Chương trình phổ thông mới không ưu việt hơn 40 năm trước

Theo dõi VGT trên

Theo TS Vũ Thu Hương, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được ban hành không ưu việt hơn so với năm 1979 và không có tầm nhìn trong 10 năm tiếp theo.

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể mới nhất được ban hành vào ngày 28/7 đã có nhiều điểm mới, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, giáo viên và phụ huynh. Số lượng tiết học đã giảm bớt trong chương trình tiểu học. Các môn học đã có tên gọi hợp lý và rõ nghĩa hơn giúp cho các tác giả sách giáo khoa và giáo viên dễ hình dung được nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, dự thảo chương trình lần này vẫn còn có một số điểm cần bàn đến.

Không ưu việt hơn so với chương trình năm 1979

Thứ nhất, về yêu cầu học bán trú (2 buổi/ngày) của cấp tiểu học với thời lượng 7 tiết/ngày, áp lực học tập của học sinh vẫn chưa giảm bớt. Thời gian học sinh dành cho giao tiếp và ứng xử xã hội vẫn hạn chế. Vì vậy, sức ép học tập đè nặng lên các em. Trẻ học bán trú ở trường có rất nhiều điều bất cập như ít được vận động, ít được giao tiếp xã hội…

Chương trình hiện hành không chứng minh được rằng ưu việt hơn chương trình năm 1979, khi học sinh chỉ đi học 1 buổi/ngày, tức là học với thời lượng chỉ bằng một nửa (22 tiết/ngày).

Thứ hai, số tiết bộ môn Tiếng Việt còn quá cao, 420 tiết. So với tổng thời lượng chương trình là 1.015, số tiết môn này chiếm gần một nửa và nhiều hơn 35 tiết so với chương trình năm 1979.

Điều này chưa thực sự cân đối so với các bộ môn khác và không hợp lý, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay trẻ em vẫn đi học trước rất nhiều.

Thứ ba, tổng số tiết học ở chương trình mới là 1.015 (chương trình năm 1979 chỉ có 770 tiết). Với thời lượng gấp rưỡi, chương trình mới chưa thể hiện được sự vượt trội so với các chương trình đã thực hiện trước đây.

Ngoài ra, cân đối thời lượng các môn của chương trình năm 1979 cũng phù hợp hơn chương trình năm 2018 khi số tiết môn Tiếng Việt của chương trình mới chiếm gần bằng một nửa so với tổng thời lượng chương trình.

Chương trình phổ thông mới không ưu việt hơn 40 năm trước - Hình 1

Biểu đồ so sánh chương trình lớp 1 sau 38 năm. Ảnh: TS Vũ Thu Hương.

Video đang HOT

Thứ tư, chương trình năm 1979 được đánh giá thiên về kiến thức và thiếu thực hành. Tuy nhiên, trong chương trình học, học sinh có 35 tiết lao động sản xuất, 35 tiết hoạt động xã hội, 35 tiết kỹ thuật phổ thông, 35 tiết họp lớp. Đó là chưa kể các em có cả buổi chiều để sinh hoạt tại gia đình, phường xã.

Trong khi đó, chương trình mới chỉ có 105 tiết trải nghiệm mà học sinh phải học bán trú cả ngày. Như vậy, liệu chương trình mới có giải quyết được khâu yếu và thiếu về các hoạt động xã hội và thực tế của học sinh?

Thứ năm, dự thảo ghi rõ chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Tuy nhiên, thời lượng cho môn học Đạo đức cấp tiểu học, Giáo dục Công dân cấp THCS, Giáo dục Quốc phòng và An ninh cấp THPT chỉ có 35 tiết/năm nghĩa là 1 tiết/tuần. Với thời lượng như vậy, giáo viên không thể có đủ thời gian hoàn thành những mục tiêu đặt ra ở trên.

Đặc biệt, để hình thành thói quen, học sinh cần lặp lại hành động đó liên tục từ 30-40 ngày. Với thời lượng 1 tiết/tuần, chắc chắn các thói quen tốt sẽ không thể hình thành được, nhất là trong bối cảnh nhiều lớp học ở thành phố có số học sinh từ 50-60 cháu.

