Chương trình giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông
Chương trình giáo dục STEM đã được triển khai thí điểm tại 14 trường ở Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM. Chương trình học tích hợp, học để vận dụng là xu hướng của giáo dục hiện đại nhưng đòi hỏi phải “chắc” khi áp dụng vào Việt Nam.
Chương trình học theo chủ đề
Tại hội thảo “Giáo dục Stem trong chương trình giáo dục phổ thông của một số nước và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam” diễn ra tại TPHCM ngày 24/6, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM chia sẻ, giáo dục STEM là sự tích hợp giữa khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học).
Một trong những hình thức học STEM mới đang được áp dụng hiện nay là học dựa trên thực hiện các bài thực hành. Đối với hình thức học này, học sinh (HS) được tham gia vào các bài học và bài thuyết trình có chất lượng cao theo từng chủ đề cụ thể.
Học sinh Trường chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM trong giờ học ngoại khóa về Robotics.
Video đang HOT
Giáo sư Gil Taran, Trường Đại học Carnegie Mellon (Hoa Kỳ) cho hay, việc triển khai giáo dục STEM ở trường học là nhằm chuẩn bị cho HS những tri thức thiết yếu nhất của thế kỉ XXI, những kỹ năng có thể giúp tăng đáng kể ưu thế cạnh tranh của lao động mỗi quốc gia. Hiện nay STEM được áp dụng rộng rãi tại Mỹ.
Tại Việt Nam, từ năm 2011, mô hình “Phòng lab tích hợp STEM bằng tiếng Anh” một trong những nội dung của giáo dục STEM đã được triển khai thí điểm tại 14 trường ở Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng khoảng 1.000 HS theo học.
Từ ứng dụng của giáo dục STEM, 2 môn học mới đó là Công nghệ Thông tin và Robotics được triển khai ở Hà Nội và TPHCM. Trong đó, chương trình Robotics, HS được trang bị các kiến thức về khoa học tự nhiên, các nguyên lý cơ bản của các loại hình robot trong thực tế từ đó giúp các em hiểu và đam mê với các thiết bị thông minh trong thời đại công nghệ ngày nay. HS tại một số trường ở TPHCM đã đạt được một số giải quốc tế từ môn học này.
Những kết quả khả quan đã mở ra một hướng phát triển về giáo dục tích hợp STEM cho cấp học phổ thông. Dự kiến trong năm học này, chương trình tiếp tục được nhân rộng với 3.000 HS tham gia.
Chương trình giáo dục hạn chế do thiếu tích hợp
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Phó vụ trưởng Vụ giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho rằng dựa trên các yêu cầu của giáo dục STEM, nhất là hiệu quả tích hợp các môn học và vận dụng thực tế có thể thấy chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện chưa thực sự có giáo dục STEM.
Nếu như ở bậc tiểu học, ít nhiều có tinh thần tích hợp trong chương trình như bộ môn Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, Khoa học thì lên THCS, THPT các môn học lại độc lập, mới tích hợp ở một số nội dung trong từng môn học riêng lẻ.
Chương trình các môn Toán, Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ được xây dựng theo theo cách tiếp cận nội dung, chưa coi trọng yêu cầu hình thành và phát triển năng lực. Do thiếu sự gắn kết giữa kiến thức, kỹ năng của các môn học nên chương trình các môn khoa học tự nhiên của chúng ta còn nặng về kiến thức hàn lâm, nhẹ về yêu cầu thực hành, vận dụng…
Chính vì thế, theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống đã dẫn đến tình trạng phần lớn HS, sinh viên thiếu kỹ năng thực hành nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin, thiếu chủ động, sáng tạo, hạn chế vận dụng kiến thức vào sản xuất và đời sống. Nhân sự chưa thích ứng kịp với những biến đổi của công nghệ, thị trường lao động.
