Chương trình mới với lớp 10: Trường Trung học phổ thông xây dựng tổ hợp các môn học lựa chọn

Theo dõi VGT trên

Năm học 2022 – 2023, lần đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai ở lớp 10 với nhiều điểm mới; nổi bật là các trường phải xây dựng được tổ hợp môn học và tổ hợp chuyên đề học tập.

Chương trình mới với lớp 10: Trường Trung học phổ thông xây dựng tổ hợp các môn học lựa chọn - Hình 1

Học sinh THPT lựa chọn môn học là một trong những bước thực hiện theo Chương trình GD phổ thông mới. Ảnh minh họa

Việc này cần được lên kế hoạch sớm vì liên quan đến sự đáp ứng về cơ sở vật chất, đội ngũ của nhà trường.

Căn cứ vào điều kiện nhà trường

Thầy Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Sơn (Phú Thọ) cho biết: Từ năm học 2022 – 2023, học sinh lớp 10 phải học 5 môn bắt buộc và 5 môn lựa chọn; 3 chuyên đề học tập và một số hoạt động. Cụ thể, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.

Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn: Nhóm môn khoa học xã hội: (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); nhóm môn khoa học tự nhiên (Vật lý, Hoá học, Sinh học); nhóm môn công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)). Học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học.

Trường THPT Tân Sơn đã xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục lớp 10 năm học 2022 – 2023. Dự kiến, trong 7 lớp 10 sẽ có 4 lớp học lựa chọn theo tổ hợp môn khoa học xã hội và 3 lớp học theo tổ hợp môn khoa học tự nhiên. Các chuyên đề học tập xây dựng theo các khối thi truyền thống: A, A1, C, D.

Từ thực tế, thầy Nguyễn Văn Hùng chia sẻ khó khăn với các môn lựa chọn khi nhà trường căn cứ vào thực tế đội ngũ hiện có để xây dựng, chưa chắc đã phù hợp với nguyện vọng học sinh. Trường chưa có giáo viên dạy Nghệ thuật nên trước mắt học sinh chưa được học môn này. Bên cạnh đó, nhà trường còn thiếu thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT…

“Về giải pháp, nhà trường sẽ tăng cường tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh hiểu rõ nội dung chương trình, sách giáo khoa mới và việc bố trí giáo viên giảng dạy để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với thực tế. Có phương án hợp đồng giáo viên dạy Nghệ thuật để học sinh được tham gia theo nguyện vọng. Tiết kiệm, huy động các nguồn lực hợp pháp để bổ sung các thiết bị tối thiểu dạy học theo chương trình mới” – thầy Nguyễn Văn Hùng cho hay.

Tại Trường THPT Yên Thế (Bắc Giang), thông tin từ cô Hiệu trưởng Hoàng Thị Hạnh, nhà trường dự kiến 6 phương án tổ hợp cho học sinh khối 10 năm học 2022 – 2023 lựa chọn. Cụ thể, nhóm khoa học tự nhiên 1 gồm: Môn bắt buộc, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Tin học; chuyên đề môn Toán, Hóa học, Sinh học; tổ chức 2 lớp (khoảng 80 học sinh).

Nhóm khoa học tự nhiên 2 gồm: Môn bắt buộc, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Tin học; chuyên đề môn Toán, Hóa học, Vật lý; tổ chức 2 lớp (khoảng 80 học sinh). Nhóm khoa học tự nhiên 3, gồm: Môn bắt buộc, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ; chuyên đề môn Toán, Vật lý, Tiếng Anh; tổ chức 1 lớp (khoảng 40 học sinh).

Nhóm khoa học xã hội 1, gồm: Môn bắt buộc, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Tin học; chuyên đề môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý; tổ chức 2 lớp (khoảng 80 học sinh).

Video đang HOT

Nhóm khoa học xã hội 2, gồm: Môn bắt buộc, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Hóa học, Tin học; chuyên đề môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh; dự kiến tổ chức 2 lớp (khoảng 80 học sinh).

