Chương trình môn Hóa học mới: Tăng tính thực hành và kết hợp giáo dục STEM
Theo PGS.TS Đặng Thị Oanh, chương trình môn Hóa học mới sẽ tăng cường tính thực hành, thực nghiệm và kết hợp phương pháp giáo dục STEM.
ảnh minh họa
Bộ GD&ĐT đang chuẩn bị công bố dự thảo các chương trình môn học theo Chương trình GDPT tổng thể. Hóa học là một trong số các bộ môn quan trọng hàng đầu với học sinh, nhất là các em học sinh THPT vì sẽ thi THPT quốc gia. Trong Chương trình GDPT mới, kiến thức Hóa học sẽ xuất hiện từ cấp THCS với việc tích hợp vào môn Khoa học tự nhiên. Hóa học là môn riêng, độc lập từ cấp THPT.
Theo đó, ở lớp 10, môn này trang bị cho học sinh kiến thức cơ sở hóa học chung về cấu tạo chất và quá trình biến đổi hóa học. Đây là cơ sở lý thuyết chủ đạo để học sinh giải thích được bản chất, nghiên cứu được quy luật hóa học ở nội dung hoá học vô cơ trong chương trình môn lớp 11 và hoá học hữu cơ ở lớp 12.
Tăng tính thực hành, trải nghiệm thay vì tính toán
Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Đặng Thị Oanh – Trưởng nhóm xây dựng và phát triển chương trình môn Hóa học mới cho biết, chương trình lần này có một số điểm nhấn quan trọng.
Video đang HOT
PGS.TS Đặng Thị Oanh – Trưởng nhóm xây dựng và phát triển chương trình môn Hóa học mới. Ảnh: NVCC.
“Chương trình lần này nhấn mạnh định hướng tăng cường bản chất hóa học của đối tượng. Đồng thời, giảm bớt và hạn chế nội dung phải ghi nhớ máy móc cũng như phải tính toán theo kiểu ‘toán học hóa’ vốn ít đi vào bản chất hoá học và thực tiễn.
Về mạch kiến thức, chương trình mới cũng sẽ giống như chương trình hiện hành vì vẫn có ba mạch gồm: Kiến thức cơ sở hóa học chung, Hóa học vô cơ và Hóa học hữu cơ. Các mạch kiến thức này sẽ được xây dựng theo chủ đề. Trong đó, từng chủ đề được quy định về tổng thời lượng. Sau này, từng nhà trường sẽ chủ động xây dựng để phù hợp với địa bàn của mình.
Sau này sẽ có nhiều bộ SGK, các tác giả cũng sẽ có điều kiện để viết sách theo hướng mở, không quá lệ thuộc với thời lượng đã quy định bắt buộc như chương trình hiện hành. Ví dụ, trước đây quy định chương này quy định bao nhiêu tiết, thì giờ đây sẽ xây dựng theo chủ đề chỉ quy định thời lượng dự kiến.
Cấu trúc của chương trình lần này cũng có sự thay đổi. Trước đây, môn Hóa học được sắp xếp xen kẽ giữa kiến thức cơ sở hóa học chung với một, hai chương về một vài chất cụ thể. Ở chương trình mới, sẽ sử dụng các kiến thức cơ sở hóa học chung làm nền tảng cốt lỗi được học ngay từ lớp 10 để học sinh giải thích các chất cụ thể, những quá trình biến đổi các chất ở phần hóa học vô cơ và hữu cơ”.
Ngoài ra, sẽ tăng cường các hoạt động trải nghiệm vì Hóa học cũng là một trong 4 thành phần của giáo dục STEM. Học sinh sẽ được phát triển khả năng tích hợp kiến thức kỹ năng của các môn học Toán – Kỹ thuật – Công nghệ và Hoá học vào việc nghiên cứu giải quyết một số tình huống thực tiễn.
Việc sử dụng các bài tập đòi hỏi tư duy phản biện, sáng tạo (bài tập mở, có nhiều cách giải…), các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn… cũng được chương trình đề xuất là một trong những phương pháp chủ yếu.
Một điểm khác cũng đáng chú ý, việc xây dựng chương trình mới cũng sẽ gắn liền với đổi mới kiểm tra đánh giá, thi cử sau này theo định hướng phát triển năng lực. Đánh giá năng lực học sinh là đánh giá cả một quá trình chứ không chỉ là qua một bài kiểm tra, thi cử đơn thuần.
Theo Phapluatplus.vn
Trời rét: Phụ huynh có thể chủ động cho con nghỉ học, đi học muộn
Nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh, nhiều địa phương ở miền Bắc cho phép các trường học được chủ động cho học sinh nghỉ học khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ (cấp mầm non, tiểu học), dưới 7 độ (cấp THCS).
Phụ huynh căn cứ vào bản tin thời tiết trên VTV để có thể tự cho con ở nhà. Ảnh: QA
Chiều 9/1, Trung tâm Dự báo KTTVTƯ cho biết, sáng nay (9/1) không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các tỉnh phía Tây Bắc Bộ, trung Trung Bộ và một số nơi ở nam trung Bộ.
