Chương trình hành động của ứng cử ĐBQH khóa XV – Chủ tịch VUSTA, TSKH Phan Xuân Dũng
Trong chương trình hành động ứng cử ĐBQH khóa XV, TSKH Phan Xuân Dũng khẳng định luôn lắng nghe ý kiến của cử tri và đưa kiến nghị, nguyện vọng của người dân đến với các cơ quan có thẩm quyền, Quốc hội.
TSKH Phan Xuân Dũng sinh năm 1960, quê quán tại xã Đại Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Trước khi giữ Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông là Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Trước đó, sáng 5/3, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội nghị giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026. TSKH Phan Xuân Dũng được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026, với 100% số phiếu tán thành.
Được biết, TSKH Phan Xuân Dũng ứng cử ĐBQH tại Đơn vị bầu cử số 2 (huyện Ninh Phước, Thuận Nam, Ninh Sơn và huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận).
TSKH Phan Xuân Dũng ứng cử ĐBQH khóa XV.
Sau đây là Chương trình hành động của ứng cử ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Ninh Thuận – TSKH Phan Xuân Dũng.
Tôi xúc động vì thời gian trôi đi sao mà nhanh đến vậy, thấm thoát đã trải qua 10 năm. 10 năm về trước, tôi được Trung ương, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu và phân công tôi ứng cử ĐBQH khóa XIII tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Lúc đó, tôi thực sự hồi hộp và lo lắng. Nhưng tại mảnh đất này với sự giúp đỡ chí tình của bà con cô bác và của lãnh đạo các cấp của tỉnh Ninh thuận, tôi vinh dự trở thành ĐBQH khóa 13
Với sự gắn bó, đùm bọc, giúp đỡ của bà con, của lãnh đạo các cấp của tỉnh Ninh Thuận cùng với sự cố gắng không biết mệt mỏi của bản thân, tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tiếp tục Quốc hội khóa XIV và nay tiếp tục ứng cử Quốc hội XV trên mảnh đất tỉnh nhà.
10 năm đã trôi qua, được chung sống cùng bà con, được bà con yêu thương, đùm bọc, tôi cảm thấy không biết tự bao giờ đã trở thành người con của vùng đất thân thương, mảnh đất Ninh Thuận. Lần này cũng như lần của Quốc hội khóa XIV là tôi tự xin được ứng cử tại Ninh Thuận và đã được các cấp có thẩm quyền chấp thuận; tôi thực sự vui vẻ và tự hào.
Hôm nay, đứng trước cô bác, anh chị để vận đông bầu cử Quốc hội khóa XV, có người tôi đã gặp nhiều lần, nhưng có người chưa được gặp lần nào. Vì thế, tôi xin được giới thiệu một ít về bản thân để bà con cô bác rõ thêm.
Tôi sinh ra và lớn lên ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy tại Liên Xô năm 1984, tôi làm việc tại Viện Máy nông nghiệp, Bộ Công nghiệp cho đến cuối năm 1996. Trong thời gian đó, là cán bộ nghiên cứu, Tổ trưởng Tổ công đoàn, là Phó phòng Máy canh tác, là Phó Chủ tịch Hội đồng KH&CN và Phó Viện trưởng của Viện. Cũng trong giai đoạn đó, tôi được Đảng cử đi làm luận án Tiến sĩ và Tiến sỹ khoa học tại Liên Xô (cũ) vào năm 1889-1995.
Từ năm 1996-2001, được đồng chí Nguyễn Đình Tứ, nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương (KGTW), Ủy viên Bộ Chính trị điều động làm Phó Vụ trưởng, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tại Ban.
Từ năm 2002 đến năm 2006, là Viện trưởng, Bí thư Đảng ủy Viện Ứng dụng Công nghệ, Đảng ủy viên Bộ KH&CN. Viện Ứng dụng Công nghệ, nơi tôi làm Viện trưởng, đã từng được Giải thưởng Hồ Chí Minh về thiết kế máy rà phá thủy lôi cho vùng biển hồi kháng chiến chống Mỹ, do GS. Vũ Đình Cự chủ trì, giáo sư sau này là Phó Chủ tịch Quốc hội.
Tôi cùng các đồng nghiệp đã làm nhiều nhiệm vụ KH&CN phục vụ KT-XH và an ninh và quốc phòng (AN-QP) như thiết kế các hệ thống bắt bám đối tượng để điều chỉnh đường bay của tên lửa, của pháo cao xạ 57-37 ly; làm xương sọ, chân tay giả bằng vật liệu côm-pô-zít phục vụ cho thương bệnh binh và cung cấp cho hầu hết các bệnh viện trong cả nước; làm xuồng côm-pô-zít cho Trường Sa và các đảo của Tổ quốc; làm máy tán sỏi thận ngoài cơ thể và các máy Lazer đang chiếm thị phần lớn trong cả nước. Và nhiều việc khác nữa…
- Năm 2006, tại Đại hội Đảng lần thứ X, tôi vinh dự được bầu làm Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng. Sau đó, tôi trở thành ĐBQH khóa XII và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN &MT) của Quốc hội.
