Chương trình phối hợp công tác nhằm phát triển văn hóa đọc
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Vụ Thư viện) và Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ban hành Chương trình phối hợp công tác nhằm phát triển văn hóa đọc và học tập suốt đời cho phụ nữ, trẻ em, gia đình và cộng đồng.
Ảnh: Vụ Thư viện
Mục tiêu chương trình phối hợp công tác nhằm: Tăng cường chất lượng các xuất bản phẩm và hỗ trợ các thư viện trong xây dựng vốn tài liệu và hoạt động phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu bạn đọc; Phát triển văn hóa đọc trong giới nữ, gia đình, trẻ em và nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn thông qua các cấp hội phụ nữ, hệ thống thư viện công cộng; hướng dẫn cha mẹ, phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình nhằm khơi dậy niềm đam mê và lòng yêu đọc sách từ sớm của trẻ em; trang bị kỹ năng, phương pháp đọc cho trẻ em, học sinh, sinh viên, phụ nữ và người dân nói chung trong cộng đồng;
Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu bạn đọc phối hợp cung cấp và hỗ trợ xây dựng thư viện, chú trọng phát triển nguồn tài nguyên thông tin (sách, báo, các ấn phẩm xuất bản khác) chất lượng, phong phú phục vụ việc đọc và học tập suốt đời của nhân dân, đặc biệt các đối tượng là phụ nữ và trẻ em; học sinh, sinh viên nữ; tăng cường công tác xuất bản góp phần giúp bạn đọc có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức, định hướng đọc lành mạnh, phù hợp nhu cầu và điều kiện của từng loại đối tượng.
Huy động mọi nguồn lực xã hội để hỗ trợ xây dựng và phát triển các mô hình tủ sách, các loại thư viện phù hợp với điều kiện vùng, miền và phong tục tập quán địa phương để phụ nữ, trẻ em nói riêng và nhân dân nói chung được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện – văn hóa xã, tủ sách các cấp hội phụ nữ, cơ quan xuất bản và phát hành.
Theo đó, hai bên sẽ phối hợp, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động khuyến đọc trong nhân dân; xây dựng và thúc đẩy việc hình thành môi trường đọc thân thiện và tiện ích, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em nói riêng và nhân dân nói chung tiếp cận thông tin và tri thức, thực hiện việc học tập suốt đời.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, phối hợp triển khai các hoạt động nhằm khuyến khích phát triển văn hóa đọc trong các cấp hội phụ nữ, gia đình và cộng đồng…; các hoạt động nhằm tăng cường cơ sở vật chất, phát triển nguồn tài liệu và tổ chức các hoạt động phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập và giải trí của nhân dân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, nữ học sinh, sinh viên.
Ngoài ra, phối hợp tổ chức các hoạt động khuyến đọc trong cộng đồng, các cuộc thi, sự kiện, giải thưởng về văn hóa đọc…; có các hình thức động viên, hỗ trợ các cấp hội phụ nữ, cộng đồng, thư viện tư nhân, không gian đọc, điểm đọc và các cá nhân làm tốt việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Xây dựng kế hoạch hằng năm, triển khai và hướng dẫn các thư viện và các cấp hội phụ nữ triển khai thực hiện Chương trình.
Đối tượng hưởng lợi của chương trình phối hợp công tác này gồm: Đối tượng trực tiếp (phụ nữ, trẻ em, học sinh, sinh viên nữ và gia đình); Đối tượng gián tiếp (Hội phụ nữ các cấp, cộng đồng dân cư, nhà nước, địa phương, xã hội).
Phát triển văn hóa đọc: Cần những "cú hích" mạnh hơn
Mặc dù vẫn còn đó những trăn trở về sự xuống dốc trong văn hóa đọc song bằng những tín hiệu đáng mừng sau hai năm thực hiện, triển khai "Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030", công chúng có thể tin tưởng vào sức sống mãnh liệt của văn hóa đọc trong đời sống.
Nhiều dự án phát triển văn hóa đọc đã được triển khai, trong đó có các xe thư viện lưu động
Theo Vụ trưởng Vụ Thư viện Vũ Dương Thúy Ngà (Bộ VHTTDL), kể từ khi Đề án "Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành, nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã được triển khai sâu rộng tại nhiều Bộ, ngành, địa phương, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân, tạo môi trường giúp cho người dân có thêm cơ hội để tiếp cận với thông tin và tri thức, góp phần phát triển văn hóa đọc và học tập suốt đời.
Đánh dấu sự bứt phá
Cụ thể, sau hai năm thực hiện Đề án, hoạt động thư viện đã có những bước bứt phá mạnh mẽ, phục vụ công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước cũng như nhu cầu đọc sách của người dân. Đáng chú ý, ngày 21.11 vừa qua, Luật Thư viện đã được Quốc hội thông qua và sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7.2020. Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với ngành thư viện, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc, đảm bảo cho người dân có điều kiện tiếp cận thư viện và tri thức tốt hơn, để thực hiện việc học tập suốt đời thuận lợi ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam.
