Chương trình môn Ngữ văn mới nên giữ lại những hệ thống bài học khái quát

Theo dõi VGT trên

Hệ thống bài học mang tính khái quát sẽ giúp người học có cái nhìn tổng quan khái quát về văn học ở các giai đoạn lịch sử mà tác giả, tác phẩm đó xuất hiện.

Chương trình môn Ngữ văn mới nên giữ lại những hệ thống bài học khái quát - Hình 1

Hệ thống bài học mang tính khái quát tiến trình văn học của từng giai đoạn lịch sử là điều chương trình mới nên kế thừa của chương trình hiện hành. Ảnh: Văn Lự.

LTS: Đưa ra một số ý kiến trao đổi về dự thảo chương trình môn Ngữ văn, Thạc sỹ Nguyễn Đình Anh, Nguyên Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An nhấn mạnh đến việc kế thừa những ưu điểm của chương trình hiện hành.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Chúng tôi đã đọc qua dự thảo chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 1 năm 2018.

Chúng tôi cảm thấy chương trình đã có sự đổi mới để đáp ứng nhu cầu của người học thời công nghệ thông tin phát triển, góp phần định hướng nghề nghiệp cho số học sinh có nguyện vọng học lên một số ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn…

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn còn có những băn khoăn và xin trao đổi thêm một vài ý kiến như sau:

Mặc dù các nhà biên soạn chương trình có khẳng định là chương trình vẫn có sự kế thừa mặt tích cực của chương trình môn Ngữ văn hiện hành;

Nhưng có một giá trị mà trong những chương trình môn Ngữ văn của mấy chục năm qua đã đưa lại sự thuận lợi cho người học khi tiếp nhận nền văn học nước nhà, đó là hệ thống bài học mang tính khái quát tiến trình văn học của từng giai đoạn lịch sử không được kế thừa trong chương trình phổ thông môn Ngữ văn mới.

Trong các chương trình cũ, trước khi cho học sinh tiếp cận các tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu thì đều có những bài, những chương giúp người học có cái nhìn tổng quan khái quát về văn học của các giai đoạn lịch sử, của từng chặng đường lịch sử mà các tác giả, tác phẩm đó xuất hiện.

Có thể các bài học tổng quan về các giai đoạn, các thời kỳ của văn học nước nhà rất ngắn gọn súc tích nhưng đã giúp người học sau khi rời khỏi trường phổ thông có thể biết đến văn học dân gian, văn học từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, từ thế kỷ XX đến hết năm 1945, văn học thời chống Mỹ cứu nước, văn học thời kỳ từ 1975 đến nay có những tác giả tác phẩm nào là tác giả, tác phẩm nào tiêu biểu để khi học xong phổ thông người học có được cái nhìn tổng quan hoặc tổng quan ở mức sơ lược nhất về nền văn học nước nhà chứ không thể để học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông mà không có cái nhìn toàn cảnh về văn học Việt Nam.

Tránh tình trạng sau khi tốt nghiệp phổ thông và tốt nghiệp đại học, có bằng tiến sỹ, giáo sư (ở các ngành không liên quan đến Văn học) mà không xác định được tập thơ “Việt Bắc”, “Nhật ký trong tù”, bài thơ “Đất nước”… của tác giả nào được viết trong bối cảnh nào?

Video đang HOT

Và vì sao bài thơ, tập thơ đó có giá trị?

Chương trình phổ thông môn Ngữ văn mới không có loại bài này vì sao?

Vì thời lượng của chương trình không cho phép hay là vì một lý do nào khác?

Theo ý chúng tôi, chúng ta có thể đưa vào loại bài khái quát văn học của từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử theo hướng sau:

Các bài mang tính khái quát về tình hình văn học nước nhà sẽ được bắt đầu đưa vào dạy học từ cấp Trung học cơ sở đến hết chương trình phổ thông.

Mỗi lớp được bố trí học tổng quan (khái quát) từ một đến hai giai đoạn (hoặc hai thời kỳ văn học nước nhà để sao cho phần tổng quan về văn học giai đoạn cuối cùng: Văn học Việt Nam từ 1975 đến nay sẽ được kết thúc ở lớp 12.

