Chương trình môn học có tính kế thừa giữa các cấp học

Theo dõi VGT trên

Chương trình môn học trong dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông mới đã thay đổi mạnh mẽ so với chương trình học hiện hành theo hướng tăng tính tự chọn của học sinh, hướng đến phát triển năng lực của người học nhiều hơn.

Chương trình môn học có tính kế thừa giữa các cấp học - Hình 1

ảnh minh họa

Các môn học không thiết kế theo hướng đồng tâm như chương trình hiện hành nên kiến thức không bị lặp lại nhưng vẫn có sự nối tiếp nhau giữa các cấp học.

Bố cục hợp lý

Thầy Lê Vinh – Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) nhận xét: “Chương trình giáo dục phổ thông mới có bố cục chương trình, phân môn học, phân tiết, phân lớp dạy rất hợp lý. Ví dụ như với môn Ngoại ngữ, ở lớp 1 – 2, khi học sinh chưa chuẩn về tiếng Việt thì không học môn này; lên đến lớp 3, khi người học đã có vốn ngôn ngữ, từ vựng tiếng Việt khá kỹ thì mới đưa vào chương trình học.

Hay như sự nối tiếp giữa 3 môn học: Tự nhiên và Xã hội rồi Lịch sử và Địa lý (lớp 4 – 5 và bậc THCS) và môn Lịch sử, môn Địa lý (ở THPT) có sự nối tiếp nhau rất hay”. Các môn học không thiết kế theo hướng đồng tâm như chương trình hiện hành nên kiến thức không bị lặp lại, không rơi vào tình trạng ở bậc học càng cao thì lượng kiến thức phải thu nạp càng nhiều. Ngược lại, có những môn học tuy có sự cắt đoạn nhưng vẫn có tính chất kế thừa.

Tuy nhiên, theo thầy Lê Vinh thì một số môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới có tên gọi dài quá, “tên gọi của môn học dài thì nội hàm sẽ khó, khung chương trình sẽ rất khó, ví dụ như môn Tiếng Việt và Ngữ văn thì chúng ta có thể gọi ngắn gọn là Ngữ văn. Rồi môn Đạo đức/Giáo dục công dân/Giáo dục kinh tế và pháp luật thì ở tiểu học có thể gọi là Đạo đức nhưng ở THCS và THPT thì có thể gọi chung là Giáo dục công dân để có sự đồng nhất ở các bậc học”.

Video đang HOT

Việc kết hợp giảng dạy kiến thức với mục tiêu hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh đều được chú trọng xây dựng ở các môn học và là một điểm mới của dự thảo chương trình giáo dục phổ thông so với chương trình hiện hành.

“Đán.h giá năng lực của học sinh thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với đán.h giá phẩm chất vì dù sao cũng có sự định lượng. Nếu chỉ dựa vào định tính để đán.h giá phẩm chất thì sẽ không công bằng. Chính vì vậy, khi xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên cần phải đưa nội dung đán.h giá phẩm chất để tập huấn cho giáo viên để ít nhất cũng có sự đồng đều tương đối” – thầy Vinh phân tích.

Điều kiện cần và đủ để thành công

Về những băn khoăn điều kiện cơ sở vật chất liệu có đáp ứng được với việc đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông mới, thầy Lê Vinh cho rằng, song song với bộ phận xây dựng chương trình, viết sách giáo khoa thì cần phải đưa ra một khung càng sớm càng tốt để các địa phương đối chiếu, rà soát và đầu tư bổ sung. Cần phải có định hướng, yêu cầu cơ sở vật chất như thế nào để đạt chuẩn, như trong phòng học cần trang bị những thiết bị gì… Đối với điều kiện cơ sở vật chất thì áp lực thời gian không quan trọng lắm nếu có nguồn kinh phí và sớm có thiết kế tổng hợp.

Nhiều cán bộ quản lý giáo dục đều có chung mối băn khoăn như thầy Lê Vinh về chuẩn bị đội ngũ, công tác bồi dưỡng và đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới. “Ban soạn thảo sách nên có một ban rộng hơn để soạn thảo chương trình bồi dưỡng giáo viên và giữa hai ban này cần có sự bàn bạc để thống nhất chương trình bồi dưỡng”.

Ngoài ra, theo thầy Vinh, khi triển khai bồi dưỡng thì nên cấp giấy chứng nhận vì “hiện nay, chương trình bồi dưỡng thường theo hướng mở, ứng dụng công nghệ thông tin để đào tạo trực tuyến. Đối với một bộ phận giáo viên “lừng khừng” thì ý thức và động cơ sẽ không có nên trong bồi dưỡng, đào tạo thì cần phải học tập trung trong một thời gian nhất định và phải thi cử để cấp giấy chứng nhận”.

