Chương trình, SGK mới với lớp 1: Học sinh thích thú bài giảng
Sau khi học sinh lớp 1 kết thúc học kì đầu tiên với Chương trình, sách giáo khoa mới nhiều giáo viên nhận xét các em nắm vững kiến thức.
Giáo viên giảng dạy Chương trình, SGK mới cho các em học sinh lớp 1.
Qua đó, việc kiểm tra học kì nhẹ nhàng, thành tích tương đương những năm trước.
Vừa hoàn thành công tác chấm thi học kỳ cho các em học sinh lớp 1, thầy Trần Hà Thanh – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Văn Trỗi (huyện Chư Prông, Gia Lai) không giấu được sự vui mừng, phấn khởi.
Theo thầy Thanh, năm học 2020 – 2021, trường có 67 học sinh lớp 1 học Chương trình, sách giáo khoa mới. Với chương trình mới, phần đọc, viết có yêu cầu cao hơn so với chương trình cũ. Tuy nhiên, do giáo viên thay đổi cách giảng dạy để phù hợp với học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các em học sinh chăm chỉ học tập nên dễ dàng tiếp thu kiến thức.
Tương tự, cô Nguyễn Thị Thu Hằng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Đắk Hà, Kon Tum) cho biết: Với Chương trình, SGK mới các em học sinh lớp 1 tiếp thu khá tốt.
Theo cô Hằng, năm học này nhà trường có 4 lớp 1 với 120 em học sinh. Năm đầu tiên làm quen Chương trình, SGK lớp mới, thầy và trò không tránh khỏi bỡ ngỡ ban đầu. Ngoài ra, do trường thiếu giáo viên nên không đáp ứng được yêu cầu dạy học hai buổi/ngày với lớp 1. Do đó, các em học sinh tiếp thu chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, các giáo viên cố gắng thay đổi phương pháp, nội dung để phù hợp với khả năng tiếp thu, đặc thù địa phương. Do đó qua thời gian, học sinh đã tiếp cận tốt với chương trình mới và vô cùng thích thú. Các em đã hoàn thành bài kiểm tra học kì với thành tích khá tốt.
Video đang HOT
Phụ huynh tìm cách cho con học chữ trước khi vào lớp 1
Năm học vừa hết một nửa, nhiều phụ huynh có con đang học mầm non rộn ràng tìm lớp học chữ, tiền tiểu học với mong muốn trẻ vững vàng hành trang bước vào lớp 1.
Trên diễn đàn dành cho các mẹ có con chuẩn bị vào lớp 1, chị Hồng Đinh (29, TP.HCM) bày tỏ sự lo lắng khi con mình đã 5 tuổi nhưng đến nay vẫn chưa biết được hết bảng chữ cái. Chữ số thì bé chỉ biết đếm từ 1 đến 10. Chị hỏi thăm kinh nghiệm của các bà mẹ khác khi sang năm con bước vào lớp 1 nhưng so với bạn bè cùng trang lứa, bé có vẻ chậm tiếp thu.
Chung nỗi lòng với bà mẹ trẻ tại TP.HCM, nhiều phụ huynh khác cũng cho biết họ rất lo lắng khi con vào lớp 1 phải học chương trình mới "nặng, khó".
Lo con không theo kịp bạn bè, phụ huynh đã cho trẻ mầm non học chữ, chương trình lớp 1 trước. Ảnh minh họa: Liêu Lãm.
Sợ con "chậm" khi chương trình khó
Dưới bài đăng của chị Hồng Đinh, một số phụ huynh cho biết họ đã cho con học chữ khi con mới 4 tuổi để chuẩn bị chu đáo cho hành trình vào lớp 1 của con.
Chị Hà Xuân (Đồng Nai) chia sẻ đã cho con bé 5 tuổi học chữ từ sớm. Lúc nghỉ dịch Covid-19, con chị đã thuộc hết bảng chữ cái, bây giờ đang học ghép vần. Kinh nghiệm của chị là mỗi ngày cho con học 2 chữ, vừa học vừa ôn, bảng chữ cái dán khắp nhà và mở chương trình hướng dẫn tập đọc cho con xem. Đi ra đường, hễ thấy chữ cái, chị đều hướng dẫn cho con ghi nhớ cách đọc.
Nữ phụ huynh chia sẻ chứng kiến bạn bè, hàng xóm phải điên đầu, nước mắt ngắn dài khi kèm con học theo chương trình lớp 1 mới, chị thực sự lo sợ mình sẽ rơi vào những trường hợp như vậy. Do đó, chị tìm nhiều cách để con làm quen với chữ, số. Dự định ăn Tết Nguyên đán xong, chị sẽ cho con đi học kèm với các cô giáo để chuẩn bị vào lớp 1.
"Bạn của mình có con đang học lớp 1, đều than trời trách đất rằng chương trình thì khó mà con học trước quên sau. Mỗi khi kèm con học là cả nhà căng thẳng và mệt mỏi. Mình lo nếu con không đi học trước thì sẽ chậm", chị Hà Xuân nói.