Nhóm khoa học xã hội 3, gồm: Môn bắt buộc, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Sinh học, Công nghệ; chuyên đề môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật; dự kiến tổ chức 1 lớp với khoảng 40 học sinh.

Theo chia sẻ của cô Hoàng Thị Hạnh, nhà trường chưa có môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) trong các tổ hợp lựa chọn do chưa có giáo viên đảm nhiệm môn học này. Đây cũng là khó khăn chung của nhiều trường trên cả nước khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 10 sang năm.

Ngoài khó khăn trên, cô Hoàng Thị Hạnh nhận định: Trường lường trước được việc cùng lúc phải triển khai tổ chức dạy học 2 chương trình: Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018; giáo viên sẽ có những bỡ ngỡ khi dạy một số môn học mới. Bên cạnh đó, định hướng làm sao cho học sinh lựa chọn vừa đúng nguyện vọng vừa bảo đảm nhà trường có thể đáp ứng được cũng là khó khăn nhà trường phải đối mặt, có giải pháp.

Chương trình mới với lớp 10: Trường Trung học phổ thông xây dựng tổ hợp các môn học lựa chọn - Hình 2

Ảnh minh họa: INT

Đáp ứng nhu cầu người học, phù hợp với điều kiện nhà trường

Tại Hải Dương, các trường THPT được yêu cầu xây dựng các tổ hợp môn học lựa chọn và tổ hợp chuyên đề học tập lựa chọn, báo cáo về sở GD&ĐT trước ngày 2/3. Các môn lựa chọn gồm 3 nhóm môn: Nhóm môn khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); nhóm môn khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm môn công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)). Học sinh phải chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương Đỗ Duy Hưng cho hay: Để vừa đáp ứng nhu cầu của người học, vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường, các trường có thể xây dựng tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học lựa chọn ở trên; mỗi tổ hợp gồm 5 môn. Học sinh chọn tổ hợp môn học phù hợp trong số các tổ hợp môn học nhà trường đã thông báo. Các trường phải thông báo tổ hợp môn học trên cho học sinh trước khi tuyển sinh.

Đối với các chuyên đề học tập lựa chọn, mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học, nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, giải quyết những vấn đề thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 hoặc 15 tiết. Tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của mỗi môn học là 35 tiết/năm học. Học sinh phải chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học với tổng thời lượng là 105 tiết/năm học.

“Căn cứ vào điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, các trường có thể xây dựng các tổ hợp cụm chuyên đề học tập để học sinh chọn. Học sinh chọn tổ hợp cụm chuyên đề phù hợp trong số các phương án nhà trường đã thông báo. Lưu ý các cụm chuyên đề này phải thuộc 3 môn học mà học sinh đã chọn trong số các môn học lựa chọn” – ông Đỗ Duy Hưng cho hay.

SGK mới: Các trường lựa chọn ra sao?

Bộ GDĐT đã chính thức công bố danh mục SGK lớp 3, lớp 7 và lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đây là thời điểm các địa phương bắt tay vào quy trình lựa chọn sách.

Năm học 2022-2023, cả nước tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đối với lớp 3, 7 và 10. Danh mục 3 bộ SGK đã chính thức được Bộ GDĐT công bố. Thời điểm này, đẩy nhanh tiến độ tiếp cận SGK đối với các địa phương, các nhà trường và giáo viên là yêu cầu được đặt ra. Bởi thực tế, ở những năm trước, thời gian tiếp cận, lựa chọn SGK không nhiều khiến các địa phương, giáo viên lúng túng.

SGK lớp 3, 7, 10 có gì mới?

Đến thời điểm này, Bộ GDĐT đã triển khai thực hiện "một chương trình, nhiều sách giáo khoa" sang năm học thứ hai, ở các lớp 1, 2 và lớp 6. Năm học 2022 - 2023, chương trình sẽ tiếp tục thực hiện ở lớp 3, 7 và 10.

Để chuẩn bị cho việc này, Bộ GDĐT đã phê duyệt danh mục SGK mới của các lớp 3, 7 và 10 và chuẩn bị tập huấn chương trình cho đội ngũ giáo viên.