Video đang HOT
- Năm 2011, tại Đại hội Đảng lần thứ XI, tôi vinh dự được bầu làm Ủy viên Trung ương (TƯ) Đảng chính thức. Sau đó trở thành ĐBQH khóa XIII của tỉnh Ninh Thuận và Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH, CN&MT) của Quốc hội.
- Năm 2016, tôi tiếp tục là Ủy viên TƯ Đảng khóa XII, là ĐBQH khóa XIV tại tỉnh nhà Ninh Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban KH, CN&MT của Quốc hội.
-Từ ngày 25/12/2020, được Bộ Chính trị đồng ý giới thiệu, Đại hội Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam đã bầu tôi làm Chủ tịch khóa VIII; sau đó được bầu Ủy viên Đoàn chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEX)
Tôi không chỉ là cán bộ quản lý KH&CN mà còn tham gia hướng dẫn tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư cho Đại học Thủy lợi, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, Đại học Bách khoa… Tham gia viết giáo trình cho sinh viên và nghiên cứu sinh; viết nhiều sách về chính sách KH&CN và BVMT.
Từ các hoạt động của mình, tôi đã được bằng khen của Trung ương Đoàn vì tham gia Sáng tạo quốc tế; là Chiến sỹ thi đua nhiều năm liền; luôn là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Vinh dự được Đảng và Nhà nước ghi nhận và trao tặng Huân chương Lao động Hạng nhất, Huân chương Đại đoàn kết Dân tộc; Huy chương Vì sự nghiệp KH&CN, 16 Kỷ niệm chương của Việt Nam và Quốc tế…
Bố mẹ tôi đều là đảng viên, là cán bộ ngành Kiểm sát đã về hưu. Mẹ tôi ngoài 90 tuổi, cách đây 3 năm được nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Vợ tôi cũng là đảng viên, nguyên là Hiệu trưởng THCS Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội (đã nghỉ hưu).
Tôi có 2 con gái, cả 2 đều là đảng viên. Cháu đầu là làm cán bộ nghiên cứu của tổ chức quốc tế UNDP tại Hà Nội. Cháu thứ hai là cán bộ của Kiểm toán Nhà nước, hiện đang làm luận án tiến sỹ ở Úc.
10 năm qua, tôi đã luôn cố gắng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Quốc hội giao phó cũng như với tư cách là ĐBQH của tỉnh nhà.
- Với nhiệm vụ là Ủy viên TW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ nhiệm Ủy ban KH, CN&MT của Quốc hội. Đó là những nhiệm vụ rất nặng nề, nhưng với sự cố gắng hết sức, đã được các cơ quan có thẩm quyền đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Theo đó, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và XIV Ủy ban KH, CN&MT đã hoàn thành một khối lượng lớn nhiệm vụ được giao.
- Với nhiệm vụ là Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam hiện nay, dù mới thời gian rất ngắn, nhưng tôi đã tích cực cùng với Đoàn Chủ tịch Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam tập hợp đội ngũ trí thức cả nước, cùng các nhà khoa học đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tư vấn, phản biện các dự án, đề án phát triển KT-XH nhằm góp phần hoàn thiện các chính sách một cách khoa học, khả thi nhất, tránh lãng phí, tốn kém tiền bạc của Nhân dân.
- Với nhiệm vụ là thành viên của Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận:
Khi nhận được nguyện vọng và kiến nghị của bà con cô bác tỉnh nhà, tôi đã cố gắng trình lên cơ quan có thẩm quyền của Trung ương, của Quốc hội, của Chính phủ và Lãnh đạo tỉnh để nghiên cứu giải quyết.
Với những việc chung của tỉnh, tôi đã phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo tỉnh để kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Quốc hội, UBTVQH thông qua như ngân sách xây dựng hạ tầng đường ven biển, các hồ thủy lợi, đường giao thông, các công trình công cộng của tỉnh. Qua đó, đã góp phần làm cho tỉnh nhà có nhiều thay đổi tích cực trong những năm qua.
Với gia đình khó khăn, gia đình chính sách, tôi đã vận động một số tổ chức, cá nhân, cũng như của bản thân để hàng năm đến Tết đi thăm hỏi, chia sẻ và cũng đã xây được hàng chục ngôi nhà tình nghĩa. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, tôi nhiều lần đóng góp thêm cho bếp tình thương, động viên người bệnh… và rất nhiều việc làm cụ thể khác.