Xây dựng chương trình theo phương án này sẽ diễn ra tình trạng học xong Trung học cơ sở, học sinh sẽ ra đời hoặc đi học nghề sẽ chưa có cái nhìn xuyên suốt (ở mức khái quát) về tình hình văn học nước nhà nhưng vẫn có thể tạo điều kiện cho các em sau khi vào đời sẽ tự đọc hiểu các phần tổng quan văn học ở các lớp Trung học phổ thông để hoàn thiện trình độ hiểu biết về văn học nước nhà cho mình.

Việc tiếp tục tìm hiểu, đọc thêm, học thêm cho học sinh đối với bộ môn Ngữ văn là điều mọi người Việt Nam có thể thực hiện được.

Hơn nữa, khi mà chúng ta bàn đến sự tích hợp trong việc xây dựng chương trình môn học và kế hoạch dạy học môn Ngữ văn mà không tích hợp được với môn Lịch sử văn học là một thiếu sót.

Vấn đề là ở chỗ chọn mức độ kiến thức của loại bài khái quát văn học đó như thế nào cho thích hợp với trình độ của học sinh phổ thông và mức độ kiến thức văn học mà chúng ta dự định sẽ cho các em tiếp cận.

Hướng giải quyết khác để đưa loại bài khái quát tình hình văn học của một giai đoạn lịch sử, hoặc một thời kỳ lịch sử của văn học vào chương trình môn Ngữ văn phổ thông là:

Các nhà xây dựng chương trình môn Ngữ văn phổ thông phải đặt ra yêu cầu vào trong dự thảo chương trình để cho các nhà soạn sách giáo khoa sẽ biên soạn và sẽ cho học sinh đọc thêm tham khảo trước khi các em được dạy học những tác phẩm cụ thể để cho con đường tiếp cận nền văn học của học sinh phổ thông sẽ có ích hơn.

Bởi môn Ngữ văn ở phổ thông không thể đứng ngoài cuộc việc tạo điều kiện cho con em chúng ta có được cái nhìn đầy đủ hơn về nền văn học nước nhà.

Từ sự tiếp cận đầy đủ ở mức cơ bản các em sẽ yêu mến và quý trọng hơn nền văn học mà cha ông đã để lại.

Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo không quy định trong chương trình sách giáo khoa có loại bài khái quát về tình hình văn học của từng giai đoạn văn học thì chắc chắn sau này khi chương trình và sách giáo khoa mới môn Ngữ văn phổ thông đi vào thực hiện sẽ xảy ra tình tình trạng loại sách tham khảo “Để dạy tốt, học tốt môn Ngữ văn” các lớp từ lớp 6 đến lớp 12 sẽ có điều kiện xuất hiện lấn át cả hệ thống giáo khoa phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ sách Ngữ văn phổ thông của các tác giả khác được phép Bộ cho sử dụng.

Hơn thế nữa, nếu chương trình dạy học môn Ngữ văn mới ở phổ thông có sự chú ý tới việc đưa thêm vào các bài khái quát văn học sẽ giúp cho mọi công dân dù đang trên ghế nhà trường hoặc đã ra làm việc sẽ có sự định hướng cho họ khi họ tiếp cận với nền văn học nước nhà khi họ đọc thêm sách báo ở thư viện hoặc khi họ tranh thủ đọc sách mọi nơi mọi lúc với mục đích nâng thêm sự hiểu biết về nền văn học nước nhà nói riêng và nhu cầu thưởng thức văn học nói chung.

Nếu chỉ vì do thời lượng chương trình quá lớn mà không đưa loại bài khái quát các giai đoạn văn học vào chương trình môn Ngữ văn phổ thông mới;

Theo ý chúng tôi, có thể bớt bỏ số lượng tác phẩm đã dự kiến trong chương trình dự thảo môn Ngữ văn phổ thông để dành thời lượng để đưa vào chương trình các bài thuộc dạng bài khái quát văn học từng giai đoạn vào chương trình, với nguyên tắc, loạt bài này phải hết sức súc tích, cô đọng và chính xác.

Theo Giaoducthoidai.vn

Học xong mà thất nghiệp thì đời nào người giỏi lại vào sư phạm

Việc quy định điểm đầu vào mới chỉ là mong muốn của Bộ còn việc học sinh giỏi có muốn học ngành sư phạm hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Học xong mà thất nghiệp thì đời nào người giỏi lại vào sư phạm - Hình 1

Học xong mà thất nghiệp thì đời nào người giỏi lại vào sư phạm (Ảnh minh họa: Trinh Phúc)

Một trong những điểm đáng chú ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến dư luận là bắt đầu từ năm 2018, sẽ siết chặt đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên.

