Chương trình học trực tuyến tiết kiệm 3-50% chi phí
Nghiên cứu mới của Đại học bang Arizona chỉ ra, chương trình học trực tuyến tiết kiệm 12 – 66 USD mỗi tín chỉ, tương đương 3-50%.
Giảm chi phí đến 50%
Đầu tháng 4, Đại học bang Arizona công bố một nghiên cứu mới “Để việc học kỹ thuật số hiệu quả” do quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ. Báo cáo gồm những nghiên cứu sâu về lợi tức đầu tư của các chương trình học trực tuyến quy mô lớn tại sáu trường cao đẳng và đại học Mỹ.
“Hầu hết nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào chi phí ở cấp độ khóa học, chưa tính đến chi phí hành chính và cấp độ chương trình,” báo cáo lưu ý.
Sáu trường tham gia nghiên cứu là Đại học Arizona, Đại học Florida, Đại học Georgia, Cao đẳng Cộng đồng Houston, Hệ thống Cao đẳng Cộng đồng và Kỹ thuật Kentucky, và Cao đẳng Cộng đồng Rio Salado.
Các trường này đều có đặc điểm chung là quy mô chương trình trực tuyến lớn. Mỗi trường có ít nhất 20.000 sinh viên ghi danh các khóa online và ít nhất 20% sinh viên tham gia một hoặc nhiều khóa học trực tuyến.
Ngoài ra, cả 6 trường đều thiết lập đội ngũ nhân viên chuyên trách phát triển dịch vụ trực tuyến – đây là thành phần quan trọng quyết định thành công của hệ thống. Đơn cử tại Đại học Florida, có một nhóm 90 người bao gồm các nhà thiết kế, đội ngũ hỗ trợ truyền thông, đội ngũ phát triển chuyên môn và nhân viên bảo đảm chất lượng. Tại Đại học Arizona, có một nhóm đổi mới tên là EdPlus gồm 250 người.
Với cách triển khai trên quy mô lớn và chiến lược, báo cáo cho thấy chi phí cung cấp giáo dục có thể giảm xuống. “Khi so sánh chi phí tổng thể của các khóa học trực tuyến với chi phí trung bình tại bốn trường trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy khoản tiết kiệm cho các chương trình học trực tuyến dao động 12 – 66 USD mỗi tín chỉ, tương đương giảm 3-50% chi phí tín chỉ trung bình”, báo cáo cho biết.
Giáo dục trực tuyến giúp giảm chi phí tổ chức và tiết kiệm cho sinh viên.
Học trực tuyến giúp các tổ chức giảm chi phí và tiết kiệm cho sinh viên thông qua ba cơ chế chính: nâng tỷ lệ sinh viên/ người hướng dẫn, thiết lập mạng lưới giảng viên phụ trợ rộng và tránh các chi phí hoạt động bổ sung.
Cách tiếp cận chiến lược
Thực tế, không trường đại học nào cũng có điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng học tập trực tuyến quy mô lớn, hay thay đổi văn hóa để tập trung vào các lớp học trực tuyến.
Lou Pugliese, phụ trách sáng tạo kiêm giám đốc của Phòng thí nghiệm hành động thuộc EdPlus cho biết, nhiều chương trình trực tuyến nhỏ hơn vẫn đang phục vụ tốt cho sinh viên và các tổ chức. Điểm khác biệt là những chương trình thành công có cách tiếp cận chiến lược, như tập trung phát triển chương trình cử nhân trực tuyến, chương trình đào tạo điều dưỡng viên trực tuyến hơn là các khóa học nhỏ lẻ.
Báo cáo cũng lưu ý, rào cản chung trong xây dựng các chương trình trực tuyến sẽ là sự phản ứng của các giảng viên. Các nghiên cứu tại 6 trường trên cho thấy vai trò của giáo viên có thể thay đổi đáng kể khi trường đại học chuyển hướng chiến lược và tiến tới phục vụ đối tượng trực tuyến.
