Chương trình mới sẽ dạy giới tính từ lớp 1
Tại buổi họp báo thông tin về dự thảo chương trình môn học, hoạt động giáo dục chiều 19/1, nhiều thông tin mới được Ban soạn thảo các bộ môn cung cấp.
ảnh minh họa
Chiều nay, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo, cung cấp thông tin về dự thảo nội dung các chương trình môn học. Theo Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới được chuẩn bị từ lâu. Ban soạn thảo đã tiếp thu chọn lọc để sản phẩm được công bố, xin ý kiến của nhân dân.
Mục tiêu của chương trình là đổi mới căn bản toàn diện, kết hợp việc dạy làm người và định hướng nghề nghiệp, góp phần chuyển biến từ truyền thụ kiến thức sang đánh giá năng lực.
GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình – cho hay sau khi công bố, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến của người dân, sau đó sẽ đưa chương trình môn học đi thẩm định tại các hội đồng quốc gia. Đồng thời, việc tập huấn cho các đối tượng khác nhau sẽ được tiến hành để tổ chức biên soạn SGK theo lộ trình.
Nhiều băn khoăn trong chương trình mới
Giải đáp băn khoăn của phóng viên về chương trình môn Ngữ văn, PGS Đỗ Ngọc Thống – Chủ biên chương trình Ngữ văn của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể – cho biết giáo viên tự chọn tác phẩm, nội dung để học ngoài những tác phẩm bắt buộc.
Tuy nhiên, việc thi cử sẽ không căn cứ SGK hay chương trình cụ thể nào, nhất là thời gian sắp tới “một chương trình nhiều bộ SGK”. Vì vậy, giáo viên dạy Ngữ văn có thể chọn văn bản không có trong SGK và dạy các em ứng dụng.
“Các em có thể đọc hiểu tác phẩm Thánh Gióng, từ đó vận dụng, thực hành kỹ năng đọc hiểu sang tác phẩm khác”, PGS Đỗ Ngọc Thống nói.
Video đang HOT
Đại diện ban soạn thảo chương trình Tiếng Anh cho hay chương trình mới đã kế thừa nhiều nội dung của Đề án Ngoại ngữ 2020 đạt được trong thời gian qua, ví dụ giữ nguyên số tiết học, thực hiện 6 năng lực của Việt Nam theo chuẩn châu Âu…
TS Mai Sỹ Tuấn – Chủ biên chương trình môn Khoa học tự nhiên – thông tin xây dựng môn học này để chuyển việc học từ tiếp cận nội dung sang năng lực, nhấn mạnh việc dạy tích hợp.
“Tách Vật lý – Hóa học – Sinh học thì giải quyết vấn đề thực tiễn sẽ không toàn vẹn. Vì vậy, đây là môn học chứ không phải tách ba môn riêng”, ông Tuấn nói.
Dạy học môn Khoa học tự nhiên chủ yếu sử dụng các phương pháp tích cực, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề. Học sinh học môn này từ tiểu học lên các cấp trên nên sẽ rất thuận lợi.
Việc triển khai bộ môn này sẽ gặp một số vấn đề khó khăn như phòng thí nghiệm riêng, cơ sở vật chất khó khăn. Tuy nhiên, thuận lợi là bộ môn này được dạy nhiều nước trên thế giới.
Liên quan giáo dục giới tính, đại diện chương trình bộ môn Khoa học tự nhiên cho hay vấn đề này liên quan tự nhiên và xã hội, khoa học và khoa học tự nhiên. Ở chương trình mới, giáo dục giới tính sẽ được dạy ngay từ lớp 1 với kiến thức nhẹ nhàng. Học sinh sẽ học về giới và tầm quan trọng của giới.
TS Mai Sỹ Tuấn – Chủ biên chương trình môn Khoa học tự nhiên. Ảnh: Quyên Quyên.
Sau năm 2020, kỳ thi THPT quốc gia sẽ thay đổi
Tại buổi họp báo, GS Nguyễn Minh Thuyết cho hay: “Sau khi công bố, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến của người dân, sau đó sẽ đưa chương trình môn học đi thẩm định tại các hội đồng quốc gia. Đồng thời, việc tập huấn cho các đối tượng khác nhau sẽ được tiến hành để tổ chức biên soạn SGK theo lộ trình.
Theo tiến độ này, hy vọng tháng 4/2018 có thể ban hành chính thức chương trình tổng thể. Chương trình phổ thông mới chú trọng về nội dung giảm tải, nhất là giảm bớt kiến thức khó và bài học lắt léo chỉ phục vụ cho các cuộc thi, nhất là môn Toán. Việc tổ chức lại nội dung như môn Lịch sử cũng nằm trong nội dung giảm tải.
Để giảm tải cho học sinh, chương trình cũng chú trọng về thay đổi phương pháp dạy học.
Nói về công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng ngay từ đầu, khi bắt tay vào xây dựng chương trình, Bộ GD&ĐT đã rất quan tâm đến điều tra đội ngũ giáo viên trong từng cấp học, môn học xem có đáp ứng yêu cầu và rà soát xem giáo viên còn thiếu gì để bồi dưỡng. Đồng thời, Bộ GD&ĐT có tính toán quy hoạch và bồi dưỡng tại các trường sư phạm.