SGK mới: Các trường lựa chọn ra sao? - Hình 1

Theo danh mục SGK được phê duyệt lần này, lớp 3 có 43 sách của 11 môn học và hoạt động giáo dục; lớp 7 gồm 40 sách giáo khoa của 12 môn học và hoạt động giáo dục và lớp 10 gồm 44 SGK của 14 môn học và hoạt động giáo dục.

So với chương trình hiện hành, các nhà biên soạn SGK theo Chương trình GDPT mới đ.ánh giá, nhiều môn học đã giảm bớt các nội dung khó, hàn lâm và thay đổi về cách tiếp cận.

Bàn về điểm mới của SGK lớp 3, lớp 7, lớp 10, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT 2018; Tổng chủ biên, kiêm chủ biên SGK Tiếng Việt lớp 3 - Bộ sách Cánh Diều cho hay: "Chúng tôi đều thống nhất phương châm "Mang cuộc sống vào bài học - Đưa bài học vào cuộc sống".

Thực học thực nghiệp thể hiện ở mỗi môn một khác. Nhưng ở tất cả các sách bao giờ cũng đi từ thực tế, từ phân tích thực tế rút ra các bài học. Đem bài học vào thực tiễn".

Với tư cách là Chủ biên Chương trình GDPT mới môn Ngữ văn, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho hay, điểm mới của môn Ngữ Văn là thay đổi cách tiếp cận.

"Tôi thường nói với giáo viên, các thầy cô dạy gì cũng được nhưng học sinh đọc văn bản phải hiểu, phải viết được, diễn đạt trung thành ý nghĩ của cá nhân và người nghe hiểu được; văn phong trong sáng, rõ ràng, áp dụng được nhiều kiến thức vào cuộc sống. Theo tôi, đổi mới phải bám sát cuộc sống, vì đây là văn hóa phổ thông, không phải đào tạo ra nhà phê bình văn học hay nhà văn", PGS.TS Đỗ Ngọc Thống chia sẻ.

Đối với môn Toán, GS. TSKH Đỗ Đức Thái, Chủ biên Chương trình GDPT mới môn Toán cho hay, từng bài học trong Toán lớp 3, lớp 7 và lớp 10 của chương trình mới đã cụ thể hóa những nhu cầu cần đạt một cách rõ ràng, rành mạch và trong sáng về mặt sư phạm.

Ông Thái nêu, chẳng hạn trong mạch kiến thức thống kê ở THCS, đối với lớp 6, 7, 8 không có vẽ biểu đồ mà nội dung đó ở lớp 9. Nếu giáo viên bám sát, hiểu được, cụ thể hóa được những yêu cầu của môn Toán, giáo viên sẽ không bắt học sinh vẽ biểu đồ từ lớp 6.

Môn Toán lớp 12 cũng vậy, sẽ bỏ hết những phần kỹ thuật tính toán khó vì tích phân khi ứng dụng trong cuộc sống là những tích phân tính toán đơn giản.

"Nhìn chung, nội dung mang hướng giảm tải. Nhưng giảm tải phải được hiểu là bỏ những kiến thức hàn lâm, giữ lại những phần cần thiết cho học sinh trong cuộc sống, nền tảng cơ bản cho bậc học cao hơn, không cắt bỏ một cách cơ học, không đúng về mặt sư phạm", GS. TSKH Đỗ Đức Thái nhấn mạnh.

Đẩy nhanh tiến độ tiếp cận SGK

Thời điểm này, đẩy nhanh tiến độ tiếp cận SGK đối với các địa phương, các nhà trường và giáo viên là yêu cầu được đặt ra. Bởi thực tế, ở những năm trước, thời gian tiếp cận, lựa chọn SGK không nhiều khiến nhiều giáo viên lúng túng.

Trong thời gian triển khai chương trình mới nhiều nhà trường, giáo viên - những người trực tiếp triển khai thực hiện chương trình, SGK mới đã nêu nhiều ý kiến góp ý về vấn đề lựa chọn sách.

