Chương trình phổ thông mới: cần đổi mới cả cách kiểm tra
Đó là đề nghị của giáo viên sau khi chương trình phổ thông mới được thực nghiệm ở 6 tỉnh thành. Giáo viên cũng mong có thời gian đủ để tập huấn, thành thạo trước khi triển khai chương trình mới.
Một tiết học gây hứng thú cho học sinh theo chương trình mới tại Trường tiểu học Tả Thanh Oai (Thanh Trì, Hà Nội) – Ảnh: VĨNH HÀ
“Với chương trình được thiết kế mở, sẽ có nhiều tình huống bất ngờ của học sinh mà người thầy phải lường trước, phải chuẩn bị kỹ để không bị rơi vào bối rối, bế tắc. Nếu người thầy linh hoạt và ứng biến tốt thì tiết học sẽ thú vị, tạo được hứng khởi cho người học”
Thầy Nguyễn Hữu Quyết
Tự chủ là điều kiện cần
Thầy Nguyễn Mạnh Cường, phó hiệu trưởng Trường THPT số 1 huyện Văn Bàn (Lào Cai), tự tin cho rằng giáo viên của trường mình có thể đáp ứng được yêu cầu mới.
Với 160 tiết dạy thực nghiệm ở nhiều môn học như ngữ văn, toán, giáo dục kinh tế và pháp luật, lịch sử, địa lý…, thầy Cường cho rằng chương trình mới “không khó với giáo viên”.
“Thay đổi phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học là điểm mấu chốt khi thực hiện chương trình. Vì thế những cơ sở đã áp dụng các mô hình, phương pháp dạy học tích cực thì đáp ứng tốt hơn những cơ sở chỉ dạy theo phương pháp truyền thống” – thầy Cường chia sẻ.
Tại Hà Nội, không nằm trong số trường dạy thực nghiệm nhưng Trường THPT Phan Huy Chú, THCS – THPT Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Siêu cũng đã thực hiện tự chủ kế hoạch dạy học từ nhiều năm.
Cô Ngô Thị Thành, phó hiệu trưởng Trường Phan Huy Chú, cho biết: “Với trường tôi, việc đáp ứng các yêu cầu đổi mới chương trình sẽ thuận lợi hơn. Đặc biệt trong việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, hoạt động trải nghiệm sáng tạo”.
Tuy vậy, cô Thành cũng cho biết với các trường quản trị và dạy học theo truyền thống, để chuyển động sẽ cần nhiều thời gian hơn để làm quen, tập huấn. Đặc biệt là những môn học có nội dung mới, những môn học cần tăng cường dạy thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống…
Cô Nguyễn Thị Thu Anh – Trường Nguyễn Tất Thành – cho rằng cần có những chuyển động mạnh mẽ hơn trong vai trò quản lý của mỗi nhà trường để thực hiện chủ động kế hoạch dạy học, chủ động trong tổ chức đổi mới phương pháp dạy học và tạo dựng cơ chế khuyến khích giáo viên tự học, tự thay đổi.
Nhưng cô Thu Anh cũng cho rằng nếu chỉ đổi mới nội dung chương trình dạy học mà không đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với học sinh, điều chỉnh những quy định đã lạc hậu ràng buộc đối với nhà giáo thì cuộc đổi mới sẽ gặp khó khăn.
Một tiết học phát huy tính tích cực của học sinh Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) – Ảnh: HUY TRẦN
Cần thời gian
Nhận xét về chương trình và khả năng thích ứng của giáo viên, thầy Nguyễn Hữu Quyết – hiệu trưởng Trường THCS Minh Hà, huyện Thạch Thất (Hà Nội) – cho biết: “Ưu điểm của các chương trình bộ môn vừa thực nghiệm là đều xây dựng theo hướng mở, mở nhiều là ở các môn xã hội.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ưu điểm cũng sẽ là thách thức nếu giáo viên không có sự đầu tư, chuẩn bị cho bài dạy và vẫn áp dụng cách dạy học theo lối mòn trước đây”.
