Chương trình – SGK: Dưới góc nhìn của GS Ngô Bảo Châu
Từ ĐH Chicago, Mỹ, GS Ngô Bảo Châu đã gửi một bài viết nhan đề “Tự hỏi và trả lời về chương trình, sách giáo khoa” để chia sẻ một số trăn trở, suy nghĩ của ông về vấn đề này.
- Tại sao 10 năm phải đổi sách giáo khoa ( SGK) một lần?
- Không có lập luận thực sự thuyết phục cho việc đổi SGK định kỳ 10 năm một lần. Tại sao phải đổi SGK theo định kỳ? Nếu định kỳ thì tại sao lại là 10 năm, chứ không phải 5, 20 hay 50 năm? Việc cần làm định kỳ là đánh giá chất lượng SGK thông qua thực tế sử dụng.
- Lấy gì làm luận cứ cho việc thay đổi SGK?
- Để làm lại, cần phải chỉ ra những nội dung nào trong SGK hiện hành là lạc hậu, hay thiếu chính xác, hay những phương pháp tiếp cận nào là không phù hợp. Để thay đổi một cái gì đó, cần phải phân tích, đánh giá chính cái mà mình muốn thay đổi. Luận cứ cho việc đổi mới SGK chỉ có thể là kết quả của việc đánh giá chất lượng thông qua thực tế sử dụng. Kết quả này có thể cho thấy SGK tốt rồi, không cần thay đổi, hoặc cơ bản là tốt, nhưng cần sửa sai, cập nhật ở một số chỗ nhưng không cần thay đổi cấu trúc chung, hay là sách hiện hành hỏng cơ bản, phải làm lại từ đầu.
Lựa chọn sách tại Nhà sách Tiền Phong 292 Tây Sơn – Hà Nội.
- Ai là người rà soát đánh giá chất lượng SGK? Ai là người kiến nghị việc thay đổi?
- Quốc hội, Chính phủ là những cơ quan quyết định việc thay đổi SGK, nhưng những cơ quan này không thể tự kiến nghị việc này. Đánh giá định kỳ chất lượng và kiến nghị thay đổi nếu cần thiết cũng không thể giao cho những người làm sách như Nhà xuất bản Giáo dục hay viện Khoa học Giáo dục, vì họ có quyền lợi liên quan. Việc giám sát và kiến nghi thay đổi SGK này cần được ủy thác cho một Ủy ban giáo dục quốc gia độc lập với các cơ quan hành chính sự nghiệp của bộ GD&ĐT.
- Nếu làm lại thì biên soạn sách haychương trình trước?
Video đang HOT
- Trên lý thuyết, phải có chương trình rồi mới viết SGK, bởi không ai xây nhà xong mới mời kiến trúc sư vẽ thiết kế. Trên thực tế, xây dựng chương trình trước khi viết sách là một việc khó, không có ai được đào tạo và có kinh nghiệm để làm tổng công trình sư cho việc xây dựng chương trình học và viết SGK. Trong thực tế, chúng ta thường viết SGK xong rồi mới soạn chương trình.
“Việc làm SGK phức tạp hơn nhiều vì cần có sự phối hợp của nhiều người. Phối hợp như thế nào cần được thiết kế trước”, GS Ngô Bảo Châu
Những người làm sách đều biết, tác giả ít khi xử lý mục lục trước khi viết sách. Những người đã từng viết sách đều biết phải bắt đầu soạn một mục lục nháp, viết một vài chương sẽ thấy không ổn, sửa lại rồi lại viết tiếp…
Việc làm SGK phức tạp hơn nhiều vì cần có sự phối hợp của nhiều người. Phối hợp như thế nào cần được thiết kế trước. Theo thông lệ quốc tế, cần có hai nhóm độc lập, một nhóm làm chương trình, một nhóm viết sách. Nhóm làm chương trình thẩm định công việc của nhóm viết sách, nhóm viết sách phản biện lại nhóm làm chương trình trên cơ sở những bất cập gặp phải trong quá trình viết sách.
GS Ngô Bảo Châu.
– Tại sao không dịch nguyên SGK nước ngoài để sử dụng?
- SGK các nước rất khác nhau. Ngay trong mỗi quốc gia, các bộ SGK thường cũng rất khác nhau. Không có luận cứ vững chắc cho việc chọn ra một bộ nào đó, coi nó là tốt nhất, thích hợp nhất với Việt Nam rồi dịch nguyên xi để dùng. Khó có thể làm khác với cách chúng ta vẫn thực hiện từ trước đến nay là chọn ra một số bộ SGK tốt của nước ngoài, “tích cực” tham khảo để viết ra sách cho mình.
