Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Khó khăn khi triển khai dạy học tích hợp

Theo dõi VGT trên

Năm 2022 cũng là năm đánh dấu ngành giáo dục quyết tâm triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 một cách tốt nhất, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đang ở giai đoạn cơ bản

Hiện nay, Bộ GD-ĐT liên tục tổ chức các hội nghị, hội thảo trực tuyến đối với các sở GD-ĐT, phòng giáo dục, thậm chí là các trường, để lắng nghe chia sẻ về tình hình triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cho năm học mới.

Bộ GD-ĐT đánh giá việc xây dựng kế hoạch triển khai chương trình đang ở trong giai đoạn cơ bản. Điều kiện vật chất cũng như đội ngũ giáo viên, sách giáo khoa, đồ dùng tương đối đáp ứng đủ. Kế hoạch thực hiện chương trình các môn học, hoạt động giáo dục được các nhà trường xây dựng bảo đảm thời lượng quy định trong chương trình và bố trí dạy học trong mỗi học kỳ một cách hợp lý, khoa học.

Các trường học hiện nay cũng đã hiểu về nội dung chính của chương trình nên đã xây dựng tổ hợp các môn theo đúng chuyên đề học tập, đặc biệt là đối với học sinh lớp 10 bắt đầu bước vào lựa chọn môn, khối ngành phù hợp. Các địa phương và các trường cũng đã tổ chức tư vấn và cho học sinh đăng ký, lựa chọn các tổ hợp do nhà trường xây dựng đảm bảo khoa học, công khai, minh bạch.

Nói về chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định năm nay là năm đầu tiên việc đổi mới giáo dục được triển khai một cách triệt để nhất. Các trường, các giáo viên đã tăng cường dạy học theo từng môn theo lựa chọn của học sinh, giảm thiểu những môn bắt buộc. Việc đổi mới phương pháp dạy học một cách đa dạng, tăng các tiết ngoại khóa trải nghiệm để học sinh tự học, tự tìm hiểu theo sở thích, đam mê của mình, phát triển kỹ năng cá nhân.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho biết việc giáo viên hiện vừa dạy học, vừa phải nắm vững kế hoạch tổng thể, gộp môn nhằm đáp ứng tốt nhất chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là khá khó khăn. Thậm chí nhiều giáo viên còn băn khoăn vì lương không đủ trang trải cuộc sống mà phải tốn nhiều thời gian cho công việc. Bộ GD-ĐT đang triển khai, rà soát các văn bản thể chế chính sách để nâng lương giáo viên, tăng phụ cấp.

“Sẽ có những ưu đãi riêng dành cho các giáo viên mầm non, tiểu học, vùng cao, vùng sâu vùng xa để các giáo viên bám nghề, giải quyết được đời sống cho giáo viên. Ngành giáo dục sẽ có những hoạt động thiết thực nhằm chia sẻ những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các thầy cô và học sinh yên tâm giảng dạy, học tập” – Bộ trưởng cho hay.

Bộ trưởng Sơn cũng khẳng định việc đổi mới giáo dục nói chung và triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới là nhiệm vụ lớn và nhiều thách thức. Phải đảm bảo về mặt thời gian, lượng công việc rất lớn trong khi các điều kiện đảm bảo chất lượng, điều kiện thực hiện còn rất khó khăn. Do đó, để hoàn thành được nhiệm vụ này, cần có nỗ lực lớn của toàn ngành, sự phối hợp, quyết tâm của các địa phương, các bộ ngành liên quan.

Tại hội nghị giao ban trực tuyến với các sở GD-ĐT vừa qua, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết trong quá trình triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt về giáo viên chuyên môn, các vấn đề về sắp xếp môn học, hoạt động trải nghiệm, các tài liệu cho giáo viên tham khảo vẫn còn chậm trễ, chưa đủ vật tư, thiết bị cho các học sinh sử dụng…

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Khó khăn khi triển khai dạy học tích hợp - Hình 1

Nhiều giáo viên phải dạy tích hợp các môn

Video đang HOT

Dạy tích hợp: Không phải thầy cô nào cũng đáp ứng được

Đáng chú ý nhất ở các địa phương chính là phải có một đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy tích hợp các môn. Nhưng việc đó không thể khắc phục một sớm một chiều bởi vì mỗi một môn học có những đặc thù khác nhau, các giáo viên phải chủ động bổ sung kiến thức, học hỏi thêm các chuyên môn ở các môn học. Khó khăn nhất là đối với các lớp học ở vùng sâu vùng xa, miền núi… thì các cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ, vì thế chất lượng dạy học cũng giảm sút. Ở chương trình Giáo dục phổ thông mới, giáo viên chính là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục để đặt ra mục tiêu cơ bản hoàn thành chất lượng giảng dạy và tiếp thu kiến thức của học sinh. Nếu vấn đề về chuyên môn của giáo viên không đáp ứng được thì việc đổi mới giáo dục rất khó để thành công.