Theo thầy Quyết, để chương trình triển khai đại trà có hiệu quả, việc tập huấn giáo viên phải kỹ lưỡng, vấn đề quản lý chuyên môn cũng cần điều chỉnh để bám sát giáo viên.
Hoạt động trải nghiệm là một trong những nội dung mới của chương trình còn khiến nhiều giáo viên, nhà trường hiểu sai, hiểu máy móc.
Trao đổi về việc này, cô Bùi Ngọc Diệp – chuyên gia của Viện Nghiên cứu giáo dục VN, thành viên ban soạn thảo hoạt động trải nghiệm của chương trình giáo dục phổ thông mới – nêu ví dụ: khi triển khai thực nghiệm hoạt động trải nghiệm về nghề truyền thống địa phương, có những trường cho biết địa phương họ – cụ thể là xã, phường nơi trường hoạt động không có nghề truyền thống.
“Đó là do cách hiểu cứng nhắc vì “nghề địa phương” không nhất thiết phải là một nghề tồn tại ở xã, phường cụ thể trên địa bàn của trường mà có thể là nghề truyền thống trong quận, huyện, tỉnh. Tương tự, hầu hết các nội dung hoạt động trải nghiệm chương trình xây dựng đều mang tính mở, linh hoạt để các nhà trường gắn với điều kiện thực tế” – cô Diệp phân tích.
Cùng với hoạt động trải nghiệm, các môn học mới cần cách tiếp cận dạy học tích hợp như lịch sử và địa lý, khoa học tự nhiên ở bậc THCS cũng là nội dung mà nhiều thầy cô ở các trường đã triển khai thực nghiệm chú ý.
“Không khó thực hiện nhưng cần phải có sự đầu tư thời gian công sức và sự hợp tác của giáo viên các bộ môn khác nhau trong những chủ đề cần vận dụng kiến thức liên môn. Về điều này, vai trò của lãnh đạo các nhà trường rất quan trọng trong bố trí, chỉ đạo và giám sát các tổ bộ môn thực hiện” – thầy Quyết cho biết.
Và mặc dù được ban soạn thảo chương trình đánh giá là “đa số giáo viên ủng hộ”, nhưng nhiều giáo viên, trong đó có cả người đã dạy thực nghiệm và chưa tham gia dạy thực nghiệm, đều cho rằng họ cần có thời gian đủ để tập huấn, thành thạo trước khi triển khai chính thức chương trình mới.
Một số môn còn quá tải
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết – tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đợt thực nghiệm cũng có những ý kiến đóng góp cho rằng lượng kiến thức còn nhiều, gây quá tải ở một số môn học. Điều này cũng phù hợp với trao đổi của một số thầy cô trực tiếp dạy học thực nghiệm.
“Chúng tôi đã trao đổi khá thẳng thắn sau các tiết thực nghiệm với các tác giả xây dựng chương trình” – một giáo viên tại Hà Nội cho biết.
Ông Thuyết khẳng định những góp ý xác đáng sẽ được tiếp thu.
Theo tuoitre.vn
Triển khai ngay sách giáo khoa mới từ 2018 sẽ khó yên tâm về chất lượng
Theo phương án mới sẽ có thêm thời gian dành cho việc biên soạn, thẩm định, thực nghiệm các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Hồ Ngọc Đại lo lắng về chương trình mớiTại sao cần so sánh Chương trình tổng thể mới với Chương trình năm 1979?3 thầy 1 sách và nguy cơ tích hợp "thịt chó - nước chè""Chuột cùng sào" mới vào sư phạm, chương trình mới sẽ đi về đâu?
Ngày 2/11, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ (ảnh quochoi.vn).
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Đến nay, việc thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội tuy đã đạt được một số kết quả nhưng còn nhiều hạn chế, bất cập.
Chương trình giáo dục phổ thông mới chưa được ban hành để làm căn cứ biên soạn sách giáo khoa, thời gian thực tế để hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới cần nhiều hơn khoảng 1 năm so với dự kiến;
Việc chuẩn bị điều kiện về giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông trên phạm vi toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn.
Nếu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới ngay từ năm học 2018 - 2019 sẽ khó yên tâm về chất lượng.