Thứ sáu, trẻ học bán trú, nghĩa là thời gian ngồi yên kéo dài từ 8-10 tiếng. Tuy nhiên, thời lượng môn Giáo dục Thể chất chỉ có 70 tiết/năm. Thời lượng này bằng với chương trình năm 1979, trong khi chương trình đó các cháu chỉ học một buổi.

Chương trình phổ thông mới không ưu việt hơn 40 năm trước - Hình 2

TS Vũ Thu Hương – Khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: NVCC.

Như vậy, theo chương trình mới, cả tuần, trẻ chỉ có 2 tiết được học thể chất. Điều này rất không phù hợp yêu cầu vận động của trẻ, tích tụ nhiều ức chế, khiến trẻ dễ lười vận động, béo phì.

Ngoài ra, dự thảo ghi rõ: Giáo dục thể chất được thực hiện ở nhiều môn học như Giáo dục Thể chất, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Khoa học Tự nhiên, Sinh học, trong đó môn học cốt lõi là Giáo dục Thể chất. Tuy nhiên, nhiệm vụ của các môn Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Khoa học Tự nhiên, Sinh học… đã quá nặng nề. Liệu giáo viên có còn đủ thời lượng cho các hoạt động thể chất diễn ra trong các giờ học này?

Chưa có tầm nhìn trong 10 năm tiếp theo

Câu hỏi đặt ra là chương trình được áp dụng từ năm 2018 cho đến ít nhất 10 năm sau. Liệu rằng chương trình tổng thể đã có tầm nhìn phù hợp sự phát triển của kinh tế và xã hội những năm 2020-2028 và hơn?

Trong đó, vấn đề các môn tích hợp, việc phân công lao động hoàn toàn không đơn giản. Liệu phương án giáo viên nào dạy môn đó trong các môn tích hợp có khả thi? Việc này sẽ tiến hành trong thời gian bao lâu? Sau đó, giáo viên liên môn sẽ dạy môn này như thế nào? Nếu sau này, chương trình thấy các môn tích hợp không hợp lý mà cần tách ra, những giáo viên liên môn sẽ ra sao? Trường học sẽ phân công họ phụ trách môn gì?

Các vấn đề môi trường đang được thế giới đặc biệt quan tâm. Sau 10, 20 năm, các vấn đề này sẽ trầm trọng hơn. Đến lúc đó, học sinh Việt Nam có đủ kiến thức và kỹ năng để cùng chung tay với thế giới giải quyết các vấn đề toàn cầu không khi phần nội dung này còn chưa được quan tâm trong chương trình phổ thông tổng thể?

Trong tương lai, xã hội Việt Nam sẽ phát triển ra sao? Đã có kịch bản gì cho nhân sự Việt Nam trong tương lai được xem xét trong chương trình phổ thông tổng thế?

Những vấn đề hiện nay gây cản trở giáo dục như bệnh hình thức, bệnh thành tích sẽ được giải quyết ra sao trong thời gian tới? Chương trình tổng thể cũng chưa có một hướng đi rõ nét cho vấn đề này.

Chương trình phổ thông tổng thể có nhiều cải tiến để giải quyết các vấn đề hiện nay. Tuy nhiên, chương trình chưa thực sự khả thi khi vẫn còn tồn tại rất nhiều điểm chưa giải quyết thấu đáo. Liệu rằng khi thực hiện, chương trình có nảy sinh thêm các bất cập khác hay không? Lúc đó, chúng ta sẽ giải quyết những bất cập đó như thế nào?

