Chương trình STEAM tại trường quốc tế BVIS
Chương trình STEAM của BVIS được phát triển bởi các chuyên gia Viện công nghệ Massachuset (MIT).
Theo báo cáo “ Tương lai của việc làm 2018″ được Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố ngày 17/9/2018, đến năm 2025, hơn một nửa những công việc của con người sẽ được thực hiện bằng máy móc.
Thầy Simon Higham – Hiệu trưởng trường Quốc tế Anh Việt BVIS TP HCM cũng cho biết, sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi giáo dục hiện đại không chỉ dừng lại ở việc giáo viên giảng dạy – học sinh tiếp thu kiến thức thông thường mà còn cần phát triển những kỹ năng cần thiết để các em có thể thích ứng và bứt phá trong tương lai.
“Phương pháp giáo dục STEAM hiện nay được coi là chìa khóa giải quyết cho nhu cầu cấp bách này”, thầy Simon nhấn mạnh.
Học sinh BVIS tìm hiểu về chương trình STEAM tại khuôn viên Viện công nghệ MIT.
Là thành viên thuộc hệ thống giáo dục Nord Anglia Education (NAE), trường Quốc tế Anh Việt BVIS TP HCM có cơ hội tiếp cận nhiều lợi ích độc đáo thông qua mối quan hệ hợp tác giữa NAE cùng các tổ chức hàng đầu trên thế giới.
Năm học 2018-2019, đội ngũ lãnh đạo BVIS đã triển khai chương trình STEAM được phát triển bởi các chuyên gia hàng đầu từ Viện công nghệ Massachuset (MIT) danh tiếng vào thời khóa biểu học tập hàng ngày của học sinh.
MIT đã thiết kế nội dung chương trình STEAM tích hợp kiến thức liên bộ môn từ Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Kỹ thuật, Art – Nghệ thuật và Maths – Toán với trọng tâm phát triển tư duy cho học sinh theo nhiều khía cạnh khác nhau khi đối mặt cùng các vấn đề thực tiễn.
Từ đầu năm học tới nay, đội ngũ giáo viên của trường liên tục giới thiệu hàng loạt thử thách STEAM thú vị như “Hack the Tube – Sáng tạo cùng ống giấy” yêu cầu các em phát huy trí tưởng tượng để tái chế những ống giấy vệ sinh bỏ đi thành những sản phẩm mới lạ hay “Sustainable Cities – Thành phố bền vững” khi các em vận dụng hiểu biết về xây dựng, giao thông và môi trường để thiết kế mô hình – giải pháp cho một thành phố phát triển bền vững hơn. Tháng 5 vừa qua, toàn khối tiểu học của BVIS cũng tham gia thử thách STEAM chế tạo một phương tiện tự cung cấp năng lượng để có thể di chuyển được xa nhất.
Học sinh khối tiểu học BVIS tham gia thử thách STEAM.
Tổ chức Nord Anglia cũng tạo điều kiện cho bốn đại diện học sinh trung học trường BVIS có cơ hội đến thăm khuôn viên Viện Công nghệ MIT ở Cambridge, Massachusetts, Mỹ vào tháng 8/2018 đồng thời tìm hiểu thêm về lợi ích của việc học đa ngành tại các buổi hội thảo STEAM cùng bạn bè từ khắp nơi trên thế giới.
Các em còn được thử sức với các hoạt động đa dạng do Nord Anglia và Viện MIT thiết kế nhằm nâng cao tư duy phản biện, tính sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
Video đang HOT
Học sinh BVIS tham gia Đại hội STEAM Nord Anglia Đông Nam Á
Ngoài ra, một số học sinh trung học của BVIS cũng đã đến trường Quốc tế Northbridge ở Campuchia để tham gia Đại hội STEAM cùng 8 trường thành viên Nord Anglia khác trong khu vực Đông Nam Á. Tại đây, các em cùng khám phá và phát huy sáng tạo cùng một trong những chủ đề của MIT và NAE “Siêu nhiên” đồng thời rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm với bạn bè từ những trường khác trong quá trình học tập theo dự án, từ đó đưa ra ý tưởng về sự thích ứng của động vật để tạo nên một siêu anh hùng.