- Cần thay đổi trước hết những gì trong chương trình và SGK hiện hành?
- 1. Ngoại ngữ: Chất lượng học tiếng Anh là yếu tố bất bình đẳng căn bản trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Trẻ xuất thân từ các gia đình khá giả được học tiếng Anh tốt hơn nhiều.
2. Xã hội & Nhân văn: Nếu như giáo trình về toán và khoa học tự nhiên của Việt Nam không khác đáng kể so với nước ngoài thì SGK và chương trình về xã hội và nhân văn khác nhiều cả về nội dung cũng như phương pháp. Hiểu biết và khả năng của trẻ Việt Nam về toán và khoa học cũng không khác nhiều so với trẻ em các nước khác, nhưng hiểu biết về nhân văn và khả năng ứng xử xã hội thì lại có một khoảng cách rất lớn. Vì vậy, cần có những thay đổi cơ bản trong chương trình và SGK nhân văn, cả về nội dung và phương pháp.
3. Sức khỏe, lối sống, đạo đức: Xã hội thay đổi nhanh, nhiều gia đình mất phương hướng, nhà trường phải đảm nhiệm một phần vai trò giáo dục của gia đình: Trẻ em cần được học những kỹ năng cơ bản để giữ gìn sức khỏe, những nguyên tắc cụ thể để sống chan hoà với cộng đồng.
4. Kỹ thuật: Cần mở rộng việc dạy lập trình từ rất sớm.
Bộ Giáo dục chỉ dành 100 tỷ để viết sách giáo khoa
Trong số hơn 34.000 tỷ đồng mà Bộ GD-ĐT đề xuất trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, chỉ có 105 tỷ đồng dành cho việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa.
Theo Tiền phong
Dự án SGK tiền tỷ của Bộ GD&ĐT bị nghi ngại về tính khả thi
Dư luận đã từng "ngã ngồi" với đề án đổi mới SGK tiêu tốn 70.000 tỷ đồng của Bộ GD&ĐT năm 2011, để rồi sau quá nhiều ý kiến phản đối, mọi việc lắng xuống, giờ lại "lộ diện" dự thảo mới với số tiền giảm đi một nửa. Đã có người hy vọng, nếu phủ quyết lần này, rất có thể vài năm sau, một đề án khác về SGK sẽ tiếp tục được trình ra nhưng sẽ rẻ đi rất nhiều, chỉ còn khoảng... 17.000 tỷ đồng.
Ai cũng biết, vấn đề SGK nhồi nhét, thậm chí đôi khí quá nặng đối với học sinh đang trở thành một phần vấn nạn không nhỏ của giáo dục Việt Nam. Vì thế, đã có không ít ý kiến cho rằng muốn đổi mới giáo dục thì phải thay đổi SGK đầu tiên. Song với thời gian cải cách ước chừng gần 40 năm, SGK đã thay đổi chóng mặt không biết bao nhiêu lần mà cũng chẳng mấy khác nhau. Hơn nữa, chưa thấy ai thống kê xem với nhiều lần thay đổi SGK như vậy, số tiền ngân sách đổ vào đây đã đến con số nào rồi mà vẫn còn muốn hàng chục nghìn tỷ tiếp tục rót thêm?
Ngày 14/4 vừa qua, trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã trình bày dự thảo nghị quyết đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015, dự tính kinh phí sơ bộ là 34.275 tỷ đồng. Tuy nhiên, không thấy ông Thứ trưởng này đề cập đến vì sao dự án lại được giảm từ còn số 70.000 tỷ đồng xuống còn một nửa và cũng chẳng thấy vị đại biểu nào chất vấn về điều này, nhưng may quá, cũng vẫn còn nhiều đại biểu tỏ ra nghi ngại về tính khả thi.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng thẳng thắn đề cập lo ngại: "Tôi lo nhất tính khả thi của đề án. Sự đáp ứng của đội ngũ giáo viên ra sao. Hơn nữa, vấn đề cơ sở vật chất để triển khai liệu có khả thi không, hay đến lúc đó lại nêu nhược điểm là do đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được?". Tương tự Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng dự thảo nghị quyết này mới chỉ nặng tính định hướng mà thiếu những vấn đề cụ thể.
