Chương trình phổ thông mới: Chấm dứt tập huấn giáo viên theo kiểu ‘F1, F2, F3′
Ông Hoàng Đức Minh – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Quản lý cán bộ giáo dục, Bộ GD&ĐT – khẳng định như vậy trước băn khoăn về chất lượng giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông mới. Theo ông Minh, việc đào tạo giáo viên sẽ gắn với việc “ số hóa” thay vì cách tập huấn truyền thống”F1, F2. F3″.
Trước băn khoăn không nhỏ về đội ngũ giáo viên đáp ứng một loạt các thay đổi của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới – lực lượng mang tính “sống còn” của đổi mới giáo dục – đại diện Bộ GD&ĐT đã thông tin sâu về quá trìn chuẩn bị đào tạo giáo viên để bắt đầu giảng dạy từ 2020 – 2021 với lớp 1 (theo lộ trình) và tiếp tục các năm sau đó.
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD&ĐT, ví von cách tập huấn giáo viên xưa nay theo lối truyền thống là “F1, F2, F3″, nghĩa là đại diện giáo viên đi tập huấn, sau đó về truyền lại kiến thức cho các giáo viên đại trà theo từng cấp. Điều này dẫn đến việc nội dung được học, được đào tạo thường bị “ tam sao thất bản”, gây tốn kém mà không hiệu quả.
Ông Hoàng Đức Minh phát biểu
Đây cũng là bài toán đặt ra với chương trình phổ thông mới. Theo đó, việc đào tạo giáo viên kiểu này sẽ chấm dứt.
“Chúng tôi tiến hành bồi dưỡng tập trong cho đội ngũ giáo viên cốt cán ở trung ương được chọn lọc theo chuẩn nghề nghiệp và các tiêu chí cần thiết, các bài dạy được cung cấp trực tiếp theo dạng số hóa. Cùng với đó sẽ là bồi dưỡng đại trà, cuốn chiếu ở địa phương thông qua quản lý trên mạng internet”, ông Minh nói.
Theo ông Minh, ưu việt của cách đào tạo này chính là đột ngũ giáo viên cốt cán sẽ thay vì cầm tay chỉ việc, sẽ trực tiếp trao đổi, thảo luận, tháo gỡ và kết nối với giáo viên ở cấp địa phương.
Video đang HOT
Giáo viên chủ yếu tự học qua mạng internet với các gói bài giảng trên mạng chứ không còn đào tạo theo kiểu F1, F2, F3. Với đồng bào khó khăn, lực lượng cốt cán sẽ được tính kỹ hơn, hỗ trợ trực tiếp nhiều hơn với đội ngũ cốt cán thuộc vùng khó khăn, cùng với đó là mạng internet nên các thầy cô có thể kết nối bất cứ lúc nào, bất cứ đâu.
“Mô hình trường học kết nối thi trước nay giáo viên đã được làm quen rồi và cho thấy hiệu quả tốt. Việc sử dụng mạng internet để tự bồi dưỡng và được hỗ trợ đã được làm 5 năm nay thậm chí trước đó. Cùng với sự hoàn thiện khả năng tương tác qua mạng, chúng tôi chắc chắn giáo viên đủ cơ sở và nền tảng để đáp ứng yêu cầu hỗ trợ kịp thời khi có nhu cầu”, ông Minh cho hay.
Ảnh minh họa
Cũng theo ông Minh, “từ năm 2020 mới bắt đầu áp dụng chương trình lớp 1 nên Bộ GD&ĐT đã có kế hoạch chọn lọc giáo viên kinh nghiệm nhất để có thể dạy được lớp cuốn chiếu ban đầu, phải là giáo viên tốt nhất cho các khối”.
Liên quan đến việc sắp xếp giáo viên tránh tình trạng thừa thiếu cục bộ, ông Minh cho biết, Bộ GD&ĐT đã rà soát quy hoạch lại hệ thống sư phạm để việc đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng, rà soát với Bộ Nội vụ để bổ sung kịp thời giáo viên đang thiếu. “Nguồn cung giáo viên không thiếu, trường sư phạm cũng đã xây dựng mã ngành đào tạo mới theo khung chương trình mới nên không lo việc thiếu giáo viên có chuyên môn”, ông Minh khẳng định.
Theo phunuvietnam
Chuẩn giáo viên: Động lực để nhà giáo phấn đấu
Đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng GD. Việc tập huấn giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp (Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT) được tiến hành ở 63 tỉnh thành trên cả nước, có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển năng lực giáo viên trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Năng lực nghề nghiệp của giáo viên sẽ là mấu chốt trong đổi mới phương dạy và học trong Chương trình GDPT mới
Chuẩn không "làm khó" giáo viên
Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT) với 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2018. Mới đây, Bộ GD&ĐT đã tổ chức tập huấn cho giáo viên và cán bộ cốt cán của 63 tỉnh thành, làm lan toả tinh thần của Thông tư 20 trong thực tiễn. Việc tập huấn giáo viên theo chuẩn đã tạo động lực cho các nhà giáo phấn đấu, tự rèn luyện để nâng cao năng lực chuyên môn.
Cô Phạm Thị Liên, Trường Tiểu học Thanh Lưu (Thanh Liêm, Hà Nam) cho biết: "Trong đợt tập huấn triển khai Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở GDPT (gọi tắt là Thông tư 20) là cơ hội để tôi và đồng nghiệp hiểu rõ hơn nội dung cốt lõi cũng như tinh thần nhân văn của Thông tư.
