách từ sách mới đến sách cũ, về đa dạng chủ đề như chiến lược kinh doanh, hay manga và võ thuật. Những người thuê kệ ở đây rất đa dạng, từ các cá nhân đến công ty công nghệ, công ty xây dựng và các nhà xuất bản nhỏ. Mức phí thuê kệ từ 4.850 - 9.350 yen (tương đương 32 - 61 USD) mỗi tháng.
Ông Kashiwa Sato - Giám đốc sáng tạo của hiệu sách này, cho biết: "Các kệ sách ở đây giống như một phiên bản ngoài đời thực của tài khoản mạng xã hội, nơi mỗi người thuê thể hiện mình như trên Instagram hay Facebook".
Ngoài Tokyo, ông Imamura cũng kỳ vọng sẽ mở rộng mô hình nhà sách đến các khu vực khác - nơi văn hóa đọc cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự sụt giảm số lượng các hiệu sách. Thống kê từ Quỹ Văn hóa Công nghiệp xuất bản Nhật Bản cho thấy số các thành phố tại Nhật Bản không còn hiệu sách và hơn 600 cửa hàng đã đóng cửa trong vòng 18 tháng tính đến tháng 3 vừa qua.
Một số hiệu sách tại Nhật Bản đang nỗ lực duy trì hoạt động bằng cách bổ sung các quán cà phê hoặc phòng gym và mô hình hoạt động. Tuy nhiên, ông Imamura cho rằng đây không phải là giải pháp bền vững để vực dậy văn hóa đọc. Ông cho biết: "Nếu phòng tập gym sinh lời hơn, 90% cửa hàng có thể sẽ trở thành phòng gym, chỉ 10% còn lại dành cho sách".
Khác với các hiệu sách truyền thống - chỉ tập trung bày bán những cuốn sách ăn khách để duy trì hoạt động kinh doanh, những cửa hàng chia sẻ kệ này không có bất kỳ áp lực nào về doanh số. Mỗi cuốn sách tại đây đều là một sự giới thiệu đầy tâm huyết từ người thuê kệ.
Anh Rokurou Yui - chủ sở hữu nhiều hiệu sách theo mô hình chia sẻ trên - cho biết các kệ sách tại cửa hàng của anh chứa đựng "tình yêu lớn" của những người thuê kệ dành cho những cuốn sách mà họ chọn giới thiệu. Anh Yui nhận định: "Điều này giống như bạn đang được nghe chính những người yêu sách giới thiệu về cuốn sách vậy".
Anh Yui và cha mình - ông Shigeru Kashima, một giáo sư về văn học Pháp - đã khai trương hiệu sách chia sẻ kệ đầu tiên mang tên Passage vào năm 2022. Hiện nay, họ đã mở thêm 3 hiệu sách khác, trong đó cửa hàng mới nhất khai trương hồi tháng trước trong một trường học dạy tiếng Pháp ở thủ đô Tokyo.
Với 362 kệ sách, hiệu Passage đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều độc giả thông qua các chiến dịch tiếp thị trực tuyến của người thuê kệ - một điểm khác biệt so với các hiệu sách truyền thống, vốn chỉ dựa vào nỗ lực bán hàng của chủ cửa hàng.
Vào mỗi dịp cuối tuần, cửa hàng của anh Yui lại tấp nập với những khách hàng ở độ tuổi 10, 20, và 30. Họ đến đây không chỉ để mua sách mà còn để trò chuyện và chia sẻ đam mê về sách.
Tháng 3 vừa qua, Bộ Công nghiệp Nhật Bản đã thành lập một nhóm nghiên cứu để xem xét biện pháp hỗ trợ cho các hiệu sách trong nước. Bộ này đánh giá: "Hiệu sách là trung tâm truyền tải văn hóa và là tài sản quan trọng của xã hội trong việc duy trì sự đa dạng ý tưởng và ảnh hưởng đến sức mạnh quốc gia".
Bé gái 10 tuổi ở Nhật Bản nhận được chứng chỉ chế biến cá nóc Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, học sinh lớp 5 tại một trường tiểu học ở thành phố Kumamoto, Tây Nam Nhật Bản đã trở thành người trẻ nhất ở nước này vượt qua kỳ thi cấp phép chế biến cá nóc (tiếng Nhật là "fugu") hay còn gọi là cá nóc độc chết người. Karin Tabira trở thành người trẻ nhất...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin

Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ

Tiết lộ chi phí khổng lồ cho châu Âu khi thay thế sự hỗ trợ quân sự của Mỹ

Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

Giám đốc tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi 2.000 tù nhân với Nga

Cơ hội 90 ngày, Trung Quốc làm gì để lật ngược thế cờ trong cuộc đấu thuế quan?

Xung đột Hamas-Israel: Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Reuters: Nga đặt điều kiện để tiến hành ngừng bắn với Ukraine

Mỹ: Bão kèm lốc xoáy, ít nhất 16 người thiệt mạng

Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào
Có thể bạn quan tâm

Bao năm làm dâu chăm mẹ chồng tận tình, đến phút cuối bà lại dặn con trai giấu tôi chuyện chia tài sản
Góc tâm tình
06:52:38 18/05/2025
Mẹ của David Beckham ra mặt ủng hộ cháu trai giữa lúc gia đình rạn nứt, liệu có cứu vãn được khủng hoảng tình thân?
Sao thể thao
06:49:39 18/05/2025
Muốn khóc nhất hôm nay: Khoảnh khắc không tiếng vỗ tay nhưng lại khiến cả triệu người nghẹn ngào trong lễ tốt nghiệp
Netizen
06:46:49 18/05/2025
Biệt phủ được xây dựng suốt 12 năm bị yêu cầu phá dỡ gấp
Lạ vui
06:27:27 18/05/2025
5 món đồ "ngỡ vô hại" lại là ổ chứa formaldehyde, càng dùng càng đánh bại sức khỏe
Sáng tạo
06:26:26 18/05/2025
Nhìn Tôn Lệ 42 tuổi và Hồ Hạnh Nhi 45 tuổi: Sự thật đằng sau "khoảng cách" của năm tháng
Sao châu á
06:23:09 18/05/2025
Chồng là doanh nhân, vợ là diễn viên "siêu bận", nhưng shark Bình - Phương Oanh luôn giữ thói quen này khi nuôi con
Sao việt
06:17:13 18/05/2025
Gợi ý 5 món vừa ngon, dễ ăn cho cuối tuần, món cuối đang cực hot, "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội
Ẩm thực
06:11:24 18/05/2025
Lộ ảnh Song Hye Kyo vào vai nàng Dae Jang Geum, tuyệt đối xinh đẹp vẫn thua xa Lee Young Ae một điểm
Hậu trường phim
05:50:57 18/05/2025
10 phim ngôn tình Trung Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 ngược tâm đến tận cùng, ai xem cũng phải khóc
Phim châu á
05:49:18 18/05/2025