Trước lo ngại của nhiều người về vấn đề thi tốt nghiệp THPT, GS Nguyễn Minh Thuyết cho hay từ nay đến 2020 sẽ ổn định phương thức thi, sau năm 2020, khi bắt đầu triển khai chương trình mới sẽ có thay đổi. Việc thay đổi này được Trung tâm Kiểm định Chất lượng giáo dục nghiên cứu, báo cáo cho bộ trưởng sớm về hình thức thi mới.
GS Nguyễn Minh Thuyết cũng thông tin thêm Ban soạn thảo chương trình hoàn toàn có quyền viết SGK. Bởi lẽ, người soạn thảo chương trình nắm rất chắc chương trình và nếu họ tham gia viết sách sẽ rất có lợi.
Theo Zing
Chương trình GDPT mới: Học sinh sẽ được tự chọn học phần
Ngay từ lớp 1, học sinh sẽ được chọn những học phần mà cảm thấy phù hợp trong từng môn học, đó là một trong những nội dung trong chương trình GDPT Tổng thể mới.
GS. Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh Công Luân
Chiều 19/1, bộ GD&ĐT đã họp báo để thông tin về dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.
GS. Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình - cho biết tại buổi hóp báo: Mỗi một nội dung nhằm đến phát triển năng lực cho người học. "Ngay từ lớp 1 học sinh sẽ được chọn những học phần thấy phù hợp,tuy nhiên không phải tất cả. Ví dụ trong việc học thể dục hiện nay tất cả mọi người đều phải học điền kinh, nhưng trong chương trình mới các em có thể lựa chọn bộ môn thay thế điền kinh", GS. Thuyết cho hay.
Một điểm đáng chú ý, trong Chương trình mới sẽ xuất hiện 2 môn học mới: Liên môn Địa lý - Lịch sử, Khoa học tự nhiên.
Chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình phổ thông mới sẽ lấy ý kiến nhân dân, các nhà khoa và sẽ báo cáo lại ý kiến của người dân sau 2 tháng tiếp thu ý kiến; sau đó, đưa các chương trình môn học ra thẩm định, các chương trình sẽ có hội đồng riêng thẩm định. Hội đồng quốc gia họp lại lần cuối rồi sẽ lựa chọn đơn vị làm sách để đưa chương trình vào thực tế theo lộ trình mà Quốc hội đã phê duyệt..
Cũng tại buổi họp báo, trước những thắc mắc về bộ môn Ngoại ngữ, đại diện Tổ soạn thảo Ngoại ngữ cho hay, chương trình đã có đánh gía bài bản từ 2020, đánh gái từ sách giáo khoa cũ. Đã tính đến những thứ đã thực hiện để lấy cơ sở. Cái mới đã được sự đóng góp của các chuyên gia, nhấn mạnh đến tính mở của chương trình.
Cũng theo vị này, học sinh tiểu học sẽ học 120 tiết 1 năm, khối THCS, THPT là 105 tiết/năm.
PGS. TS Hà Tuấn Đạt (Bộ môn Toán) cho biết: "Trong chương trình mới Toán sẽ không quá chú trọng nhiều đến bài tập có nội dung lắt léo không phục vụ trực tiếp cho phát triển năng lực. Từ đó, cũng đòi hỏi giáo viên có sự thay đổi, trên cở sở đã được đào tạo, kinh nghiệm giáo viên hoàn toàn có thể đáp ứng được. Quan trọng nhất người giáo viên cần được đào tạo...".
Trước băn khoăn của PV về việc giáo viên có thể tự lựa chọn tác phẩm văn học để giảng dạy liệu có ảnh hưởng đến việc thi, đánh giá của học sinh, PGS. TS Đỗ Ngọc Thống cho hay: "Môn Văn sẽ mở độ rộng cho giáo viên tự chủ, tự chọn sáng tạo là cần thiết. Liên quan đến thi cử, phải thay đổi cách đánh giá. Ứng với nó, 1 trong yêu cầu là phải căn cứ vào chuẩn chương trình. Không căn cứ vào 1 cuốn sách giáo khoa nào mà khi thi, đánh giá chỉ dựa vào những kỹ năng mà các em có được".
Về hoạt động trải nghiệm, PGS. TS Đinh Thị Kim Thoa thông tin: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12, là chương trình chính thức. Điều này đồng nghĩa với việc không nằm ngoài kinh phí đã được đầu tư cho các nhà trường nên phụ huynh không phải lo về việc đóng thêm tiền hay lạm thu.
Theo Người Đưa Tin
Chương trình phổ thông mới có gì khác hiện hành? Dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình phổ thông mới chính thức được Bộ GD-ĐT công bố chiều 19-1. Học sinh xem đề thi ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM - Ảnh: Hoàng Triều So với chương trình hiện hành, chương trình phổ thông mới có rất nhiều điểm thay...