Với sự hỗ trơ và hợp tác cùng Viện công nghệ MIT, trường Quốc tế Anh Việt, BVIS TP HCM không ngừng mang tới nhiều trải nghiệm STEAM thú vị và bổ ích khuyến khích tinh thần học tập, khám phá của học sinh, giúp các em từng bước khẳng định bản thân và đạt được ước mơ trong tương lai.
An Nhiên
Theo VNE
Toán học - nền tảng để doanh nghiệp, đại học theo kịp thời cuộc 4.0
"Đằng sau khoa học công nghệ chính là toán học. Đằng sau đa phần hoạt động của cuộc sống là những công thức toán học phức tạp. Toán học vô cùng quan trọng trong nền kinh tế mới của Việt Nam, dù chúng ta nhận biết hay không nhận biết được thì đó vẫn là điều hiển nhiên".
Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội tại diễn đàn "Toán học trong công nghiệp" tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị toán học Việt - Mỹ năm 2019 tại trường ĐH Quy Nhơn.
Diễn đàn "Toán học trong công nghiệp" do GS. Vũ Hà Văn - Yale University, USA, Giám đốc Khoa học Viện nghiên cứu dữ liệu lớn, VINGROUP dẫn dắt với các diễn giả là PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS. Nguyễn Xuân Hùng - Giám đốc Viện Nghiên cứu liên ngành CIRTech, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM; TS. Nguyễn Vũ Lưu - Phó Trưởng ban Chiến lược Tập đoàn Viettel và ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Giám đốc Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ Ngân hàng BIDV, Tổng thư ký Hiệp hội thị trường Trái phiếu Việt Nam.
Hơn 500 đại biểu tới dự diễn đàn "Toán trong công nghiệp"
Toán giúp tối ưu hóa, chuẩn hóa mọi sản phẩm
Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải - Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, rất nhiều thầy cô và sinh viên từng có một thời gian đồng nhất rằng học giỏi tức là học giỏi Toán, đến tận bây giờ vẫn như vậy. Toán học mang cho chúng ta tư duy logic và nền tảng để phát triển trong tương lai.
Sau 30 năm đổi mới, sự phát triển kinh tế của nước ta dựa vào 3 động lực: tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ và khoa học công nghệ (KHCN). Muốn đất nước phát triển hơn nữa chúng ta không thể cứ trông chờ vào tài nguyên thiên nhiên hay lao động giá rẻ mà phải đầu tư cho KHCN và nền kinh tế tri thức.
"Đằng sau KHCN chính là Toán học. Đằng sau đa phần hoạt động của cuộc sống là những công thức Toán học phức tạp. Toán học vô cùng quan trọng trong nền kinh tế mới của Việt Nam, dù chúng ta nhận biết hay không nhận biết được thì đó vẫn là điều hiển nhiên", ông Hải nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Vũ Lưu - Phó Trưởng ban Chiến lược Tập đoàn Viettel dẫn chứng, công nghệ mới nhất là công nghệ 5G mà các nhà khoa học dự báo có thể tạo nên tác động kinh tế to lớn từ Toán học. Những phát minh sáng chế bắt nguồn từ Toán học tạo nên ảnh hưởng rất lớn cho nền kinh tế.
Ông Lưu cho hay, ở Viettel có 3 lĩnh vực sử dụng Toán nhiều gồm: nghiên cứu thiết kế các thiết bị viễn thông (4G, sắp tới là 5G - luôn dùng đến thuật toán về mã sửa đổi), công nghiệp về hàng không vũ trụ (máy bay không người lái, thuật toán dẫn đường điều khiển), ra quyết định kinh doanh (bài toán dự báo hành vi khách hàng, dữ liệu có cấu trúc để ra quyết định đúng, trúng đích khách hàng).