Tương tự, chị Hồng Đinh cho rằng bé nhà mình chậm tiếp thu lại không tập trung, nếu không học đọc, viết chữ cái trước thì khi lên lớp 1 sẽ khó theo kịp bạn bè trong lớp.
"Lỡ con học không kịp so với lớp cả cha mẹ và con đều mệt mỏi. Trong khi tôi và chồng đều không có nhiều thời gian dạy con, lên lớp 1 cho con đi học thêm thì tội cho con, nên tôi cho bé học trước, sau này dễ tiếp thu hơn", chị Hồng Đinh chia sẻ.
Thông tin về chương trình lớp 1 mới nặng, phụ huynh lúng túng khi học cùng con, giáo viên cũng khó dạy khiến Bộ GD&ĐT phải chỉ đạo các trường giảm tải, điều chỉnh khối lượng chương trình và cách dạy hồi đầu năm học 2020-2021, đã khiến các phụ huynh có con sắp vào lớp 1 lo lắng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều người cho con học trước chương trình lớp 1.
Trẻ mầm non được dạy nhận biết những chữ cái đơn giản. Ảnh: Việt Linh.
Rộn ràng tìm nơi dạy tiền tiểu học
Cùng nỗi lo với những phụ huynh có con sắp vào lớp 1, một tháng nay, chị Huyền Thanh (30 tuổi, Hà Nội) hỏi thăm thông tin các cô giáo nhận kèm trẻ mầm non tại nhà hoặc các lớp dạy trước chương trình lớp 1 ở khu vực quận Đống Đa. Thông tin về các lớp dạy hành trang vào lớp 1, tiền lớp 1, gia sư kèm chương trình lớp 1 cũng được nhiều phụ huynh hỏi thăm, chia sẻ trên các diễn đàn.
Chị Thanh cho hay bạn bè, hàng xóm "đi trước" đều khuyên chị nên cho con đi học lớp hành trang vào lớp 1 để trẻ không bỡ ngỡ, cha mẹ cũng dễ kèm về sau. Chị dự định qua Tết Nguyên đán, tìm được lớp sẽ cho con đi học trước.
Một số nơi chị Thanh hỏi thăm đều có học phí khoảng 150.000 đồng hoặc 200.000 đồng cho một buổi học khoảng 2 giờ đồng hồ. Giáo viên thường là các cô dạy lớp 1 hoặc mầm non. Nếu cho con đi học chữ trước, chị Thanh phải chấp cho con học vào buổi tối, vì ban ngày bé còn phải học mầm non ở trường.
"Bây giờ mình mới tìm lớp để qua Tết đi học là trễ rồi. Nhiều bé học chung trường mầm non với con mình đã được cho đi học từ hè, thậm chí còn sớm hơn nữa", bà mẹ 30 tuổi thông tin.
Có con gái đầu đang học lớp 1, chị Thu Lan (Long Biên, Hà Nội) quá hiểu những khó khăn của con khi học chương trình giáo dục phổ thông mới. Đến bé thứ hai sang năm sẽ vào lớp 1, chị quyết tâm cho con học trước chương trình càng sớm càng tốt.
"Bé đầu mình không cho đi học trước, vào lớp 1 mới bắt đầu học chữ. Năm nay chương trình mới vừa nặng vừa khó, con không theo kịp mà mình cũng không biết kèm con thế nào vì nhiều cái khác với thời mình học quá. Kết quả là bé rất chán nản, mỗi tối ngồi vào bàn học như cực hình nên đến bé thứ 2 mình phải cho con đi học trước làm quen, vất vả từ bây giờ để khi vào lớp 1 nhẹ nhàng hơn", chị Thu Lan kể.
Sau khi cân nhắc, nữ phụ huynh quyết định cho con học một kèm một với một cô giáo có kinh nghiệm dạy lớp 1. Học phí 120.000 đồng cho một buổi dài 1,5 giờ đồng hồ. Ban ngày bé ở trường mầm non, buổi tối từ thứ hai đến chủ nhật, cô giáo sẽ đến nhà dạy kèm. Tối thứ bảy, chị cho con nghỉ để đưa đi chơi.
Chị Thu Lan cho biết nhiều phụ huynh khác không cho con đi học thêm nhưng lại nhờ các cô giáo ở trường mầm non dạy kèm trẻ tập đọc, tập viết vào giờ nghỉ trưa ở trường.
Sách giáo khoa lớp 1 quá nặng, phải có sự thay đổi Sách giáo khoa hiện nay không còn là pháp lệnh nhưng nó là tài liệu chuẩn để giáo viên giảng dạy. Vì thế, sách cần phải có sự điều chỉnh để phù hợp với tâm sinh lý và trình độ các em. Giáo viên và các nhà quản lý giáo dục cho rằng một trong những nguyên nhân khiến phụ huynh lo lắng,...