B.é gá.i 10 tuổ.i ở Nhật Bản nhận được chứng chỉ chế biến cá nóc
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, học sinh lớp 5 tại một trường tiểu học ở thành phố Kumamoto, Tây Nam Nhật Bản đã trở thành người trẻ nhất ở nước này vượt qua kỳ thi cấp phép chế biến cá nóc (tiếng Nhật là “fugu”) hay còn gọi là cá nóc độc chế.t người.
Karin Tabira trở thành người trẻ nhất vượt qua kỳ thi cấp phép chế biến cá nóc tại Nhật Bản. Ảnh: Mainichi
Karin Tabira – học sinh tại Trường Tiểu học Kawashiri thuộc quận Minami, Kumamoto đã tham gia kỳ thi cấp phép chế biến cá nóc năm tài chính 2024 tổ chức tại tỉnh Yamaguchi vào tháng 6 và tháng 7 năm nay. Với sự hỗ trợ của Fukunari, một công ty bán buôn tại thành phố Kumamoto chuyên nuôi và bán cá nóc độc, Karin Tabira đã dành khoảng 6 tháng để tham gia đào tạo cho kỳ thi. Sau đó, Karin – 10 tuổ.i đã vượt qua cả bài kiểm tra học thuật về vệ sinh thực phẩm và bài kiểm tra thực hành về lọc phi lê và nhận dạng các bộ phận của cá nóc. Đến nay, người trẻ nhất được cấp chứng chỉ là 11 tuổ.i, trong khi tỷ lệ đỗ kỳ thi là 64,5%.
Karin đã đến thăm Văn phòng chính quyền tỉnh Kumamoto vào ngày 22/8 và phục vụ Thống đốc Takashi Kimura món gỏi cá nóc sống – “sashimi” mà cô bé đã chuẩn bị.
Video đang HOT
Sau khi nếm thử món ăn, Thống đốc Kimura đán.h giá món ăn mỏng, trong và rất ngon, đồng thời bày tỏ rất ấn tượng trước một học sinh 10 tuổ.i sẵn sàng chấp nhận thử thách này.
Kỳ thi cấp phép chế biến “fugu” được tổ chức ở mọi tỉnh tại Nhật Bản. Ở tỉnh Kumamoto, chỉ những người từ 18 tuổ.i trở lên mới có thể nộp đơn xin cấp phép để thực sự chế biến “fugu”, vì vậy Karin đã tham gia kỳ thi ở tỉnh Yamaguchi, nơi không có giới hạn độ tuổ.i. Cô bé cho biết: “Tôi muốn lấy được giấy phép khi tôi 18 tuổ.i để tôi có thể chế biến “fugu” ở tỉnh Kumamoto”.
Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm
Sau nhiều năm nỗ lực, cuối cùng Chính phủ Nhật Bản đã chính thức ngừng sử dụng đĩa mềm trong toàn bộ bộ máy.
Đây là cột mốc được mong đợi từ lâu thuộc chiến dịch hiện đại hóa bộ máy của Chính phủ Nhật Bản.
Đĩa mềm vốn là một phát minh từ thập niên 60 của thế kỷ trước và đến nay đã vô cùng lỗi thời. Ảnh: iStock/Maxiphoto
Bộ trưởng Kỹ thuật số Taro Kono ngày 3/7 xác nhận với truyền thông: "Chúng tôi đã giành chiến thắng trong cuộc chiến về đĩa mềm vào ngày 28/6!". Ông Taro Kono từng lên tiếng về việc xóa sổ máy fax và các công nghệ lỗi thời tương tự khác trong chính phủ.
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.
Nhật Bản thành lập Cơ quan Kỹ thuật số trong đại dịch COVID-19 vào năm 2021. Thời điểm đó, việc triển khai xét nghiệm và tiêm chủng phòng ngừa COVID-19 trên toàn quốc bộc lộ thực tế rằng Chính phủ Nhật Bản vẫn phụ thuộc vào việc nộp hồ sơ giấy và công nghệ lỗi thời.
Nhật Bản là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực công nghệ cao. Nhưng nước này trong nhiều khía cạnh vẫn mắc kẹt với quá khứ. Một số dịch vụ của Chính phủ Nhật Bản vẫn chưa thể truy cập online và dựa vào đơn từ bằng giấy hoặc đến trực tiếp văn phòng cơ quan công quyền địa phương. Máy fax vẫn được sử dụng thường xuyên tại các văn phòng thay vì thư điện tử (email) và con dấu vẫn được ưu tiên hơn chữ ký điện tử.
Trong thời kỳ dịch COVID-19, báo chí Nhật Bản đã đưa tin về vụ việc một cán bộ tại tỉnh Yamaguchi gửi đĩa mềm chứa thông tin của người dân đến một ngân hàng địa phương để phân phát tiề.n cứu trợ. Tuy nhiên đã xảy ra nhầm lẫn khiến một người dân nhận đến 46,3 triệu yen (331.000 USD).
Chính phủ Nhật Bản từ lâu đã nhận ra cần xử lý tình trạng lạc hậu về kỹ thuật số tại nước này. Bộ trưởng Kỹ thuật số Nhật Bản Taro Kono còn tuyên bố "chiến tranh" với đĩa mềm và châm biếm về chiếc máy fax của ông khi đang sống trong xã hội tiên tiến.
Đĩa mềm được phát minh bởi kỹ sư người Mỹ Alan Shugart làm việc tại IBM vào năm 1967. Đĩa mềm phổ biến từ những năm 1970 cho đến cuối những năm 1990, khi chúng bị thay thế bởi tệp đính kèm email... Đĩa mềm thường được làm bằng nhựa dẻo phủ vật liệu từ tính và nằm trong khối nhựa cứng hình vuông.
Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các thế hệ người Việt Nam tại Nhật Bản Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, hưởng ứng Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt năm 2024 tại Nhật Bản, ngày 13/4, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka đã tổ chức Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 tại khu vực phía Nam Nhật...