Từ những bất cập của chương trình giáo dục được xây dựng từ năm 2000, chưa kịp cập nhật với các xu thế phát triển chương trình hiện đại, ông Thống nhấn mạnh, giáo dục Việt Nam đang đứng trước những đòi hỏi trong bối cảnh giáo dục STEM cần được chú ý nghiên cứu và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện. Mà trước hết là vận dụng giáo dục STEM trong xây dựng, phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới sau năm 2015.
Tuy nhiên, việc triển khai giáo dục STEM chưa thể tiến hành đại trà tại các trường học trên cả nước mà chỉ có thể thực hiện từng bước. Để áp dụng phương pháp mới này đòi hỏi các trường phải có đáp ứng được điều kiện vật chất cùng đội ngũ giáo viên có trình độ công nghệ thông tin lẫn khả năng dạy tích hợp.
Theo Dân trí
Hơn 70.000 học sinh Hà Nội cạnh tranh vào lớp 10
Hôm nay 23/6, hơn 70.000 học sinh thủ đô bước vào kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2014-2015. So với năm trước, tính cạnh tranh vào khối các trường công lập ở Hà Nội gia tăng đáng kể. Nhiều thí sinh lựa chọn các trường top giữa để đảm bảo chắc suất trường công.
Hơn 70.000 học sinh (HS) thủ đô sẽ trải qua hai môn thi bắt buộc là Ngữ văn và Toán. Đối với các thí sinh có nguyện vọng đăng ký dự thi vào các lớp chuyên sẽ thi thêm môn Ngoại ngữ và các môn chuyên tương ứng với nguyện vọng vào ngày 24 và 25/6.
Để chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10, Sở GD-ĐT Hà Nội đã huy động hơn 8.000 giám thị. Những người được chọn làm giám thị coi thi không phải là giáo viên Ngữ văn, Toán, bảo đảm theo tỷ lệ quy định là 2,5 người/phòng thi và sẵn sàng lực lượng dự trữ.
Trước ngày thi, 150 hội đồng coi thi vào lớp 10 THPT năm học 2014-2015 trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức học quy chế thi cho thí sinh. Các thí sinh được phổ biến kỹ về quy chế thi, trong đó có quy định vật dụng được phép mang vào phòng thi. Theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội, nếu mang vào phòng thi vật dụng không được phép trong quy chế, thí sinh sẽ bị đình chỉ thi và bị hủy kết quả của cả kỳ thi.
Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, com pa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có thẻ nhớ cắm thêm và không soạn thảo được văn bản, Átlat địa lý Việt Nam đối với môn thi địa lý (do NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành, không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì), các loại máy ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết thêm, năm nay quy trình công nhận trúng tuyển sẽ được quy định chặt chẽ hơn nhằm tránh tình trạng lộn xộn, trường thi tuyển thừa HS, nơi lại không tuyển đủ Sở GD-ĐT quán triệt các trường không nhận HS theo nguyện vọng 2 nếu đã đỗ ở nguyện vọng 1, không xét tuyển HS đăng ký nguyện vọng 3 nếu đã trúng nguyện vọng 2.
Điểm khác biệt so các năm trước trong công tác tuyển sinh tại Hà Nội năm nay là hạn chế xét tuyển nguyện vọng 3. Chỉ những trường thực sự khó khăn trong tuyển sinh mới có thể được Sở GD-ĐT xem xét để nhận nguyện vọng 3, song với số lượng hạn chế, trong đó ưu tiên những HS không đỗ ở nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 nhưng có điểm thi cao. Việc khống chế sĩ số HS/lớp theo hướng giảm được quan tâm hơn trong quá trình xét duyệt chỉ tiêu cho từng trường với mức tối đa cho phép là 40 HS/lớp.
Theo Dân Trí
Phụ huynh "chạy sô" luyện thi Theo lịch luyện thi dày đặc của con để chuẩn bị cho các kỳ thi, không ít phụ huynh nghỉ việc, xén giờ làm để lăn xả theo con đến các lò luyện. Nghỉ việc, xén giờ làm "chạy đua" cùng con 4 giờ chiều, trước cổng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM), nhiều phụ huynh đã xếp hàng chờ con tan...