Giáo dục Việt Nam đi sau thế giới vài chục năm. Với những khó khăn hiện tại và những thách thức trong tương lai, chương trình phổ thông tổng thể chắc chắn sẽ cần phải nghiên cứu cẩn trọng hơn.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Theo Zing

Bộ trưởng GD&ĐT: Có thể lùi thời gian áp dụng sách giáo khoa mới

Theo ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ GD&ĐT có thể xin lùi một năm áp dụng sách giáo khoa, chương trình giáo dục phổ thông mới nếu chưa yên tâm về chất lượng và điều kiện thực hiện.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc cùng Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại Hà Nội, ngày 30/5.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Trưởng ban chỉ đạo cho biết hiện nay, công tác biên soạn và chuẩn bị điều kiện thực hiện chương trình, sách giáo khoa đang được chuẩn bị tích cực. Ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã tiếp thu ý kiến đóng góp của dư luận và xin ý kiến cụ thể của các chuyên gia, nhà khoa học, các sở GD&ĐT, giáo viên, người dân, học sinh.

Các ý kiến đóng góp đã được trao đổi trên tinh thần khách quan, khoa học nhằm mục tiêu xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hiện đại, tiếp cận xu thế quốc tế nhưng vẫn tránh quá tải cho học sinh.

Việc thiết kế các môn học và hoạt động giáo dục đi theo hướng tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở lớp học trên, chú trọng giáo dục hướng nghiệp, phân luồng. Bộ GD&ĐT đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK theo chương trình mới.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT tiến hành rà soát đội ngũ giáo viên, bắt tay ngay vào việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và điều chỉnh phương pháp dạy học chương trình hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực để giáo viên làm quen.

Bộ trưởng GD&ĐT: Có thể lùi thời gian áp dụng sách giáo khoa mới - Hình 1

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam họp với lãnh đạo Bộ GD&ĐT về công tác biên soạn, các bước chuẩn bị cho việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới . Ảnh: Báo chính phủ.

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, khẳng định chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung, lựa chọn và triển khai kế hoạch giáo dục sao cho phù hợp thực tế.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng, đây là vấn đề lớn, phức tạp với khối lượng công việc nhiều và liên quan nhiều tổ chức, cá nhân. Trong quá trình dự thảo và lấy ý kiến góp ý rộng rãi của dư luận, có những quan điểm khác nhau, trái chiều thì phải lắng nghe, chắt lọc để tiếp thu, đồng thời giải thích, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của xã hội.

"Tinh thần là phải bảo đảm chất lượng là trên hết. Chúng ta làm khẩn trương nhưng phải chắc chắn", Phó thủ tướng đặc biệt lưu ý.

Đối với những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tổ chức các chuyên đề, hội thảo chuyên sâu với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học như phương án phân luồng; số môn học tự chọn, bắt buộc; dạy học ngoại ngữ, tin học; phương pháp giáo dục STEM, mức độ tự chủ của các trường, quan điểm đa dạng trong việc biên soạn sách giáo khoa.