SGK mới: Các trường lựa chọn ra sao? - Hình 2

Theo ý kiến giáo viên, việc tôn trọng ý kiến của giáo viên trong lựa chọn SGK là vô cùng quan trọng.

Cô giáo Phan Hồng Hạnh, giáo viên Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho rằng, việc tôn trọng ý kiến của giáo viên trong lựa chọn SGK là vô cùng quan trọng.

Trên thực tế, đặc điểm của học sinh các vùng miền không giống nhau cũng như điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế của các địa phương cũng khác nhau.

Vì vậy, giáo viên là người nắm bắt rất rõ tâm lý của học sinh, đặc điểm năng lực của từng học sinh và cũng là người tiếp cận trực tiếp các bộ SGK. Đấy chính là kênh tham mưu rất tốt cho UBND cấp tỉnh, các Sở, ban ngành, thành phố để đưa ra quyết định sáng suốt nhất.

Quan điểm về lựa chọn SGK, bà Hà Ngọc Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, không có bộ SGK nào bị giảm chất lượng do việc lựa chọn. Quan niệm về SGK cũng cần đôi chút thay đổi. SGK nên hiểu là tài liệu tham khảo để thầy cô dạy theo chương trình.

"Từ đó cho thấy các trường và thầy cô nếu có thể thì không nên lựa chọn một bộ SGK duy nhất mà có thể tham khảo, tận dụng song song nhiều bộ. Bởi chất lượng đến từ giáo dục chứ không phải là lựa chọn bộ sách nào", bà Thủy nói.

Giám sát việc thực hiện chương trình, SGK mới thời gian qua, bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đ.ánh giá, việc lựa chọn SGK của các địa phương về cơ bản đúng theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Tuy nhiên vẫn có những nơi còn máy móc. Tức là chỉ chọn một bộ sách theo quan điểm xã hội hóa. Nhưng khi xác định SGK là tài liệu thì không nên coi chỉ chọn một bộ mà cần tôn trọng đăng ký từ các cơ sở giáo dục.

Về việc đưa chương trình vào thực hiện trong năm học này, bà Hoa chia sẻ với các địa phương cũng như các NXB vì chúng ta đã triển khai trong một bối cảnh phức tạp. Từ khâu biên soạn, thẩm định và lựa chọn đến việc tập huấn giáo viên, đưa SGK đến tay giáo viên và học sinh là một thách thức rất lớn khi chúng ta thực hiện yêu cầu về giãn cách.

"Qua nhiều ý kiến góp ý, chúng tôi cho rằng Bộ GDĐT nên rà soát và hướng dẫn cụ thể hơn để các địa phương trong quá trình chọn SGK lớp 3, 7, 10 tới đây cần hiểu một cách linh hoạt hướng dẫn của Bộ và trên nền tôn trọng ý kiến cơ sở", bà Hoa cho hay.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ chồng Hà Hồ nhúng tay đám cưới Midu, vợ Phan Thành bất ngờ bị hại?
15:38:48 02/07/2024
Vụ nữ tài xế say xỉn: mất 5 giây khiến 2 người ra đi, lộ tình tiết gây bức xúc
16:38:23 02/07/2024
Chồng đại gia của Minh Hằng là ai và tại sao được vợ giấu kín?
16:57:21 02/07/2024
Chồng thiếu gia "mê" Midu đến nỗi không rời vợ nửa giây, trước mặt mọi người mà đôi tay vô thức làm hành động này
16:54:45 02/07/2024
Phương Lê bênh vực Vũ Luân, phản pháo phía con gái Vũ Linh và chị Ni?
16:21:42 02/07/2024
Giọt nước mắt của Ronaldo và luật bất thành văn của tuyển Bồ Đào Nha
19:02:29 02/07/2024
Choi Tae Joon: Mỹ nam khiến Park Shin Hye mê mệt lấy làm chồng, bạn thân Seungri
16:05:02 02/07/2024
Sếp nhờ đến nhà lấy tài liệu, vừa đến cửa tôi c.hết sững khi thấy con sếp y đúc con mình, biết được sự thật phía sau mà ngã ngửa
16:30:40 02/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phú Ninh - vịnh Hạ Long thu nhỏ ở miền Trung

Du lịch

21:25:54 02/07/2024
Khu Du lịch sinh thái Phú Ninh nằm về phía Tây, cách thành phố Tam Kỳ 7 km, là vùng sinh thái đa dạng có tổng diện tích trên 23.000 ha.