Giữa chương trình cũ và chương trình mới cũng cần phải có sự tính toán kỹ lưỡng. “Chương trình đào tạo sư phạm phải đổi mới để lứa sinh viên ra trường trong một – hai năm tới có thể giảng dạy ngay Chương trình giáo dục phổ thông mới. Với đào tạo, bồi dưỡng những giáo viên không có môn chuyên như trước đây GV chỉ có chuyên môn Địa lý chứ không được đào tạo môn Lịch sử hoặc giáo viên Khoa học tự nhiên thì cần phải xây dựng các mô đun và việc đào tạo, bồi dưỡng phải mang tính dài hạn chứ không thể chắp vá, tránh tình trạng “hiểu một dạy một” thì rất nguy hiểm”.

Riêng nội dung Hoạt động trải nghiệm/Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, theo thầy Lê Vinh, trong mục tiêu chương trình có nhiều nội dung để hình thành các năng lực và phẩm chất cho HS. “Tuy nhiên, như ở bậc THCS và đặc biệt là THPT, thì để thành công, cần phải có kinh phí, có văn bản hợp tác để các đơn vị tiếp nhận HS đến trải nghiệm một cách hiệu quả. Hiện tại, một năm chỉ có từ 1 – 2 trường đưa HS đến doanh nghiệp, nhà máy… thì người ta vui vẻ hợp tác, nhưng một khi triển khai chương trình mới thì tất cả các trường đều cùng có hoạt động này, nhà máy, xí nghiệp trở thành môi trường để dạy – học thì mọi việc sẽ khác”.

Theo Giaoducthoidai.vn

Giáo viên có "đủ trình" để theo kịp chương trình phổ thông mới?

Bộ GD&ĐT vừa công bố Dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhiều ý kiến cho rằng, nỗi lo lớn nhất khi triển khai chương trình mới là chất lượng giáo viên, việc thiếu, thừa giáo viên ở nhiều môn học.

Giáo viên có đủ trình để theo kịp chương trình phổ thông mới? - Hình 1

Về lâu dài, trường sư phạm sẽ xây dựng chương trình đào tạo giáo viên tích hợp khi triển khai chương trình giáo dục tổng thể mới. Ảnh minh họa: Q.Anh

Bài toán khó thừa - thiếu giáo viên

Sau nhiều ngày chờ đợi, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố Dự thảo các Chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông mới để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông , chương trình giáo dục phổ thông mới có 20 môn/hoạt động giáo dục. Trong đó, những môn học bắt buộc xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 như tiếng Việt/Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp....

Cũng theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, chương trình các môn học có nội dung gắn với mỗi cấp học và những yêu cầu cần đạt cụ thể (mức độ biểu hiện cụ thể của năng lực cần hướng tới). Chương trình tập trung phát triển năng lực học sinh; trong đó năng lực là sự kết hợp tố chất, phân hóa phát triển kỹ năng của học sinh... Để chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình mới, Bộ GD&ĐT cho biết, trong thời gian qua Bộ cũng đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các trường sư phạm trên phạm vi cả nước triển khai các biện pháp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên đáp ứng theo yêu cầu của chương trình mới đề ra.

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục trong cả nước đã có ý kiến đóng góp, trong đó lo ngại nhất là về đội ngũ giáo viên hiện nay, liệu khi áp dụng các môn học theo hình thức mới, tích hợp, đội ngũ này có "theo" kịp? Bên cạnh đó, việc rút gọn môn học cũng kéo theo thực trạng thiếu giáo viên ở các môn học mới và thừa rất nhiều giáo viên ở các môn học "truyền thống".

Cụ thể, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện nay cả nước thiếu khoảng 5.616 giáo viên tiếng Anh; 5.607 giáo viên Tin học ở Tiểu học... Trong khi đó, nếu đối chiếu với một số môn mới đưa vào chương trình sẽ phải tuyển giáo viên mới hoàn toàn, đặc biệt với môn Ngoại ngữ đang thiếu nghiêm trọng ở cấp Tiểu học. Nếu như theo như lộ trình triển khai của chương trình mới, bắt đầu từ năm học 2021 - 2022 đến năm học 2023 - 2024, mỗi năm sẽ phải tuyển bổ sung khoảng 2.000 giáo viên tiếng Anh và 2.000 giáo viên Tin học. Trên cơ sở số giáo viên đang thừa khoảng 8.874 hiện nay, Bộ GD&ĐT lại "bất đắc dĩ" phải đề nghị các địa phương ưu tiên tuyển thêm giáo viên các môn học mới.