Video đang HOT
Đơn cử tại Cao đẳng cộng đồng Rio Salado, nhà trường phát triển hệ thống tập trung vào khâu thiết kế khóa học. 22 giảng viên toàn thời gian thiết kế các khóa học với sự hỗ trợ của một nhóm gồm các chuyên gia phân tích vấn đề (SME), thiết kế chương trình, đội ngũ truyền thông và nhân viên sản xuất. Khoảng 1.500 giáo viên khác sẽ giảng dạy dựa trên những học liệu này. Họ cũng có thể thêm video bài giảng được cá nhân hóa vào trong kho học liệu. Như vậy, vai trò của phần lớn giảng viên sẽ thay đổi.
Để phát triển chương trình trực tuyến thành công, báo cáo khuyến cáo các trường học cần cho giảng viên tiếng nói quyết định cũng như cơ hội nghề nghiệp rõ ràng trong tương lai.
Nguyên Chương (Theo Edsurge)
Theo vnexpress.net
Nam sinh đất Cảng được 8 đại học Mỹ "chào đón" với học bổng tiền tỷ
Nộp đơn vào 8 đại học Mỹ, Thái Thành Nhân chinh phục cả 8 trường. Mới đây, tất cả các trường đã gửi thư chấp nhận kèm học bổng tiền tỷ cho chàng trai Việt.
Lời hứa gặp nhau ở Mỹ với học bổng lớn
Sinh năm 2000, Thái Thành Nhân hiện là học sinh lớp 12 Trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng. Loạt trường đại học chào đón nam sinh đất Cảng mùa tuyển sinh năm 2018 gồm: Knox College (học bổng 154,000$ ~ 3,6 tỷ đồng), Gustavus Adolphus College (học bổng 144,000$ ~ 3,3 tỷ đồng), Trumans States University (học bổng 28,000$ ~ 644 triệu đồng), Augustana College (132,000$~ 3 tỷ đồng), Ohio Wesleyan College (136,000$ ~ 3,1 tỷ đồng), Juniata College (132,000$ ~ 3 tỷ đồng), Stonehill College (100,000$ ~ 2,3 tỷ đồng), Lebanon Valley College (148,000$ ~ 3,4 tỷ đồng).
Thái Thành Nhân (Học sinh THPT Ngô Quyền, Hải Phòng) xuất sắc nhận 8 học bổng Mỹ năm 2018.
Nhận kết quả mỹ mãn với nguyện vọng, Thành Nhân không nhắc nhiều về nỗ lực của mình, em kể về Minh Long - một người bạn giúp đỡ và chung lời hứa "sẽ gặp nhau ở Mỹ với một số học bổng lớn".
Thành Nhân tâm sự, Mỹ là một đất nước mà em luôn muốn đặt chân đến từ khi em còn rất nhỏ. Cậu học trò nghĩ đến một ngày nào đó sẽ đặt chân tới nước Mỹ và tiếp cận nền giáo dục tiên tiến nhất của thời đại, nhưng sự cản trở lớn nhất đối với em lại là vấn đề tài chính và sự nghi ngờ bản thân... cho tới khi em gặp Minh Long.
Đó là một người bạn đã định hướng cho Thành Nhân về nước Mỹ, các bước chuẩn bị hồ sơ du học và lời hẹn gặp nhau ở xứ sở cờ hoa.
"Điều đó đã thôi thúc ước mơ du học Mỹ trong em hơn bao giờ hết, đó là vào hè năm lớp 12. Em quyết định thử sức bản thân mình ở một môi trường lớn hơn, bắt đầu tiếp cận với bài thi SAT chuẩn hoá của Mỹ.