Cụ thể, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập trung học phổ thông để vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên như sau:

Đối với trình độ đại học xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên.

Đối với trình độ cao đẳng, trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông xếp loại học lực lớp 12 từ khá trở lên.

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc siết điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tương lai là hết sức cần thiết, song điều này cũng sẽ rất khó khả thi nếu như chế độ đãi ngộ và bài toán đầu ra đối với sinh viên sư phạm vẫn còn bỏ ngỏ.

với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đánh giá:

Việc thu hút người giỏi vào ngành sư phạm là điều cần thiết và được xem như giải pháp đột phá để có thể thay đổi chất lượng nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt trong tình trạng điểm đầu vào ngày càng thấp thì việc siết điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào là một chủ trương sáng suốt và cần thiết trong thời điểm này.

Thầy Đinh Quang Báo cũng nhấn mạnh, giải pháp này cũng là kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển. Cụ thể, ở các quốc gia này, ngành sư phạm bao giờ cũng tuyển chọn những thí sinh có chất lượng tốp đầu trong trường phổ thông.

Tuy nhiên, khi nhìn nhận từ thực tiễn tại Việt Nam thì thầy Đinh Quang Báo nhắn nhủ, việc quy định điểm đầu vào cao đó mới chỉ là mong muốn của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn việc học sinh giỏi có muốn học ngành sư phạm hay không thì còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Từ đó, thầy Báo kiến nghị, muốn thu hút nhân tài vào ngành sư phạm thì cần có chế độ ưu đãi hấp dẫn đối với người học, từng ưu đãi đó phải gắn liền với các giải pháp cụ thể từ khâu đào tạo, sử dụng, tuyển dụng...

Cụ thể, người tốt nghiệp ngành sư phạm đạt chất lượng thì phải đảm bảo cho họ đầu ra có việc làm. Và khi sử dụng lao động thì cần tạo điều kiện để giáo viên có được chế độ đãi ngộ xứng đáng cả về vật chất lẫn tinh thần để họ yên tâm công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu.

Siết chặt điều kiện đầu vào, vậy đầu ra sẽ giải quyết thế nào?

Theo quan điểm của Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã đến lúc Nhà nước xác định số lượng sinh viên sư phạm cần thiết và đặt hàng cho các cơ sở đào tạo chứ không nên đào tạo ồ ạt, tránh tình trạng cử nhân sư phạm thất nghiệp gia tăng.

Bởi lẽ, ông Nhĩ cho rằng, hiện nay ở nhiều nơi cha mẹ nuôi con đi học đại học rất khó khăn do đó Nhà nước nên đặt hàng cơ sở đào tạo, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc của người học.

Từ đây, ông Nhĩ khuyến cáo, trong thời gian tới, khi quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm thì cần phải nêu rõ chiến lược phát triển giáo dục phổ thông, kết cấu hệ thống, quy mô ra sao để từ đó định hướng tới số lượng học sinh, số lớp học, tính toán số giáo viên...

Theo Giaoduc.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hành trình chinh phục vương miện Hoa hậu Quốc tế của Huỳnh Thị Thanh Thủy
23:29:26 12/11/2024
Bố hoa hậu Thanh Thủy có mặt ở Nhật Bản, căng thẳng tới đau bụng
22:40:51 12/11/2024
Đám cưới Hà Trí Quang và người yêu đồng giới: Thuý Ngân tình tứ bên Quốc Trường, 1 sao nữ bầu bí hoá cô dâu "làm loạn"!
21:50:24 12/11/2024
Trung Quốc: Xe điên tông thẳng vào đám đông khiến ít nhất 35 người thiệt mạng, hiện trường kinh hoàng
23:11:24 12/11/2024
Hoa hậu Đặng Thu Thảo, Hương Giang và loạt sao Việt "ăn mừng" Thanh Thủy đăng quang Miss International 2024
21:59:08 12/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy đăng quang Miss International từng bị chê 'da ngăm, não ngắn'
23:52:12 12/11/2024
9X Hải Phòng làm món đồ giá khủng, khách nước ngoài liên tục 'chốt đơn'
23:26:13 12/11/2024
'Kim Mao Sư Vương' Doãn Dương Minh nghiện cờ bạc đến suýt tự tử
23:26:01 12/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ông thông gia lấy vợ mới nhưng lại bắt vợ chồng con gái tôi phải chi tiền đám cưới

Góc tâm tình

07:23:08 13/11/2024
Đã chẳng giúp được gì cho con cái thì làm ơn đừng làm khổ chúng nó thêm nữa! Tôi gả con gái đi lấy chồng tính đến nay cũng phải được 10 năm rồi.