Giáo viên sẽ cần "đa di năng"?

Trước những băn khoăn về trình độ giáo viên đáp ứng cho Chương trình mới, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết: "Hiện nay, Bộ đã lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, trong đó, các trường sư phạm sẽ đào tạo giáo viên dạy các môn theo chương trình môn học mới ví dụ như: Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội. Đồng thời, Bộ cũng sẽ thực hiện lộ trình lựa chọn giáo viên cốt cán bồi dưỡng trước. Theo đó, mỗi môn học sẽ có 2 giáo viên được lựa chọn ở cấp tỉnh, thành phố để bồi dưỡng cốt cán khoảng 8 ngày vào kỳ 2 năm 2019. Sau đó, Bộ sẽ tổ chức bồi dưỡng giáo viên đại trà qua mạng".

Cũng theo Bộ GD&ĐT, Bộ cũng lên kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy tích hợp. Theo tính toán, mỗi giáo viên sẽ phải học thêm 20 tín chỉ (mỗi tín chỉ 15 tiết) để dạy tích hợp. Khi đó, giáo viên Lịch sử có thể dạy cả Địa lý và ngược lại, đảm bảo tất cả giáo viên sẽ đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục. PGS.TS Mai Sĩ Tuấn, Tổng Chủ biên môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội cho biết, việc tích hợp các môn học như tự nhiên hay xã hội đã được Bộ GD&ĐT nghiên cứu, lên kế hoạch chuẩn bị từ trước đây, việc áp dụng tích hợp các môn học giúp học sinh được giảm tải, có sự liên hệ giữa các môn học.

"Giáo viên cũng đã được chuẩn bị, tập huấn về chủ trương tích hợp môn học từ trước đây chứ không phải bây giờ mới tiến hành. Đối với giáo viên bộ môn, việc kết hợp với các môn tích hợp cũng không nhiều khó khăn bởi đã nắm được kiến thức. Một giáo viên môn Toán, cũng sẽ đủ kiến thức để dạy thêm các môn như Vật Lý, Hóa học... chỉ cần thông qua bồi dưỡng, thậm chí đọc tài liệu là hoàn toàn có thể dạy được. Trên cơ sở chủ trương tích hợp, các môn học có sự lồng ghép giúp học sinh có sự liên hệ để phát huy hiểu biết, năng lực. Tích hợp môn học cũng đã được áp dụng tại nhiều quốc gia, trên cơ sở học hỏi các nước sẽ áp dụng một cách phù hợp tại Việt Nam", PGS.TS Mai Sĩ Tuấn .

Còn theo GS. Nguyễn Minh Thuyết: "Trước mắt, việc dạy tích hợp không đặt ra yêu cầu một giáo viên phải dạy nhiều lĩnh vực, mà có thể 3 người dạy 1 môn tích hợp. Còn những chủ đề liên môn thì thiên về môn nào, giáo viên môn đó sẽ đứng lớp. Tuy nhiên, về lâu dài, trường sư phạm sẽ xây dựng chương trình đào tạo giáo viên tích hợp".

Theo Giadinh.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

'Uyên Linh và Quốc Thiên mua vàng, chứng khoán, đến đất cũng đứng tên chung sổ'
23:29:28 05/10/2024
Phương Lan xin lỗi vụ ồn ào, tiết lộ mối quan hệ với Minh Dự, Nam Thư
21:21:16 05/10/2024
Một nam nghệ sĩ bị hiểu lầm ăn cơm từ thiện: Thà bán tài sản chứ không xin ai một đồng
21:54:03 05/10/2024
MC Kỳ Duyên gợi cảm tuổ.i U60, Phan Như Thảo sexy hậu giảm cân
23:35:58 05/10/2024
Sao Hoa ngữ 5/10: Sao 'Tiếu ngạo giang hồ' đợi bạn gái kém 36 tuổ.i ra tù để cưới
23:47:23 05/10/2024
'Mỹ nam không tuổ.i' từng bị từ chối vì đẹp lạ: Tuổ.i 42 nổi tiếng, giàu có khó ai sánh kịp
23:25:43 05/10/2024
Em gái Trấn Thành đã chia tay
23:56:38 05/10/2024
Triệu Lệ Dĩnh che giấu 2 bí mật 'xấu hổ', ngôi Thị hậu sắp 'ngã ngựa"?
21:31:55 05/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

WHO bổ sung vaccine HPV thứ tư ngừa ung thư cổ tử cung

Sức khỏe

06:52:20 06/10/2024
Năm 2023, 37 quốc gia đã triển khai lịch tiêm một liều. Tính đến ngày 10/9/2024, 57 quốc gia đang triển khai lịch tiêm một liều. WHO ước tính rằng việc áp dụng lịch tiêm một liều đã giúp ít nhất 6 triệu tr.ẻ e.m gái được tiêm vaccine HPV ...