Bộ trưởng GD&ĐT cho biết ngành giáo dục đang hết sức tích cực, nỗ lực cao nhất để có thể triển khai chương trình, sách giáo khoa mới vào năm học 2018-2019 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa thực sự yên tâm về chất lượng và điều kiện thực hiện, Bộ GD&ĐT sẽ báo cáo để Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội đề nghị điều chỉnh thời điểm bắt đầu áp dụng là năm học 2019-2020.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đoạn văn 85 chữ miêu tả ông nội của học sinh tiểu học khiến cả cõi mạng cười bò, "nạn nhân" đọc xong ho nguyên 1 bản giao hưởngĐoạn văn 85 chữ miêu tả ông nội của học sinh tiểu học khiến cả cõi mạng cười bò, "nạn nhân" đọc xong ho nguyên 1 bản giao hưởng
19:19:17 08/02/2025
'Đèn âm hồn' gây sốt phòng vé nhưng vướng tranh cãi, đạo diễn nói gì?'Đèn âm hồn' gây sốt phòng vé nhưng vướng tranh cãi, đạo diễn nói gì?
18:04:31 08/02/2025
Tài xế xe ôm bị thương nặng sau tai nạn giao thông liên hoàn tại Cầu Giấy, Hà NộiTài xế xe ôm bị thương nặng sau tai nạn giao thông liên hoàn tại Cầu Giấy, Hà Nội
22:18:02 08/02/2025
HOT: Hoa hậu Lê Hoàng Phương phản ứng gắt ra mặt khi bị hỏi chuyện yêu bạn trai vừa chia tay của Thiều Bảo TrâmHOT: Hoa hậu Lê Hoàng Phương phản ứng gắt ra mặt khi bị hỏi chuyện yêu bạn trai vừa chia tay của Thiều Bảo Trâm
17:54:49 08/02/2025
Bạn gái gây tranh cãi vì tấm ảnh chụp trong sinh nhật của Ronaldo, bị chê "bất lịch sự" với mẹ chồng tương laiBạn gái gây tranh cãi vì tấm ảnh chụp trong sinh nhật của Ronaldo, bị chê "bất lịch sự" với mẹ chồng tương lai
20:19:28 08/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tước quyền tiếp cận thông tin mật của ông BidenTổng thống Mỹ Donald Trump tước quyền tiếp cận thông tin mật của ông Biden
19:17:02 08/02/2025
Vợ chồng tôi bị đuổi khỏi nhà ngoại vì đứa cháu ngây ngô khoe một chuyện nhỏ xíu từ hôm mùng 1 TếtVợ chồng tôi bị đuổi khỏi nhà ngoại vì đứa cháu ngây ngô khoe một chuyện nhỏ xíu từ hôm mùng 1 Tết
20:50:22 08/02/2025
Tết đầu làm dâu, mẹ chồng giục tôi về ngoại từ rất sớm, chưa kịp mừng thì chiếc laptop để quên đã vạch trần bí mật của nhà chồngTết đầu làm dâu, mẹ chồng giục tôi về ngoại từ rất sớm, chưa kịp mừng thì chiếc laptop để quên đã vạch trần bí mật của nhà chồng
20:40:59 08/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trấn Thành hứa hẹn chấn động về phim Tết 2026, để HIEUTHUHAI yêu 1 cái tên khiến ai cũng sốc

Trấn Thành hứa hẹn chấn động về phim Tết 2026, để HIEUTHUHAI yêu 1 cái tên khiến ai cũng sốc

Hậu trường phim

23:39:31 08/02/2025
Cụ thể trong một buổi cinetour mới đây, Trấn Thành đã bất ngờ chia sẻ về dự định làm phim Tết 2026. Anh khẳng định chỉ cần Bộ Tứ Báo Thủ thắng Mai thì phim Tết sang năm sẽ mời HIEUTHUHAI.
Buổi livestream All-star thử giọng bất ổn nhất Vbiz: Sơn Tùng lạc cả giọng, HIEUTHUHAI đang rap thì líu lưỡi

Buổi livestream All-star thử giọng bất ổn nhất Vbiz: Sơn Tùng lạc cả giọng, HIEUTHUHAI đang rap thì líu lưỡi

Nhạc việt

23:19:37 08/02/2025
Mới đây, Khánh bất ngờ nhận được yêu cầu tham gia của hàng loạt ngôi sao hàng đầu Vbiz, biến buổi livestream này thành bữa tiệc thử giọng All-star hoành tráng bậc nhất Việt Nam.
Lễ thành đôi của Vũ Cát Tường và bạn gái: Giới hạn hơn 100 khách, 1 chi tiết lạ chưa từng có

Lễ thành đôi của Vũ Cát Tường và bạn gái: Giới hạn hơn 100 khách, 1 chi tiết lạ chưa từng có

Sao việt

23:14:25 08/02/2025
Theo đó, lễ thành đôi của cả hai sẽ diễn ra với hơn 100 khách mời gồm gia đình 2 bên, bạn bè thân thiết. Ngoài ra, Vũ Cát Tường còn hé lộ một vài khán giả cũng sẽ được dự buổi lễ đặc biệt lần này.
Nữ chính từng ba lần bị bạn trai lừa tiền, từ chối hẹn hò giám đốc U.40