Lần này, tôi rất mong muốn được bà con cử tri tiếp tục bầu tôi vào Quốc hội khóa XV. Tôi xin hứa sẽ cố gắng hết sức mình để làm tốt hơn nữa với tư cách là ĐBQH, đại biểu của Nhân dân, nhất là Nhân dân và cử tri Ninh Thuận – nơi bầu tôi trở thành Đại biểu Quốc hội khóa XV.
- Thứ nhất, sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến của bà con cô bác cử tri, đưa kiến nghị, nguyện vọng của bà con trình lên các cấp có thẩm quyền để giải quyết, cố gắng để không phụ lòng ủng hộ bằng phiếu bầu của bà con…
- Thứ hai, với công việc chung của tỉnh, tôi nguyện bằng trí tuệ, sức lực nhỏ bé của mình góp phần vào xây dựng mảnh đất quê hương Ninh Thuận giàu mạnh hơn, bà con có cuộc sống sung túc hơn, hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu KT-XH mà mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XV cho giai đoạn 2021-2026 đã đề ra.
- Thứ ba, là với nhiệm vụ là Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch LHH KH&KT Việt Nam tôi sẽ tiếp tục tích cực cùng Đoàn chủ tịch TW LHH Việt Nam làm tròn sứ mệnh là hợp đội ngũ trí thức cả nước, cùng các nhà KH&CN cả nước để phục vụ tốt hơn sự nghiệp phát triển KT-XH và bảo đảm Quốc phòng của đất nước.
- Thứ tư, đối với đội ngũ trí thức của tỉnh nhà Ninh Thuận, sẽ dành sự quan tâm và hỗ trỡ để đội ngũ trí thức Ninh Thuận góp phần tích cực và hiệu quả hơn cho sự nghiệp phát triển KT-XH của Tỉnh nhà.
- Thứ năm, là sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác an sinh – xã hội, nhất là trên địa bàn của tỉnh. Tiếp tục huy động các nguồn lực của xã hội, như từ doanh nghiệp, nhà hảo tâm và của bản thân để chăm lo các gia đình khó khăn, gia đình nghèo, gia đình chính sách trong việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa; thăm hỏi tặng quà, hỗ trợ lúc cần thiết…
Một lần nữa xin được chân thành cảm ơn bà con, cô bác, các anh, các chị, các đồng chí lãnh đạo các cấp, các ngành của tỉnh.
Chúc bà con, cô bác và các đồng chí gặp nhiều may mắn, vui vẻ, hạnh phúc.
Thông tin ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, đơn vị tỉnh Ninh Thuận – Chủ tịch VUSTA, TSKH Phan Xuân Dũng
Họ và tên khai sinh : PHAN XUÂN DŨNG
-Sinh ngày : 20 tháng 5 năm 1960
-Nơi ở hiện nay : Nhà B9, TT4, Khu nhà ơ Quôc hôi, Khu đô thị mơi Phùng Khoang, phương Trung Văn, quân Nam Tư Liêm, TP. Hà Nôi.
-Trình độ chuyên môn : Tiến sĩ khoa học (Cơ khí chế tạo máy).
-Chức vụ hiện nay: Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC), Chủ tịch nhóm Nghị sỹ hưu nghị Viêt Nam-Nga của Quôc hôi khóa XIV; Chủ tịch Danh dự Tông hôi Cơ khí Viêt Nam.
-Đơn vị công tác: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Cần cơ chế để ngành đường sắt không tụt hậu
Đường sắt nước ta được xây dựng 140 năm, hạ tầng cũ kỹ, lạc hậu, lại không được cải tạo, nâng cấp nhiều mà chỉ duy tu, trong khi nguồn vốn cho công tác này cũng khá hạn hẹp.
Do vậy, đường sắt ngày càng yếu thế về thị phần hành khách và hàng hóa so với đường bộ, hàng không.
Các chuyên gia trao đổi tại tọa đàm. Ảnh: Văn Nam.
Đây là chia sẻ của ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) tại buổi Tọa đàm trực tuyến "Thách thức và cơ hội phát triển ngành đường sắt Việt Nam" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 25/3.
Công nghệ lạc hậu
Ông Minh cho biết, hiện dọc tuyến đường sắt Bắc-Nam có hàng ngàn đường cong bán kính dưới 300m, không đồng đều tải trọng, trên 14.000 vị trí bị xâm phạm an toàn giao thông, đường sắt đầu tư thay thế hạ tầng cũ chứ không tạo dòng sản phẩm mới nên khó tạo động lực phát triển.
Chưa kể, công nghệ các nước phát triển đã dùng điện khí hóa, thậm chí là đường ống, trong khi đường sắt nước ta vẫn chạy đường đơn với nền tảng công nghệ diesel dẫn đến khả năng luân chuyển hàng hóa thấp, năng lực tàu thông qua chỉ được 21 đôi tàu/ngày đêm nên không đáp ứng được sự phát triển của kinh tế-xã hội và đáp ứng nhu cầu luân chuyển hàng hóa và hành khách.