Mỗi giáo viên thấy mình cần phải học hỏi hơn nữa, soi vào thông tư, đối chiếu với các tiêu chuẩn, tiêu chí; bản thân mỗi giáo viên nhận ra điểm thiếu khuyết về năng lực, kỹ năng để tự bồi dưỡng, hoàn thiện để hoàn thành nhiệm vụ. Mặc dù, các GV đều nhận ra thiếu khuyết của mình nhưng chúng tôi không cảm thấy áp lực, vì Thông tư đã tạo cơ hội cho những giáo viên như tôi học hỏi, nâng cao trình độ, phát triển bản thân, giúp chúng tôi có nhu cầu hơn về phát triển năng lực nghề nghiệp".
Đặc biệt tâm đắc chất nhân văn của Chuẩn giáo viên mới ban hành, thầy Nguyễn Minh Quý, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nguyên Hãn (Hải Phòng) cho rằng, điểm nổi bật của Thông tư là những quy định không mang tính hình thức, không dùng kết quả đánh giá để luân chuyển, điều động cán bộ, cũng không dùng kết quả đánh giá theo chuẩn làm tiêu chí để đánh giá, bình xét thi đua. "Thông tư có tính mở, với biên độ rất rộng, thể hiện ở chỗ nó định hướng cho người ta phấn đấu, rèn luyện và có một chu trình rất rõ", thầy Nguyễn Minh Quý nói.
Về quy trình đánh giá, Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở GDPT nêu rõ: "Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm, để tự xác định mức độ đạt được theo chuẩn, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Người đứng đầu cơ sở GDPT tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần. Quy định chuẩn không "làm khó" giáo viên mà tạo động lực để mỗi người không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Động lực để nhà giáo đổi mới, sáng tạo
Nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đang đặt ra những trọng trách không nhỏ đối với những người làm nghề giáo trong việc đảm nhận sứ mệnh cao cả: "Trồng người". Chương trình bồi dưỡng và nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo theo những yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn cán bộ quản lý các cấp giúp mỗi nhà giáo ở cương vị công tác của mình, thường xuyên tự học tập và rèn luyện để nâng cao mức đạt được theo các yêu cầu của chuẩn.
GD cho HS không chỉ có dạy chữ mà phải chú trọng dạy làm người, dạy kỹ năng sống để các em phát triển toàn diện. Để làm được song hành cả hai việc này, bản thân mỗi thầy cô giáo phải không ngừng học hỏi, tự rèn luyện, trau dồi kỹ năng sống, ý thức và trách nhiệm trong sự nghiệp "trồng người". Vì thế, việc bồi dưỡng giáo viên là cần thiết trong quá trình đổi mới GD.
Cô Lê Thị Thanh Huyền, giáo viên Trường Tiểu học Thụy Lâm A (Đông Anh - Hà Nội) cho biết: Một trong những điểm yếu của giáo viên hiện nay chính là sự thụ động và ngại thay đổi. Nhiều giáo viên về trình độ công nghệ thông tin còn non khiến cho tiếp cận các thông tin và kiến thức giáo dục trên Internet còn chậm.
Đánh giá cao vềchuẩn nghề nghiệplà động lực để giáo viên phấn đấu, cô Huyền cho rằng, Điều 8, chương 2 của Thông tư 20 Bộ GD&ĐT có quy định về Ngoại ngữ và Tin học, điều này phù hợp với xu thế đổi mới của xã hội. Tuy nhiên, khi có hướng dẫn về việc thi nâng ngạch giáo viên, nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, có tâm với HS, tạo được niềm tin yêu cho phụ huynh và HS, đặc biệt tạo nhiều hứng thú cho các em trong quá trình giảng dạy, nhưng do yêu cầu về Ngoại ngữ quá cao với trình độ hiện có, nên cơ hội đạt khi thi nâng ngạch rất khó.
Một số thầy cô tham gia học các lớp học ngắn hạn để đủ điều kiện, nhưng việc học đó như bắt cóc bỏ đĩa, khi thực tế giảng dạy của giáo viên cơ bản hoàn toàn xa vời so với việc có bằng này bằng khác về ngoại ngữ? Hiện nay, Bộ quy định mỗi đơn vị thi nâng hạng không quá 4%, như thế là quá ít đối với các trường phổ thông có nhiều cấp học.
Cô Hồ Thi Thu Chung, Trường Tiểu học Thạch Đồng (Hà Tĩnh) cho rằng, để nâng cao năng lực, giáo viên có thể tự học qua Internet, qua các kênh tài liệu khác. Việc làm này có hiệu quả nhưng chưa thực rõ ràng bởi vì khả năng tự học của mỗi cá nhân khác nhau, việc kiểm soát kết quả bồi dưỡng thường xuyên còn nhiều khó khăn. Tuỳ thuộc vào nhu cầu thực tế, không nên áp đặt số lần tham gia bồi dưỡng thường xuyên. Giáo viên cần cập nhật các chương trình bồi dưỡng thường xuyên liên tục trên diễn đàn trường học kết nối.
Lê Đăng
Theo giaoducthoidai
Môn giáo dục công dân mới dạy gì? Môn giáo dục công dân lâu nay vốn được ví như cái 'bị' chứa tất cả những nội dung cần bổ sung vào chương trình giáo dục phổ thông, từ giáo dục đạo đức lối sống đến hiểu biết chính trị, pháp luật, trong khi việc đào tạo giáo viên thì chưa theo kịp. Một giờ học tích hợp môn giáo dục công...