Trong nền cách mạng công nghiệp 4.0, Toán học càng đóng vai trò quan trọng, nhất là về phần xác suất thống kê, tối ưu hóa.
Trong suốt hơn 4 năm thực hiện dự án hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ, Toán học luôn gắn liền với nghiên cứu của PGS. Nguyễn Xuân Hùng - trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Ông Hùng cho hay, trước khi chọn sinh viên vào dự án, ông luôn quan tâm CV (sơ yếu lý lịch) của bạn đó có mạnh về Toán hay không.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Giám đốc Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ Ngân hàng BIDV, Tổng thư ký Hiệp hội thị trường Trái phiếu Việt Nam chia sẻ: "BIDV vừa thực hiện một trung tâm số hóa cơ sở dữ liệu để phân tích hành vi, phản ứng của khách hàng với dịch vụ của mình. Chúng tôi có cơ sở dữ liệu, khách hàng, thị trường nhưng Toán giúp tối ưu hóa, chuẩn hóa sản phẩm đưa đến khách hàng nhờ đọc được hành vi, phản ứng của họ".
Các diễn giả tại diễn đàn "Toán trong công nghiệp"
Doanh nghiệp và trường đại học cần làm rõ để hiểu nhau hơn
Ông Nguyễn Vũ Lưu - Phó Trưởng ban Chiến lược Tập đoàn Viettel cho hay, từ trước nay các cấp lãnh đạo của tập đoàn rất muốn thúc đẩy hợp tác với các trường đại học hiệu quả để tri thức Toán học mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng chuyển biến thực tế không nhiều.
Bàn về nguyên nhân sự hợp tác doanh nghiệp và đại học chưa mạnh như mong muốn, PGS. Nguyễn Xuân Hùng - Đại học Công nghệ TP.HCM chia sẻ: "Trong quá trình làm với doanh nghiệp chúng tôi gặp phải vấn đề là doanh nghiệp không tin trường đại học. Một doanh nghiệp từng kể với tôi rằng: "Chúng tôi chỉ tìm đến 5 đại học nhưng đến đó chỉ tốn tiền chứ chưa làm được gì!"...
Theo ông Hùng, trường đại học và doanh nghiệp cần hợp tác trên tinh thần tạo giá trị win - win (đôi bên cùng có lợi) và có cam kết qua các hợp đồng. Phía doanh nghiệp phải sẵn sàng đầu tư khoản mạo hiểm cho nghiên cứu và nhà khoa học cũng sẵn lòng chân thành, cam kết tạo uy tín, giá trị ứng dụng.
"Khi doanh nghiệp hiểu, chia sẻ thì họ sẽ tìm đến trường đại học. Chữ tín, tinh thần hợp tác win - win, sẵn lòng hợp tác thì khó khăn nào cũng vượt qua", PGS. Nguyễn Xuân Hùng nhấn mạnh.
Đồng tình quan điểm, PGS. TS Nguyễn Hoàng Hải - Phó Hiệu trưởng ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, muốn hợp tác thành công đôi bên phải rất tâm huyết, tin tưởng.
"Trong 10 hợp tác chỉ có 2-3 cái thành công. Điều đó đến từ đòi hỏi gấp gáp, có hiệu quả ngay lập tức của doanh nghiệp trong khi các nhà khoa học làm nghiên cứu có khi kết quả chỉ đến trong tương lai.
Hiện nay, chỉ có một số doanh nghiệp có sứ mạnh lớn mới nhìn xa được về tầm quan trọng Toán và đầu tư dài hơi vào dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu vì một tương lai không còn lệ thuộc vào công nghệ và dữ liệu", đại diện này nhận định.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Giám đốc Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ Ngân hàng BIDV phân loại 2 mục tiêu thường thấy của hợp giữa doanh nghiệp với các trường đại học, nhà khoa học.
Một là giúp doanh nghiệp có kiến thức cơ bản để bắt kịp công nghệ thế giới đã làm.