Bên cạnh công tác thúc đẩy phát triển luật, các chương trình vận động, phối hợp, hỗ trợ xây dựng thư viện được song song duy trì thực hiện tại các tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Phú Thọ, Lào Cai... cho các thư viện, trường học, thư viện tư nhân, thư viện cộng đồng, không gian đọc. Hàng vạn cuốn sách đã được trao tặng đến các khu vực đặc biệt khó khăn. "Hoạt động thư viện ở Việt Nam trong hai năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Số lượng người dân đến với thư viện và số lượng sách được đưa đến phục vụ cộng đồng, HSSV có sự gia tăng. Ước tính các chỉ số hoạt động của hệ thống thư viện công cộng và các thư viện đa ngành, chuyên ngành năm 2019 đã hơn 15% so với năm 2018. Chỉ riêng hệ thống thư viện công cộng và thư viện trường phổ thông đã phục vụ được hơn 100 triệu lượt người sử dụng với hơn 180 triệu đầu sách, báo và tài liệu.
Thực hiện phương châm "Không để ai bị bỏ lại phía sau", các đối tượng đặc biệt như người khuyết tật, phạm nhân cũng được quan tâm nhiều hơn. Văn hóa đọc đã giúp những người một thời lầm lỡ tìm được về nẻo thiện, đẩy mạnh tu dưỡng cải tạo để sớm hoàn lương với cộng đồng", Vụ trưởng Vũ Dương Thúy Ngà nhấn mạnh.
Nở rộ những dự án đẹp
Ngay đầu năm 2019, Bộ VHTTDL tổ chức Cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc năm 2019" thu hút hơn 536.000 học sinh, sinh viên với gần 4.400 trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và học viện tham gia. Cuộc thi đã góp phần lan tỏa tình yêu đọc sách, phát huy trí tưởng tượng, sự sáng tạo và chia sẻ các phương pháp đọc hiệu quả, các biện pháp phát triển văn hóa đọc phù hợp với các vùng miền, lứa tuổi và các đối tượng khác nhau.
Năm 2019 cũng là năm chứng kiến những "cú hích" mạnh mẽ trong phát triển văn hóa đọc của cộng đồng. Nhiều tổ chức, cá nhân đã tích cực chung tay phát triển văn hóa đọc với nhiều mô hình khác nhau: thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, không gian đọc sách, tủ sách dòng họ... Đến nay, cả nước có 178 thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng. Trong đó, phải kể đến thư viện tư nhân của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng với vốn tài liệu hơn 10.000 bản sách và 1.000.000 tư liệu khác nhau về cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Điều đáng ghi nhận là cả những người khuyết tật cũng rất tích cực tham gia vào việc xây dựng thư viện và không gian đọc cho cộng đồng. Tiêu biểu như anh Đỗ Hà Cừ (Thái Bình), liệt toàn thân do ảnh hưởng chất độc da cam đã mở không gian đọc Hy vọng tại nhà. Anh cũng giúp cho nhiều người khuyết tật khác mở thêm không gian đọc với những cái tên rất đẹp như: Ước mơ, Ánh sáng, Niềm tin, Hoa Hướng dương, không gian đọc Hàn Mạc Tử...
Nhiều dự án nhân văn, có sức lan tỏa mạnh mẽ cũng đã thực hiện như: Sách cho em, câu lạc bộ Sách và Hành động, Vùng cao yêu thương, thư viện lưu động... Bằng sự tâm huyết trong thúc đẩy văn hóa đọc, nhiều tổ chức, cá nhân cũng đã tự bỏ tiền túi, lặn lội đi tìm những cuốn sách hay về làm giàu cho những tủ sách. "Với nhiều hoạt động khác nhau vẫn tiếp tục được thực hiện, điều này đã và đang mang lại cơ hội đọc và tiếp cận thông tin, tri thức, nâng cao kỹ năng đọc, tạo hứng thú đọc cho trẻ em", theo bà Ngà.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cùng với những kết quả đã đạt được, phát triển văn hóa đọc vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo đó, cơ sở vật chất được đầu tư chưa đồng bộ khiến tốc độ bổ sung đầu sách không kịp với tốc độ tăng dân số. Nhiều địa phương cũng chưa chú trọng phát triển hoạt động thư viện. Hiện, ở nước ta mới chỉ đạt được 0,45 bản sách trên đầu người dân. Đây là con số khiêm tốn so với chỉ tiêu một đầu sách trên đầu người dân mà Đề án đặt ra.
Việc thay đổi cách thức hoạt động của các thư viện hiện nay cũng chưa được quan tâm đúng mức. "Một số thư viện còn thụ động, chưa năng động, chỉ phục vụ khi bạn đọc có nhu cầu mà quên mất rằng, sách cũng phải đi tìm người đọc. Điều này đã phần nào khiến bạn đọc không mấy mặn mà tìm đến các thư viện", bà Ngà nêu.
Theo baovanhoa
Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng Chiều nay (25/2), Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam (VIGEF) và Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký kết Chương trình phối hợp công tác nhằm phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng. Ông Nguyễn Vinh Hiển, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng Quản...