Đôi bạn tù kết thân cùng nhau trộm cắp liên tỉnh

Pháp luật

07:21:10 13/11/2024
Trong thời gian chấp hành án, Lộc và Bảo kết thân với nhau. Sau khi ra tù, cả hai vẫn giữ liên lạc. Do cùng bị nghiện ma túy nên cả hai đã bàn nhau đi thuê xe ô tô rồi "hành nghề" trộm cắp.

Lộ tin nhắn gây tranh cãi của Thanh Thuỷ về chiếc váy "sóng gió" trước khi đăng quang Miss International 2024

Sao việt

07:02:48 13/11/2024
Gần 3 thập kỷ cử người đẹp chinh chiến, Việt Nam lần đầu được gọi tên cho ngôi vị cao nhất. Chiến thắng của Thanh Thuỷ khiến cả mạng xã hội bùng nổ, nhiều Hoa hậu, Á hậu Việt cũng phải trầm trồ.

Độc đạo - Tập 31: Hồng gặp lại em trai thất lạc, khóc nghẹn không dám nhận

Phim việt

06:54:03 13/11/2024
Đổi lấy thông tin về con đường độc đạo, Hồng được Long cung cấp những thông tin về em trai ruột. Hai anh em gặp nhau, nhưng Hồng không biết nói ra sự thật như thế nào và chưa dám nhận em trai.

"Em gái quốc dân" kiện 180 người

Sao châu á

06:32:38 13/11/2024
Nữ ca sĩ, diễn viên IU - người có biệt danh Em gái quốc dân của Hàn Quốc - đang quyết liệt ứng phó với hoạt động của tội phạm trực tuyến.

Mì xào thịt gà - bữa ăn nhanh gọn, đầy đủ dinh dưỡng cho cả gia đình

Ẩm thực

06:08:12 13/11/2024
Hương vị đậm đà của thịt gà kết hợp với vị ngọt thanh của bông cải xanh tạo nên món mì xào thịt gà thơm ngon, hấp dẫn.

Nguyên tắc ăn uống cần thiết cho bà bầu bị tiểu đường

Sức khỏe

06:01:02 13/11/2024
Bạn có thể pha loãng nước ép trái cây với nước. Dùng khoảng 1/4 nước trái cây và 3/4 nước và uống mỗi ngày một lần. Thời gian còn lại, hãy chọn nước lọc và các đồ uống không đường khác.

Phim Việt giờ vàng được khán giả mong ngóng từng ngày: Dàn cast "đỉnh hiếm có", nội dung cực xúc động

Hậu trường phim

05:57:34 13/11/2024
Đây là một dự án quy mô hoành tráng, quy tụ dàn diễn viên đa thế hệ vô cùng đông đảo, bao gồm cả những nghệ sĩ gạo cội lẫn những diễn viên trẻ lần đầu xuất hiện trên sóng VTV.

Vì sao sê ri 'Harry Potter' gặp khó khi tuyển diễn viên vào vai cụ Dumbledore?

Sao âu mỹ

05:51:35 13/11/2024
Theo Variety, hãng Warner Bros. Television đang nhắm diễn viên Mark Rylance (64 tuổi) cho vai giáo sư Albus Dumbledore trong loạt phim truyền hình Harry Potter (chiếu trên HBO).

Máy bay của Lufthansa gặp nhiễu động không khí, 11 người bị thương

Thế giới

05:02:57 13/11/2024
Theo thông tin, trên máy bay có 329 hành khách và 19 thành viên phi hành đoàn. Người phát ngôn của Lufthansa khẳng định: An toàn của chuyến bay không hề bị đe dọa .

Chuyện thật như đùa: Đứng lớp suốt 17 năm, giảng viên đại học bị con gái 3 tuổi "vạch mặt" là không biết chữ

Netizen

23:33:58 12/11/2024
Trong ấn tượng vốn có của mọi người, người giáo viên là người thuyết giảng, giải quyết vấn đề phải có kiến thức sâu rộng và kho tàng kiến thức phong phú.