Đồng thời, nếu theo lộ trình triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới nêu tại Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội thì việc chuẩn bị giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất ở các cơ sở giáo dục phổ thông sẽ gặp nhiều khó khăn, bất cập;
Trong 3 năm học đầu tiên của lộ trình, mỗi năm học đều phải triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở 3 lớp thuộc ba cấp học khác nhau, trong khi 2 năm học cuối của lộ trình mỗi năm học chỉ triển khai thêm ở 1 hoặc 2 lớp ở cấp tiểu học".
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu:
"Mặt khác, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII vừa thông qua Nghị quyết một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
Nghị quyết về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Chính phủ cần có thời gian để chỉ đạo triển khai các nghị quyết này trong ngành Giáo dục, đánh giá tác động của chính sách đối với việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và có biện pháp giải quyết.
Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả xây dựng và áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đồng thời tạo sự đồng thuận, yên tâm của xã hội cần điều chỉnh lộ trình triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới".
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề xuất:
"Về nội dung điều chỉnh: Căn cứ tình hình xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, việc chuẩn bị về giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất ở các cơ sở giáo dục phổ thông trên phạm vi toàn quốc;
Trên cơ sở phân tích lộ trình triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo yêu cầu của Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép:
Triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với cấp tiểu học từ năm học 2019 -2020, đối với cấp trung học cơ sở từ năm học 2020 - 2021 và đối với cấp trung học phổ thông từ năm học 2021 - 2022.
Lộ trình cụ thể đối với từng lớp như sau:
- Năm học 2019 - 2020: Lớp 1;
- Năm học 2020 - 2021: Lớp 2 và lớp 6;
- Năm học 2021 - 2022: Lớp 3, lớp 7 và lớp 10;
- Năm học 2022 - 2023: Lớp 4, lớp 8 và lớp 11;
- Năm học 2023 - 2024: Lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Như vậy, so với lộ trình nêu tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội, việc bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới ở cấp tiểu học chậm 1 năm, ở cấp trung học cơ sở chậm 2 năm và ở cấp trung học phổ thông chậm 3 năm.
Tuy nhiên, việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới vẫn bám sát yêu cầu của Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội là:
Triển khai theo hình thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học và sau 5 năm thì tất cả các lớp trên phạm vi cả nước đều thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới".
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng:
"Việc điều chỉnh sẽ có tác động:
Theo phương án mới sẽ có thêm thời gian dành cho việc biên soạn, thẩm định, thực nghiệm các chương trình môn học, hoạt động giáo dục;
Biên soạn, thẩm định, thực nghiệm sách giáo khoa mới; bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Đào tạo giáo viên dạy các môn học mới, chưa có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành;
Tiếp tục thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo phương án mới sẽ tạo thuận lợi để triển khai các hoạt động truyền thông tạo sự tin tưởng, lạc quan, yên tâm và đồng thuận của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh học sinh, học sinh và các tầng lớp nhân dân.
Đồng thời sẽ tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng biên soạn sách giáo khoa, góp phần thực hiện tốt chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa và phát huy hiệu quả đóng góp của xã hội trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
Mặt khác, kinh phí thực hiện xây dựng, biên soạn chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa theo lộ trình đã điều chỉnh cũng không phát sinh do thời gian để tất cả các lớp trên phạm vi cả nước thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới vẫn là 5 năm.
Phương án mới sẽ có nhiều thời gian hơn để địa phương rà soát, sắp xếp, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học;
Ưu tiên ngân sách địa phương và tăng cường huy động nguồn lực xã hội đầu tư bổ sung cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông bảo đảm đồng bộ, đồng tốc với lộ trình triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới"
Theo GDVN
Kết quả thử nghiệm chương trình phổ thông mới: Có nhiều điểm thất bại! Ngày 3/5, Bộ GD&ĐT họp báo công bố kết quả sau một tháng thử nghiệm áp dụng chương trình phổ thông mới. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, có tiết học thành công, có tiết học thất bại. Một số yêu cầu còn cao so với học sinh Ngay sau khi Chương trình giáo dục phổ thông mới được giới thiệu trên mạng lấy...