1 Chị Đẹp chưa thi đã bị đàn chị từ chối chung đội, vừa cất giọng liền hứng "gáo nước lạnh"

Tv show

06:47:13 06/10/2024
Sau khi chương trình công bố chính thức đội hình mùa 2, loạt khoảnh khắc hậu trường giữa các Chị Đẹp đã được hé lộ.

Love Next Door tập 15: Đôi trẻ bị chia cắt vì "đại chiến sui gia", Jung Hae In bất chấp tất cả để ở bên người yêu

Phim châu á

06:41:20 06/10/2024
Trong khi mối quan hệ của đôi trẻ ngày càng trở nên mặn nồng thì hai bên gia đình lại căng như dây đàn vì mâu thuẫn.

Chung kết Miss Cosmo 2024: Tân Hoa hậu rơi vương miện, Xuân Hạnh dừng chân Top 5

Sao việt

06:38:12 06/10/2024
Tối 5/10, chung kết Miss Cosmo 2024 diễn ra tại sân khấu ngoài trời ở TP.HCM. Là đêm thi cuối cùng, các thí sinh dồn sự quyết tâm để bung sức, sẵn sàng cạnh tranh cho chiếc vương miện danh giá.

Nếu thấy loại rau này, hái ngay về làm 2 món ăn giòn ngon, lạ miệng lại giúp tăng miễn dịch, đào thải độc tố, thanh nhiệt...

Ẩm thực

06:30:13 06/10/2024
Ngoài việc chế biến thành món rau xào, nấu canh xương, bạn có thể khám phá hương vị độc đáo của rau bồ công anh thông qua các công thức dưới đây.

Mỹ nam cổ trang hút 20 triệu view vì nhan sắc thần tiên, đến cả bóng lưng cũng như xé truyện bước ra

Hậu trường phim

06:26:33 06/10/2024
Ngày 5/10, Sina đưa tin đoàn phim cổ trang Phó Sơn Hải do Thành Nghị đóng chính đang gấp rút hoàn thành những ngày quay cuối cùng.

Phản ứng của Nhật Bản trước sự thống trị chuỗi cung ứng đất hiếm của Trung Quốc

Thế giới

05:53:42 06/10/2024
Từ kinh nghiệm đau thương đó, Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp để đa dạng hóa nguồn cung khoáng sản, đầu tư vào các nhà sản xuất và chế biến thay thế, tăng cường tích trữ và thúc đẩy các giải pháp công nghệ thay thế.

Dàn mỹ nhân bóng đá Việt Nam, Philippines, Trung Quốc đọ sắc với hoa hậu Ngọc Hân, ai xinh đẹp nhất?

Netizen

22:24:34 05/10/2024
Dàn cầu thủ diện áo dài Việt Nam và chụp ảnh tại các địa điểm đẹp tại Hà Nội. Giải đấu có 4 đội bóng tham dự gồm CLB nữ Thái Nguyên T&T, CLB nữ Hà Nội, Manila Digger FC (Philippines) và Bắc Kinh FC (Trung Quốc)

Trò cưng ông Troussier chật vật ở tuyển Việt Nam mới

Sao thể thao

21:53:37 05/10/2024
Nửa năm sau khi HLV Philippe Troussier ra đi, Nguyễn Thái Sơn không còn là bất khả xâm phạm ở đội tuyển Việt Nam.

Lisa bị nói vô tâm với Rosé, Jisoo liền nói rõ mâu thuẫn trong nhóm Blackpink

Sao châu á

21:30:22 05/10/2024
Kể từ sau khi kết thúc hợp đồng cá nhân với YG Entertaiment, các thành viên Blackpink đều hoạt động sôi nổi với tư cách một nghệ sĩ solo. Nếu Jisoo tích cực tham gia phim mới thì 3 người em cùng nhóm lại tất bật với những dự án âm nhạc.