Em vẫn nhớ mùa hè một tuần em di chuyển từ Hải Phòng tới Hà Nội 2 lần, buổi trưa di chuyển tới Hà Nội và sau khi tan học là em lại lên chuyến xe về với Hải Phòng, cũng giống như mình đi học ngoài giờ ở trường vậy nhưng chỉ khác là thời gian di chuyển mất tới 2 tiếng đồng hồ, hơi mệt nhưng mình cảm giác thấy thật thích thú vì lần đầu trải nghiệm cảm giác thử thách bản thân mình", Nhân kể.
Nói về khâu khó khăn nhất trong quá trình nộp hồ sơ, nam sinh Hải Phòng nhận về khâu tự đặt cho mình câu hỏi "mình đã sẵn sàng hay chưa?".
Khi bước vào năm học, khi mà áp lực thi đại học đã tới, khi mà mọi thứ áp lực đổ dồn về mình cũng là lúc Nhân cảm thấy nản nhất.
Nghĩ mình chưa sẵn sàng, chưa đủ khả năng, Nhân đã bỏ dở 2 tháng trước khi kì thi SAT diễn ra không làm gì, không dám đoái hoài tới ước mơ vì sợ thất bại.
"Rồi dần ngày thi SAT cũng đến, mẹ luôn là người động viên em trong việc học và thi cử, nhất là chuyện mà em quyết định nộp hồ sơ du học Mỹ. Mẹ động viên em hãy cứ thi SAT đi, hãy cứ vứt mình ra ngoài biển lớn, trải nghiệm những thứ trải nghiệm mà mình khó có thể gặp lần 2 trong cuộc đời, biết đâu đấy sau này khi nhìn lại mình không thấy nuối tiếc.
Và đó cũng là lúc em quyết định mình sẽ chiến đấu tiếp. Cùng với sự giúp đỡ của các anh chị và thầy ở trên Hà Nội, em hoàn thành được bộ hồ sơ du học Mỹ", Thành Nhân chia sẻ.
Thành Nhân và thầy chủ nhiệm của em.
Theo 10X Hải Phòng, bí quyết giúp bộ hồ sơ của em ấn tượng và thuyết phục được hội đồng tuyển sinh của các trường ĐH Mỹ bởi em tự là nhân vật chính trong câu chuyện của mình, thể hiện được mong muốn ước mơ và hoài bão của mình một cách chân thực nhất, thuyết phục được hội đồng tuyển sinh đó chính là mình chứ không phải một ai khác, cho họ thấy được toàn diện về bản thân hơn là qua các điểm số.
Ở trường cấp 3, Thành Nhân tiên phong tổ chức các hoạt động âm nhạc cho học sinh. Em là Chủ tịch, người sáng lập ra Câu lạc bộ âm nhạc của trường (Ngô Quyền Music Club), Ban Tổ chức chương trình The Villain's Night Out (Party Halloween cho mọi lứa tuổi trong thành phố) và là 1 trong 30 học sinh được tham gia khoá học hè 2 tuần tại đại học Anh Quốc (University of West England) do thành phố Hải Phòng tổ chức.
Ở trường, Nhân lấy âm nhạc để kết nối bạn bè gần nhau hơn.
Thế mạnh là tin vào chính mình
Nhân tâm sự, quyết định thành lập CLB âm nhạc ở trường có thể gọi là khó khăn nhất trong những năm cấp 3 của em.
"Em đã bắt đầu một điều hoàn toàn mới mẻ trong nhà trường, phải bao quát, định hướng hoạt động câu lạc bộ, quản lí thành viên.
Ban đầu mọi việc dường như rất khó, nhưng em thật vui có những người bạn tốt luôn quanh mình cùng nhau gây dựng một CLB mang chính thương hiệu của mái trường THPT Ngô Quyền.
Qua đó, em được giao lưu với các bạn trong trường, đem khoảng cách giữa các khối 10, 11, 12 lại gần nhau hơn qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, hay là làm những clip cover âm nhạc. Thấy được câu lạc bộ phát triển như ngày hôm nay, em cảm thấy tâm đắc và tự hào", Nhân bộc bạch.