Hai là tạo ra giá trị hoàn toàn mới, sáng tạo để tạo ra lợi thế cạnh tranh đột phá đòi hỏi đưa ra các đề tài nghiên cứu đặt hàng nhà khoa học. Điều đó dẫn đến hai hình thức hợp tác, một ngắn hạn, một dài hạn.
"Trong thực tế khi hợp tác với trường đại học, khi có sản phẩm chúng tôi nhận ra tư duy của 2 bên không khớp với nhau. Tư duy doanh nghiệp Việt Nam là đã bỏ ra phải thành công, nghiệm thu chạy được doanh nghiệp mới trả tiền. Như vậy cực kỳ khó với nhà nghiên cứu. Vì có những bài toán cực kỳ khó, không thể "ăn xổi" được. Nhiều trường hợp nhà trường không ra kết quả thì doanh nghiệp truy đòi trả lại tiền", ông Quỳnh dẫn chứng.
"Doanh nghiệp nên chấp nhận rủi ro khi đầu tư nghiên cứu khoa học - có thể đầu tư nhưng chưa ra được kết quả. Đồng thời, nhà quản lý doanh nghiệp, đại học nên nghĩ cách xây cái cầu (các quỹ) để hai bên bắt tay, hợp tác cùng đóng góp. Dùng một khoản quỹ không lợi nhuận để trao học bổng, tài trợ cho nhà khoa học hiện thực điều họ mong muốn có thể tạo mối gắn kết tốt giữa đôi bên", Ông Đỗ Ngọc Quỳnh đề xuất.
"Về phía doanh nghiệp, khi làm việc với các trường đại học không nên đưa ra vấn đề rộng quá mà phải đặt ra cái đề thật cụ thể như vậy việc hợp tác sẽ hiệu quả hơn. Còn về phía các trường đại học cũng nên hiểu cho doanh nghiệp rằng, có những dự án chúng tôi phải có những kết quả phải xong ở thời điểm nhất định để giải quyết bài toán kinh doanh". Đó là góp ý của ông TS. Nguyễn Vũ Lưu Phó Trưởng ban Chiến lược tập đoàn Viettel.
GS Ngô Bảo Châu cùng các đại biểu tham dự diễn đàn
Thiết kế môn toán gắn với thực tế
Bàn về việc giảng dạy Toán học ở các trường hiện nay, PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, dạy Toán ở phổ thông Việt Nam có nội dung kiến thức tương đối tốt nhưng nên mở rộng ứng dụng của Toán học trong các khía cạnh đời sống.
Như vậy sẽ rất thu hút và giúp các em sinh viên hiểu được tầm quan trọng của Toán qua ví dụ cụ thể. Ông Hải cho hay, ở bậc đại học, bản thân Khoa Toán ở ĐH Khoa họcTự nhiên dự định sắp tới sẽ mở Toán học cho kinh tế, Toán học cho xã hội để mang tính ứng dụng hơn.
Đồng quan điểm, PGS. Nguyễn Xuân Hùng - trường Đại học Công nghệ TP.HCM kể chuyện sinh viên từng tâm sự với mình rằng: "Thầy ơi, em không thích môn Toán vì em chứng minh công thức rồi không biết dùng nó ở đâu cả".
Ông Hùng cho biết, tình yêu Toán tăng dần theo thời gian khi ông sang Mỹ học. Bởi vì, giáo sư đưa cuốn sách mà bên cạnh mỗi công thức Toán học là một ví dụ về ứng dụng của Toán.
Theo ông Hùng, nên thiết kế môn Toán gắn với thực tế như vậy sẽ có tính thu hút, hấp dẫn người trẻ hơn và tùy theo từng ngành nghề, công ty mà bạn trẻ có sự đầu tư học Toán cụ thể (Toán cơ bản/ Toán cao cấp...). Và không chỉ đại học mà các doanh nghiệp cũng có thể đặt những bài toán đó.
Hồng Hạnh - Lệ Thu
Theo Dân trí
Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ giáo dục theo cơ chế thị trường Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục theo cơ chế thị trường, trong đó xác định rõ các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp...