‘Chuột chạy cùng sào…’
Ngày xưa, từ thời ba mẹ tôi thi vào sư phạm, câu nói này đã vô cùng nổi tiếng.
“Chuột chạy cùng sào…” là con chuột đói không lối thoát, câu thành ngữ này hàm ý chỉ con người đã lâm vào tình trạng bế tắc, đang ở bước đường cùng.
“Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” ý muốn chỉ rằng khi người thí sinh không còn lựa chọn nào khác, mới chọn ngành sư phạm để làm giáo viên. Bởi nghề giáo viên thời đó có thể được xem là nghề (tri thức) nghèo nhất. Có lẽ, ngày đó, phải thực sự yêu nghề mới chọn làm giáo viên.
Sau vụ việc nữ sinh ở An Giang nghi tự tử, học sinh mong muốn thầy cô lắng nghe và thấu hiểu nhiều hơn. Ảnh minh họa: Lao Động
Cách đây gần 30 năm, tôi từng thấy những giờ phút ba mẹ miệt mài đèn sách, trăn trở bên từng trang viết của học trò. Ngoài giờ đó, tôi cũng chứng kiến ba mẹ hàng đêm thức khuya đạp máy khâu rầm rầm may đồ ký gửi. Ba dạy đại học, mẹ dạy cấp hai nhưng vẫn phải làm thêm, ngoài may đồ ký gửi còn đi buôn chanh, bán lạc.
Ba mẹ tôi chẳng phải là ngoại lệ, thời đó, nhà nào mà cả hai vợ chồng đều là giáo viên thì xác định phải có thêm nghề tay trái mới đủ trang trải cho cuộc sống. Thậm chí, ba mẹ tôi từng nghĩ chỉ sinh một đứa con thôi, vì nếu sinh nhiều sẽ không nuôi nổi.
Thế rồi, cuộc sống đổi thay, các giáo viên “thoát nghèo” nhờ dạy thêm. Nếu một người giáo viên nào đó có thể sống dư dả mà không cần dạy thêm, thì chỉ có thể là vợ/chồng người đó làm nghề khác và tôi chắc chắn, họ chính là trụ cột kinh tế trong nhà.
Bao nhiêu thí sinh thi Sư phạm thực sự yêu nghề giáo?
Ấy vậy mà thời nay nghề giáo viên vẫn không phải là nghề “hot” thu hút được đông đảo thí sinh. Thậm chí, thực trạng đáng buồn là có lúc điểm tuyển sinh cho ngành sư phạm lại xuống cực thấp, như năm 2017. Điểm chuẩn chuyên ngành sư phạm ở một số trường đại học, cao đẳng chỉ ở mức 9, 10, 12, 15 điểm. Lúc này, ý nghĩa của câu “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm…” lại trở thành phải học dốt lắm mới đi làm giáo viên.
Điều này khiến tôi băn khoăn ở chỗ, không biết những thí sinh này chọn sư phạm vì thích làm giáo viên, hay vì nếu không chọn sư phạm thì không đủ tiêu chuẩn vào trường đại học, cao đẳng nào khác? Chưa kể, học sư phạm còn có ưu đãi là không phải đóng tiền học phí.
Video đang HOT
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, tôi được hỏi tại sao lại chọn ngành Sư phạm. Tôi không hề chuẩn bị cho câu hỏi này, và trước đây cũng chưa từng ai hỏi tôi câu đó.
Sự thực là không phải tôi chọn ngành sư phạm, mà là ba mẹ chọn cho tôi. Lý do đơn giản là nghề này nhàn hạ, và tôi sẽ có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình và con cái. Đối với mẹ tôi, vai trò của người phụ nữ là “nội tướng” trong nhà, còn người chồng sẽ lo việc kinh tế. Còn với ba tôi, mẹ tôi nói gì cũng đúng.
Không biết, trong hàng ngàn thí sinh nộp hồ sơ vào trường sư phạm hàng năm, bao nhiêu trong số đó là thực sự yêu nghề giáo? Bao nhiêu trong số đó khi ra trường vẫn còn giữ được tâm huyết, nhiệt huyết với nghề, nhất là khi nghề giáo luôn đối mặt với rất nhiều khó khăn và áp lực đủ chiều. Tôi nghĩ, một người giáo viên không thể làm tốt công việc của mình nếu như họ không có lòng bao dung, không có sự kiên nhẫn, và trên hết, không có lòng yêu thương con người.
Cần tạo được mối đồng cảm giữa cô và trò
Trong vụ việc cô nữ sinh An Giang nghi tự tử, tôi đã vô cùng kinh ngạc về phản ứng của người giáo viên và những lời lẽ thua đủ mà cô giáo đăng trên Facebook. Thực sự cô đã nghĩ gì khi “bạo hành” chính học sinh của mình bằng những lời nói gây tổn thương và những đòn tâm lý? Tôi tự hỏi, khi chọn nghề này, lý do của cô là gì? Cô bảo cô “yêu màu tím”, nhưng tôi không biết liệu giữa yêu màu tím và yêu con người có gì liên quan hay không.
Nếu đã không yêu nghề này, tại sao cô lại chọn nó. Không yêu nghề mà phải làm nghề, phải chịu đựng những khó khăn, khắc nghiệt, đòi hỏi của nghề, chẳng khác gì hành hạ bản thân. Mà một khi bản thân đã không thoải mái, thì làm sao có thể tốt với người khác được, nhất là khi đối tượng thụ hưởng từ nghề nghiệp của mình lại là thanh thiếu niên, lứa tuổi với tâm lý phức tạp, tính tình cũng ương ương.
Trong một bài nói chuyện trên diễn đàn TED, bà Rita Pierson, một nhà giáo dục người Mỹ, kể rằng đồng nghiệp của bà nói, nhiệm vụ của họ chỉ là dạy kiến thức cho học sinh, họ không được trả lương để thích lũ trẻ. Bà Pierson đáp rằng, lũ trẻ sẽ không học từ người mà chúng không thích; và tin rằng một năm học của người đồng nghiệp sẽ trở nên rất dài…
Bà Rita Pierson: Mọi đứa trẻ đều xứng đáng với một người ủng hộ, một người lớn sẽ không bao giờ từ bỏ chúng, người hiểu được sức mạnh của sự kết nối và khẳng định mạnh mẽ rằng đứa trẻ sẽ trở thành phiên bản tốt nhất chúng có thể
Quả vậy, tôi cảm thấy, việc dạy học, đặc biệt ở cấp phổ thông, trước hết cần tạo được mối đồng cảm giữa cô và trò. Một khi hai bên đã thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau thì việc dạy và học sẽ trở nên trôi chảy, dễ dàng. Ngược lại, sẽ là sự mệt mỏi cho cả hai bên.
Trở lại cuộc phỏng vấn của tôi, tôi đã thành thật trả lời rằng tôi vào sư phạm là sự lựa chọn của ba mẹ. Và may mắn thay, đó lại là một lựa chọn phù hợp nhất dành cho tôi. Hoá ra công việc này đem lại cho tôi nhiều niềm vui, mỗi khi tôi nhìn thấy được sự thay đổi ở học trò, dù ít hay nhiều.
Tôi làm nghề này, trước hết là vì chính tôi, chứ không vì ai khác.
"Thắp" đam mê khoa học cho học sinh dân tộc
Là giáo viên Mỹ thuật nhưng cô Hoàng Thị Thủy, GV Trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) lại có thành tích đáng tự hào trong vai trò hướng dẫn học sinh (HS) nghiên cứu khoa học.
Cô Hoàng Thị Thủy (thứ 2 từ trái sang) có nhiều công trong hướng dẫn HS NCKH. Ảnh: NTCC
Là giáo viên Mỹ thuật nhưng cô Hoàng Thị Thủy, GV Trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Sín Cô Thủy đã và đang "thổi bùng" trong nhiều thế hệ HS dân tộc sự hứng khởi, sáng tạo và ước mong chinh phục kiến thức.
Ở lại với giáo dục vùng khó
Cô Hoàng Thị Thủy tốt nghiệp Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật tỉnh Yên Bái năm 2012. Ra trường với ước mong được làm cô giáo Mỹ thuật tại quê hương không thành bởi khi đó ngành GD&ĐT Yên Bái đã tuyển đủ giáo viên (GV), cô Thủy liền khoác ba lô lên vùng cao Si Ma Cai (Lào Cai) làm GV hợp đồng. Cô được nhận vào Trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) và gắn bó từ đó tới nay.
Những ngày đầu lên vùng cao Si Ma Cai công tác, cô Hoàng Thị Thủy không tránh khỏi bỡ ngỡ, lo lắng bởi môi trường sống, xã hội và đặc biệt giáo dục còn khó khăn. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn được gia đình động viên "ở đâu mọi người sống, làm việc được thì mình cũng tồn tại được", bản thân cũng luôn nhìn mọi việc tích cực, yêu nghề, mến trẻ nên cô Thủy nhanh chóng thích nghi. Sau 8 năm gắn bó với vùng cao Si Ma Cai, cô Hoàng Thị Thủy chưa một lần nghĩ đến việc thay đổi nơi công tác.
"HS vùng cao thiệt thòi về điều kiện sống và học tập, nhận thức hạn chế nhưng các em ngoan và tình cảm vô cùng; đồng nghiệp gần gũi, hỗ trợ nhau. Những điều đó như gắn bó em với Si Ma Cai. Hàng ngày được lên lớp dạy học, truyền cho HS kiến thức, tình yêu thương, sẻ chia khó khăn..., em thấy vui và hạnh phúc dù sống xa gia đình, quê hương. Mỗi năm em chỉ về nhà 2 lần vào dịp Tết và hè. Trường lớp đã trở thành ngôi nhà thứ 2, đồng nghiệp, học sinh như người thân trong gia đình" - cô Thủy tâm sự.
Cô Thủy luôn khuyến khích HS vừa học vừa áp dụng kiến thức vào thực tế. Ảnh: NTCC
Cơ duyên đến với nghiên cứu khoa học
Cô Hoàng Thị Thủy cho biết: Hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học (NCKH) như một cơ duyên. Năm 2018 cô được nhà trường phân công hướng dẫn HS nghiên cứu và hoàn thành mô hình Rôbốt nông dân". Sản phẩm như một dạng đồ chơi tự chế (từ mô-tơ ô tô đồ chơi cũ), chuyển tải ước mơ của trẻ vùng cao được giúp bố mẹ thu hoạch lương thực. Mặt khác, còn có thể ứng dụng vào dạy học một số môn hát nhạc, mĩ thuật, khoa học tự nhiên... giúp HS hứng thú hơn với môn học.
"Rô-bốt nông dân" đoạt giải Nhì cấp quốc gia tại cuộc thi "Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc" lần thứ 14.Giải thưởng trở thành động lực cho GV và HS của trường cố gắng NCKH để có những thành công lớn hơn.
Tại cuộc thi "Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc" lần thứ 15, mô hình "Cộng đồng các dân tộc huyện Si Ma Cai" do cô Hoàng Thị Thủy hướng dẫn đã xuất sắc giành giải Nhất. Mô hình mô tả lại cuộc sống sinh hoạt bình dị với nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc (Mông, Nùng, Thu Lao, Kinh) sống trên địa bàn huyện Si Ma Cai đã chinh phục ban giám khảo từ cấp tỉnh đến quốc gia.
Hơn thế, từ những ý tưởng độc đáo, sáng tạo, sản phẩm "Cộng đồng các dân tộc Si Ma Cai" do các em HS dân tộc thiểu số sáng chế với sự hướng dẫn của cô Hoàng Thị Thủy có thể sử dụng làm đồ dùng dạy học về bản sắc văn hóa, hoặc trang trí phòng truyền thống tại nhà trường.
Nói về khó khăn trong hướng dẫn HS dân tộc NCKH, cô Thủy chia sẻ: Điều kiện cơ sở vật chất để GV, HS nghiên cứu và ứng dụng còn hạn chế. Chính vì vậy, hầu hết các sản phẩm NCKH được tận dụng từ các nguyên vật liệu có sẵn, không tốn kém, gắn liền với đời sống sinh hoạt của HS. Hạn chế trong điều kiện vật chất cũng khuyến GV và HS phải "dày" công hơn để làm ra sản phẩm. Nhiều khi làm hỏng, thất bại HS chán nản buộc GV phải có cách động viên, khuyến khích để HS không bỏ cuộc.
Mặt khác, HS dân tộc vốn từ tiếng Việt còn hạn chế, các em thiếu tự tin khi thuyết trình sản phẩm trong các cuộc thi. Vì vậy, GV cần hỗ trợ kịp thời, đúng cách để sản phẩm toát lên được giá trị, tinh thần....
Cô Bùi Thị Hường - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai nhận xét: Cô Hoàng Thị Thủy luôn đổi mới, sáng tạo và cống hiến hết mình trong hoạt động giáo dục. Từ những vật dụng đơn giản như chiếc lá khô, viên sỏi, quả trứng... cô có thể "biến" thành đồ chơi, đồ dùng dạy học. Cô luôn phát huy khả năng mỹ thuật vào việc trang trí lớp học, hướng dẫn HS tự tay làm đồ vật ngộ nghĩnh, vẽ tranh... để trưng bày trang trí trong lớp. Sự sáng tạo không ngừng về phương pháp giảng dạy khiến HS luôn hào hứng với học tập.
"Mong rằng với năng lực, trí tuệ, tâm huyết của mình cô giáo Hoàng Thị Thủy sẽ tiếp tục phát huy để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nhà trường và ngành Giáo dục Lào Cai. Cùng đó sẽ có thêm nhiều thế hệ HS dân tộc thiểu số được cô Thủy hướng dẫn, giúp đỡ và gặt hái thêm thành công trong học tập và NCKH..." - cô Bùi Thị Hường bày tỏ.
Điều kiện tiếp cận khoa học kĩ thuật, nâng cao kiến thức của GV vùng cao không nhiều. Phần lớn phải tự trau dồi kiến thức thông qua mạng Internet từ đó nghiên cứu, sáng tạo và tìm cách ứng dụng vào công việc hướng dẫn HS NCKH, tìm ra phương pháp giảng dạy giúp HS dễ tiếp thu bài và phát huy năng lực sở trường. Không kiên nhẫn, thiếu ý thức tự bồi dưỡng chắc chắn GV sẽ tụt hậu, không hoàn thành tốt vai trò hướng dẫn HS NCKH... - Cô Hoàng Thị Thủy
Vun đắp "lửa nghề" cho giáo viên Dù gặp phải không ít khó khăn, áp lực nhưng không vì thế mà đội ngũ giáo viên thiếu đi tinh thần nhiệt huyết, yêu nghề. Từ nông thôn đến thành thị, dù là trường công hay trường tư..., các thầy giáo, cô giáo vẫn luôn không ngừng hoàn thiện bản thân, nâng cao kỹ năng, tích cực đổi mới phương pháp giảng...