CLB âm nhạc ở trường THPT Ngô Quyền do Thái Thành Nhân sáng lập và làm chủ tịch.
Những hoạt động cộng đồng, ngoại khóa cũng giúp nam sinh trưởng thành và rèn luyện sự tự tin. Nhân cho rằng, thế mạnh của em thể hiện trong bộ hồ sơ gửi 8 trường đại học Mỹ có thể nói đó chính là sự tự tin của bản thân mình.
Em rất tâm đắc câu trích dẫn "Nếu muốn thì sẽ có cách, còn không thì sẽ có lí do". Em đã thể hiện điều đó qua các hoạt động ngoại khoá mà mình làm, thể hiện cho hội đồng tuyển sinh về cách thức mà mình làm, và em nhấn mạnh vào đó chính là nhờ ở sự tự tin của mình.
Trong bài luận, Nhân kể về quãng đường dài em đã trải qua từ khi còn học tiểu học. Từng đạt những thành tích học tập nhất định trong lớp nhưng kết quả bài thi học sinh giỏi không tốt khiến Nhân hoài nghi bản thân kém cỏi rồi trượt dần vào tự ti, thu nhỏ bản thân mình lại...
Một ngày, cậu học trò nhận ra mình có thể làm nhiều hơn thế, chỉ là bản thân chưa dám lăn xả với khó khăn để đạt điều mình muốn. Thay đổi suy nghĩ, Nhân dần biến tự ti thành bản lĩnh, em nhận ra rằng, với sự tự tin và chăm chỉ, con người có thể làm tất cả những điều mà mình dám mơ ước.
Tự tin vào bản thân là "chìa khóa" giúp Nhân theo đuổi đến cùng ước mơ du học Mỹ.
Sau khi đã xem xét tất cả các trường đã trúng tuyển, chàng trai Hải Phòng quyết định chọn Đại học Knox là điểm đến của mình. Được biết, đây là một trường mạnh về cộng đồng, trường tổ chức nhiều hoạt động cho sinh viên trong nước cũng như quốc tế và có khá nhiều dự án để học sinh mang lí thuyết thực tiễn tới thực hành, được làm việc để chuẩn bị kinh nghiệm trước khi tốt nghiệp và khi ra ngoài làm việc sẽ dễ dàng hơn cho học sinh.
Thành Nhân cho hay, em dự định sẽ đuổi ngành khoa học máy tính vì bản thân học tốt môn Tin và là một người thích tìm hiểu về cách thức hoạt động máy tính từ khi còn rất nhỏ.
"Về dự định trong tương lai gần, em dự định sẽ học hành thật tốt và phấn đấu nỗ lực hết mình để chứng minh bản thân. Em muốn lấy những thành quả đó để đền đáp lại cho bố mẹ, người luôn luôn kì vọng và tin tưởng vào bản thân em nhất cho dù em đang có đang gục ngã hay đứng dậy!
Ước mơ của em sau khi tốt nghiệp tại Mỹ là trở thành một kĩ sư máy tính tốt, được trải nghiệm nhiều thứ thú vị của cuộc sống và thử thách bản thân nhiều hơn!", Nhân chia sẻ.
Lời khuyên của nam sinh Hải Phòng cho các bạn trẻ đang theo đuổi ước mơ du học Mỹ là tự tin với những gì mình có, dám thử thách bản thân, biết chớp lấy thời cơ và trau dồi con người toàn diện qua các hoạt động học tập cũng như cộng đồng.
Lệ Thu
(Ảnh: NVCC)
Theo Dân trí
Quảng Nam: Học sinh miền núi học cách tiêu tiền "tiết kiệm, hiệu quả" Ngày 18/4, Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Don (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) đã tổ chức một buổi học ngoại khóa với chủ đề "Hình thành thói quen chi tiêu đồng tiền tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh và phụ huynh". Buổi học ngoại khóa có sự tham dự của lãnh dạo Phòng GD-ĐT huyện, đại diện...