Nữ chính từng ba lần bị bạn trai lừa tiền, từ chối hẹn hò giám đốc U.40

Tv show

23:05:28 08/02/2025
Cô chủ nhà hàng xinh đẹp từng đổ vỡ hôn nhân, đến Bạn muốn hẹn hò tìm hạnh phúc mới. Dù nam giám đốc chân thành ngỏ lời, mong được nên duyên nhưng cô vẫn từ chối hẹn hò.
Gia đình sẽ chôn cất Từ Hy Viên theo hình thức thụ táng

Gia đình sẽ chôn cất Từ Hy Viên theo hình thức thụ táng

Sao châu á

23:02:41 08/02/2025
Theo Next Apple hôm 8.2, gia đình chọn chôn cất Từ Hy Viên theo hình thức thụ táng, như ý nguyện của nữ diễn viên khi còn sống.
Những lần mặc gợi cảm gây tranh luận của con gái Quyền Linh

Những lần mặc gợi cảm gây tranh luận của con gái Quyền Linh

Phong cách sao

22:58:44 08/02/2025
Gây ấn tượng với hình ảnh ngọt ngào, nữ tính song Lọ Lem - con gái lớn của MC Quyền Linh thỉnh thoảng vẫn làm mới mình với những thiết kế gợi cảm, tôn đường cong.
Tiến Linh được đổi lại huy chương 'nhà vô địch' ASEAN Cup sau nhầm lẫn

Tiến Linh được đổi lại huy chương 'nhà vô địch' ASEAN Cup sau nhầm lẫn

Sao thể thao

22:58:04 08/02/2025
Sau khi bị trao nhầm huy chương á quân , tiền đạo Nguyễn Tiến Linh đã được ban tổ chức giải gửi lại huy chương của đội vô địch.
Ukraine đổi chiến lược trong xung đột với Nga giữa lúc Tổng thống Trump thúc đẩy ngừng bắn

Ukraine đổi chiến lược trong xung đột với Nga giữa lúc Tổng thống Trump thúc đẩy ngừng bắn

Thế giới

22:16:08 08/02/2025
Mặc dù mục đích chính của các cuộc tấn công này chưa rõ ràng, là để kiểm soát lãnh thổ hay củng cố các vị trí phòng thủ, nhưng nhà phân tích Angelica Evans của ISW cho rằng tiến triển này của Ukraine rất đáng chú ý.
Taylor Swift cho bạn thân Blake Lively "ra rìa" giữa scandal ồn ào thế giới?

Taylor Swift cho bạn thân Blake Lively "ra rìa" giữa scandal ồn ào thế giới?

Sao âu mỹ

21:41:11 08/02/2025
Trước đó, đôi bạn thân dính lấy nhau như hình với bóng ở nhiều sự kiện. Taylor Swift còn là mẹ đỡ đầu cho các con của Blake Lively.
Cặp vợ chồng nhận nuôi một chú mèo, 8 năm sau, phim chụp X-quang tiết lộ sự thật sốc

Cặp vợ chồng nhận nuôi một chú mèo, 8 năm sau, phim chụp X-quang tiết lộ sự thật sốc

Netizen

21:13:24 08/02/2025
Một cặp vợ chồng ở Denver (Colorado, Mỹ) đã vô cùng đau lòng khi phát hiện ra quá khứ của chú mèo cưng Hari sau 8 năm chung sống. Tưởng rằng những biểu hiện của Hari chỉ là dấu hiệu của tuổi già, họ đã sững sờ trước kết quả chụp X-quang...
Theo phong thủy: Đêm giao thừa đủ 5 trái trong nhà, gia chủ không bao giờ sợ nghèo khó

Theo phong thủy: Đêm giao thừa đủ 5 trái trong nhà, gia chủ không bao giờ sợ nghèo khó

Trắc nghiệm

21:12:07 08/02/2025
Bày trái cây cũng không thể chọn bừa mà phải chọn quả may mắn mới cầu bình an, tài lộc được.Vào đêm giao thừa, người ta thường thực hiện nhiều phong tục truyền thống như ăn cơm tất niên