Đề án này liên quan tới nền giáo dục, việc phát triển nhân cách cho học sinh và đến sự phát triển kinh tế xã hội, nên các thành viên ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng Bộ GD&ĐT nên chuẩn bị đầy đủ hơn, cần có những báo cáo đánh giá tổng quát Nghị quyết 40 của Quốc hội ban hành năm 2000 về đổi mới chương trình SGK đã làm được gì, chưa làm được gì trong 14 năm triển khai để dựa vào đó căn cứ xây dựng đề án đổi mới lần này. Đồng thời, những khó khăn trước và sau khi triển khai đề án sẽ tác động như thế nào tới hệ thống giáo dục cũng cần phải được tính kỹ.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhận định, không thể để một đề án gần 35.000 tỷ tác động đến cả hệ thống giáo dục sau này cứ liên tục đổi mới mà không biết cái cũ sai cái gì, cái mới tốt ở đâu. Ông đề nghị đề án lần này cần phải lấy ý kiến đông đảo của các chuyên gia thậm chí cả ý kiến của người dân bởi từ năm 2000 đến giờ, SGK cứ đổi đi đổi lại nhưng hiệu quả lại không đi đến đâu.
Ngoài các đại biểu quốc hội, nhiều chuyên gia giáo dục cũng tỏ ra nghi ngại với đề án đưa ra lần này của Bộ GD&ĐT. GS Hoàng Tụy cho biết trên Tuổi trẻ: "Tôi thật sự sốc khi nghe tin Bộ GD&ĐT báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần đến số tiền hơn 34.000 tỉ đồng để thực hiện việc biên soạn chương trình và SGK mới sau năm 2015". Ông cho rằng trong khi kinh tế còn nhiều khó khăn, tiền lương của thầy cô giáo còn chưa đủ sống, để đổi mới chương trình SGK cần một số tiền lớn như vậy là điều vô lý".
Một số người dân cũng đã nêu ý kiến từ trước về vấn đề này, giờ lại lắc đầu ngán ngẩm nhắc lại "lời xưa". Theo bác Oanh là giáo viên về hưu, ngụ tại Xuân Đỉnh cho hay, SGK đổi mới nhiều lần nhưng có thể thấy rõ là những người soạn sách đều không phải giáo viên đứng lớp trực tiếp nên bài soạn vẫn lê thê, không súc tích và quá nặng đối với cả thầy lẫn trò. Trong khi đó, những người soạn SGK đa phần đều đã ăn lương nhà nước để làm việc này, hơn nữa SGK in ra để bán, có phát không đâu mà cần nhiều tiền cho đề án đổi mới thế?
Trong khi đó, trên các trang mạng xã hội, ý kiến comment về vấn đề này cũng xuất hiện rào rào. Theo Xenho Nvp thì "Làm chuyện gì cũng phải dựa trên mục đích. Nếu mục đích là đổi SGK thì rất dễ, chi phí hầu như không đáng kể, bằng cách cho phép các cá nhân và tổ chức biên soạn SGK để sử dụng trong nhà trường (nếu sợ không kiểm soát được thì ít nhất cũng thí điểm SGK các môn tự nhiên). Lúc đó Bộ chỉ còn lo các chính sách khuyến khích như đề xuất giảm thuế, tài trợ sách tốt, quy chế sử dụng sách để không bị nhóm lợi ích tác động..."
Còn bạn Ha Nguyễn cũng thắc mắc: "Lạ kỳ ở chỗ là người soạn sách không đi dạy bao giờ, cho nên mới dạy kiểu chữ e xong tới chữ b, chữ a tới bài 12 mới học. Các bác nào muốn biết, xin xem SGK lớp 1 hiện hành"
Tựu chung lại, chẳng mấy khi các vị đại biểu lại cùng "giật nảy" lên giống dân khi nghe về đề án đổi mới SGK tốn hàng chục nghìn tỷ đồng như thế này. Có thể thấy, hiệu quả của mấy chục năm cải cách ra sao đã rõ, chuyện đổi mới giáo dục không phụ thuộc quá nhiều vào tiền mà sự quyết định là ở những cái đầu biết làm. Nhiều khi chỉ cần cục than, tấm bảng cũng đã khiến bao trẻ thơ nên người, sao phải tốn hàng nghìn tỷ chỉ để lật lên lật xuống, "làm khó" những kiến thức cơ bản làm chi cho mệt?.
Theo VNE
Bộ Giáo dục "không nhớ" 35.000 tỷ sẽ chi thế nào? Trước câu hỏi về chi tiết khái toán cho từng đầu việc, người lập đề án cho Bộ GD-ĐT khẳng định không nhớ chính xác. Đó chỉ là con số khái toán Ngày 15/4, tờ Vietnam đưa tin, Bộ GD-ĐT đã tổ chức cuộc họp báo về việc đề án đổi mới chương trình, SGK và con số 34.275 tỷ đồng để thực...