Với mức nhiệt thấp nhất sáng nay ở Bắc Bộ phổ biến ở khoảng 8 - 11 độ, ở một số nơi có mức nhiệt thấp hơn như: Pha Đin 5.8 độ, Mộc Châu 4.8 độ, Sapa 3.7 độ, Bắc Hà và Bắc Sơn 6.5 độ, Đồng Văn 3.2 độ, Tam Đảo 2.9, Trung Khánh 6.0 độ, Mẫu Sơn -0.3 độ...
Cũng trong buổi sáng 9/1, nhiều phụ huynh ở cấp mầm non, tiểu học đã lưỡng lự không biết cho con đi học hay nghỉ ở nhà vì trời mưa và rét. Đặc biệt là ở Hà Nội, không ít phụ huynh lúng túng trong việc đưa con đi học hay được nghỉ vì bản tin trên điện thoại hiển thị nhiệt độ là 9 độ C. Tuy nhiên, không có trường học nào ở Hà Nội ra thông báo nghỉ học nên phần lớn phụ huynh đã cho con đến trường.
Cũng trong buổi sáng ngày 9/1, Sở GD&ĐT Hà Nội gửi văn bản tới các đơn vị trực thuộc Sở và Phòng Giáo dục, đề nghị phòng chống rét cho học sinh.
Theo đó, Phòng Giáo dục và nhà trường được chủ động cho học sinh nghỉ, căn cứ thông tin dự báo thời tiết phát trên chương trình buổi sáng của Đài Truyền hình quốc gia. Cụ thể, học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ khi nhiệt độ dưới 10; học sinh THCS nghỉ khi dưới 7 độ C.
Theo quy định của Sở, trong những ngày nghỉ rét, nếu có trẻ đến, nhà trường phải bố trí cho học sinh vào một phòng để giữ ấm và quản lý cho đến khi phụ huynh đón về. Không được để học sinh đứng ngoài cổng trường vì nghỉ rét.
Nếu nhiệt độ chưa xuống dưới 10 nhưng trời rét đậm, Phòng Giáo dục chỉ đạo các trường có thể điều chỉnh thời gian học, sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp đến muộn vì lý do thời tiết, nhà trường được yêu cầu thu xếp để các em vào lớp học bình thường.
Còn tại Thái Bình, ngày 8/1, Sở GD&ĐT tỉnh cũng đã có văn bản gửi các đơn vị, trường học trên địa bàn thực hiện nhiều biện pháp phòng rét cho học sinh.
Trong đó, Sở nhấn mạnh về quy định cho học sinh nghỉ học: Thực hiện đúng quy định của Bộ GD&ĐT, căn cứ vào thông tin dự báo thời tiết của VTV, Đài phát thanh và truyền hình Thái Bình về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Bắc Bộ và khu vực Thái Bình lúc 6 giờ, 5 giờ 25 phút sáng, chủ động cho học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10 độ C; Học sinh THCS, THPT nghỉ học khi dưới 7 độ C.
Sở GD&ĐT Bắc Ninh cũng có văn bản gửi các Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trực thuộc về việc cho học sinh nghỉ học khi thời tiết quá khắc nghiệt.
Theo ông Trịnh Văn Điền - Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Ninh, Sở đã yêu cầu các đơn vị cần kiểm tra cơ sở vật chất các phòng học, đóng kín các cửa sổ, cửa ra vào, che kín các ô thoáng, tránh gió lùa ảnh hưởng tới sức khỏe giáo viên, học sinh. Các trường không yêu cầu học sinh mặc đồng phục đến trường trong những ngày rét đậm, rét hại.
Cũng theo chỉ đạo của Sở, đối với các trường mầm non, tiểu học theo dõi tình hình thời tiết, chủ động cho học sinh nghỉ học khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ C; Các trường THCS theo dõi sát tình hình thời tiết, chỉ đạo cho học sinh nghỉ học khi nhiệt độ xuống dưới 7 độ C. Các trường không tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục khác ở buổi học thứ hai (các trường tổ chức 2 buổi/ngày).
Theo Trung tâm Dự báo KTTVTƯ, từ nay đến ngày 14/1 ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ xảy ra rét đậm, rét hại, vùng núi cao có khả năng xuất hiện băng giá; nhiệt độ thấp nhất ở vùng đồng bằng phổ biến 9 - 11 độ, các tỉnh vùng núi từ 6 - 9 độ, vùng núi cao dưới 3 độ. Hà Nội từ nay đến ngày 14/1 trời rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9 - 11 độ.
Theo Giadinh.net
Tranh cãi "nảy lửa" xung quanh việc bỏ cộng điểm nghề khi tuyển sinh lớp 10 "Kỹ năng trong bộ môn giáo dục hướng rất cần thiết nhưng nhiều học sinh chỉ đăm đăm suy nghĩ việc mình học nghề được xếp loại gì và được cộng bao nhiêu điểm chứ không hề chú tâm vào môn học và ý nghĩa thực sự của nó", ông Nguyễn Quang Tùng cho hay. Học sinh học nghề cắm hoa Vừa qua,...