Hai quốc gia Đông Nam Á sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Gaza

Thế giới

21:07:23 02/07/2024
Malaysia và Indonesia đã tham gia tích cực vào các nỗ lực gìn giữ hòa bình. Tính đến cuối tháng 4, Malaysia có 862 nhân sự tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ. Trong khi đó, Indonesia có 2.715 nhân sự.

Sau võ sư Duy Nhất, đến lượt Tuấn Hưng đăng ảnh gì mà bị netizen nhắc nhở về chuyện "gây xích mích" giữa 2 show Anh Trai?

Tv show

20:58:47 02/07/2024
Tấm ảnh cứ ngỡ bình thường nhưng lại rất bất thường của Tuấn Hưng đăng tải nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của cư dân mạng.

Phát hiện người đàn ông t.ử v.ong tại bãi tắm Thùy Vân - Vũng Tàu

Tin nổi bật

20:56:10 02/07/2024
Ngày 2/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) tiếp nhận, thụ lý điều tra vụ việc một người đàn ông t.ử v.ong tại bãi tắm Thùy Vân, phường 8, TP Vũng Tàu.

Visual tàn tạ của Lee Seung Gi sau ồn ào "con rể l.ừa đ.ảo"

Sao châu á

20:50:00 02/07/2024
Đây là lần đầu nam diễn viên xuất hiện công khai sau khi anh điêu đứng danh tiếng, bị công chúng tẩy chay vì bố vợ vướng bê bối l.ừa đ.ảo.

Môi giới xuất khẩu lao động trái phép dưới vỏ bọc nhà tu hành

Pháp luật

20:48:11 02/07/2024
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan phát hiện, ngăn chặn đường dây tổ chức, môi giới đưa người ra nước ngoài lao động trái pháp luật dưới vỏ bọc là các nhà tu hành.

Bộ phim quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn, kịch bản bẻ lái liên tục khiến khán giả choáng váng

Phim châu á

20:47:04 02/07/2024
Sau Queenmaker, Netflix tiếp tục đầu tư mạnh tay vào dòng phim chính trị, tâm lý nặng đô cùng tác phẩm The Whirlwind (Cơn Lốc), cũng do Kim Hee Ae đóng chính.

Phát hiện bằng chứng về nghi lễ phù phép cổ xưa nhất thế giới

Lạ vui

20:45:24 02/07/2024
Do sự tương đồng giữa các đồ vật được tìm thấy trong hang và nghi lễ của người Gunaikurnai, các trưởng lão của nhóm thổ dân Gunaikurnai đã nhờ các nhà khảo cổ giúp khai quật hang động, được họ gọi là Hang Cloggs và nghiên cứu các hiện v...

Review Vùng Đất Câm Lặng: Ngày Một - đừng làm ồn nếu không muốn "đăng xuất"

Phim âu mỹ

20:30:08 02/07/2024
Không giống như hai phần phim trước, Day One cho ta thấy những sự kiện đầu tiên khi các sinh vật ngoài không gian xâm chiếm Trái Đất.

Thái Trinh hé lộ mối quan hệ với mẹ chồng sau khi kết hôn

Sao việt

20:20:04 02/07/2024
Sau khi về chung một nhà với bạn trai, cuộc sống của Thái Trinh nhận được sự quan tâm của cư dân mạng. Nữ ca sĩ 9x cũng thi thoảng cập nhật cuộc sống mới trên mạng xã hội.

"Trùm phản diện" Huy Cường kể khổ vì... mưa, bọ cánh cứng!

Hậu trường phim

20:10:10 02/07/2024
Nam diễn viên Huy Cường trải lòng về những khó khăn khi hóa thân vào vai Đỗ Hội trong phim truyền hình Miền quên lãng .