Với các phương thức vận chuyển khác, áp lực của phương tiện sẽ tạo động lực phát triển để cải thiện hạ tầng, còn đường sắt không có chủ thể nào gây áp lực nên sẽ khó cải thiện hạ tầng và phải trông chờ vào nguồn lực đầu tư lớn của Nhà nước trong một thời gian dài.
Theo ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), đầu tư cho ngành đường sắt chưa có đường dài chiến lược, chưa có tính đột phá, đổi mới để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt là với nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa.
Hiệu quả đầu tư cho đường sắt không thể chỉ đánh giá thông qua hoạt động kinh doanh vận tải mà nó còn tác động đến sự phát triển kinh tế vùng miền, kết nối các phương thức vận tải của một quốc gia, giúp giảm chi phí tăng khả năng cạnh tranh kinh tế. Trong khi các loại hình vận tải hàng không, hàng hải được giao tài sản hạ tầng cho doanh nghiệp để khai thác, kinh doanh, đường sắt lại chưa được phép. Nhà ga là điểm đến, điểm đi, tại đây có thể nâng cấp thành các khu vui chơi, siêu thị, dịch vụ... chứ hoàn toàn không đơn thuần là việc trung chuyển hành khách.
"Vì vậy, nhiều quốc gia đã đầu tư các ga bằng nguồn ngân sách từ trung ương và địa phương, kể cả cho phép doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác tham gia. Nếu nhà ga chỉ phục vụ hành khách thì không bao giờ có thể thu hồi vốn và khó phát triển" - ông Tiến cho hay.
Tập trung đầu tư hạ tầng đường sắt
Để phát triển hạ tầng đường sắt, ông Minh cho rằng, đường sắt là ngành cần được đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhưng với nước ta còn khó khăn và hạn chế, khó khăn ở đây chính là cơ chế. Tiền có thể hữu hạn nhưng cơ chế không hữu hạn. Trong 30 năm đổi mới, chúng ta tập trung cho hàng không, đường bộ, hàng hải để giải quyết các nút thắt về kinh tế-xã hội. Chính phủ phải tính tới thiên chức từng lĩnh vực giao thông, với vận tải đường sắt là vận tải hàng hóa khối lượng lớn, hành khách tuyến dài. Từ đó, quy hoạch thiết kế các mạng lưới lĩnh vực giao thông phù hợp dẫn đến có sự cạnh tranh.
"Cơ chế ở đây là phân phối nguồn lực cho 5 phương thức giao thông, quy hoạch đường sắt đã có nhưng giao vốn, phân bổ và cân đối nguồn vốn cho các loại hình vận tải thì đường sắt lại là thế yếu. Do đó, ngành vẫn mắc kẹt ở khâu tổ chức thực hiện"- ông Minh cho hay.
Theo ông Minh, lĩnh vực nào chưa phát triển và hấp dẫn cần có bàn tay can thiệp của Nhà nước để thu hút nguồn lực đầu tư. Khi các phương thức vận tải đã hấp dẫn, thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia thì nên giảm vốn Nhà nước và xã hội hóa, điều này sẽ lan tỏa đầu tư.
Ông Lê Hồng - chuyên viên cao cấp của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, Luật Đường sắt sửa đổi thông qua năm 2017 đã ưu tiên chính sách đầu tư phát triển đường sắt, trong đó phân bổ nguồn vốn trung hạn hàng năm theo quy hoạch.
Tuy nhiên, giai đoạn 2015-2020, nguồn vốn đầu tư 5 lĩnh vực giao thông thì đường sắt chỉ được 4%. Những năm vừa qua, đầu tư cho ngành này ít và vừa qua mới có gói 7.000 tỷ đồng cho dự án cải tạo, nâng cấp một số vị trí trên tuyến đường sắt Hà Nội-TP. Hồ Chí Minh hiện đang triển khai thi công.
Ông Hồng cho rằng, thời gian tới, Chính phủ cần quyết liệt hơn, vấn đề nào vướng mắc cần giải quyết dứt điểm từ vận tải đường bộ hay hàng không, chuyển hướng sang đường sắt để khối lượng vận tải ngành này sẽ nâng lên. Mặt khác, muốn tạo cú hích để doanh nghiệp rót vốn đầu tư đường sắt cần cụ thể hóa các ưu đãi về đầu tư.
Bộ Công Thương: 'Cắt giảm điện tái tạo là tình huống bắt buộc' Bộ Công Thương việc cắt giảm các nhà máy năng lượng tái tạo được tính toán, thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng. Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Văn phòng Chính phủ về việc giải quyết kiến nghị của Công ty CP...