Thiếu giáo viên dạy chương trình mới là một thực tế khiến đội ngũ giáo viên bị quá tải và rất áp lực khi thực hiện chương trình. Dù được bồi dưỡng chuyên môn, nhưng hầu hết giáo viên đang phải vừa dạy vừa mày mò, thậm chí có giáo viên dạy trái chuyên môn. Nhiều môn tích hợp khiến các giáo viên đau đầu suy nghĩ, học hỏi nhưng vẫn không thể hiểu hết kiến thức chuyên môn ở môn học đó.

Ông Nguyễn Mạnh Đạt (Sở GD-ĐT tỉnh Hưng Yên) cho biết hiện nay tỉnh đã triển khai chỉ đạo các giáo viên có năng lực chuyên môn nào thì dạy ở môn học đó. Thậm chí cả hiệu trưởng và giáo viên cũng phải tìm hiểu, học tập cập nhật các phương pháp giảng dạy hay để điều chỉnh phù hợp với điều kiện dạy tại trường, tạo sự hào hứng, mới mẻ cho các em học sinh. Tuy nhiên vẫn còn có những vấn đề nổi cộm cần suy nghĩ.

Ngoài những ưu điểm là giảm áp lực, tăng sự ghi nhớ của học sinh, tạo ra một buổi học đầy lý thú thì chính chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đang vấp phải một khó khăn đó chính là “tích hợp giữa các môn học”. Việc tích hợp này chính là tích hợp các môn học ở các cấp THCS như Âm nhạc và Mỹ thuật thành môn Nghệ thuật, Vật lý, Hóa học, Sinh học (môn Khoa học tự nhiên), phân môn Lịch sử, Địa lý (trong môn Lịch sử – Địa lý). Đây là điểm mấu chốt khiến nhiều giáo viên sợ hãi chương trình đổi mới Giáo dục phổ thông 2018.

Cô Nguyễn Hà Linh (ở Thanh Hóa) cho biết cô là giáo viên dạy bộ môn Sinh học, tuy nhiên các kiến thức cụ thể hơn về Hóa học hay Vật lý thì cô không thể nào hiểu hết, dù cô đã tranh thủ học thêm ở các đồng nghiệp nhưng nhiều khi học sinh hỏi cụ thể hơn về việc pha nồng độ các chất hóa học chẳng hạn thì không thể nào giải thích cụ thể cho các em thực hành.

“Dạy tích hợp thật sự rất khó, giáo viên thì dạy quá sức, nhiều câu hỏi học sinh hỏi vẫn chưa biết mà hỏi nhiều thành ra ngại và chán nản, học sinh thì không hiểu bài và chính các em sẽ là thiệt thòi nhất dù có hỏi về các thành phần hóa học để chia tỷ lệ thì tôi cũng chỉ có thể giải thích tốt nhất ở bộ môn Sinh học chứ Hóa học và Vật lý tôi chỉ biết sơ qua”, cô Linh tâm sự.

Trước những băn khoăn lo lắng về việc các giáo viên phải gộp môn, giảng dạy tích hợp thì liệu có đảm bảo chất lượng giáo dục, TS Nguyễn Vinh Hiển – nguyên Thứ trưởng GD-ĐT cho rằng lâu nay các giáo viên dạy theo phương pháp cũ chính là lực cản lớn để phát triển ngành nghề của mình. Dạy theo yêu cầu của chương trình mới nhưng giáo viên hiện nay không được giảm định mức công việc để có thời gian tiếp cận chương trình mà phải đổi mới chủ yếu bằng tự học ngay chính trong quá trình dạy học theo chương trình mới. Các giáo viên phải chấp nhận những hạn chế của chương trình Giáo dục phổ thông 2018 để học hỏi, chuyển đổi sao cho các học sinh hiểu và hào hứng với các môn học đó.

“Trường sư phạm chỉ có thể đào tạo ra những giáo viên đáp ứng các yêu cầu chung. Nhưng để giáo dục phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân thì hoạt động giáo dục lại phải phù hợp với từng học sinh, từng hoàn cảnh. Do đó, giáo viên phải tự rèn luyện và học tập, tập huấn, bồi dưỡng, sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao chuyên môn của các giáo viên trong nhà trường” – nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói.

Theo ghi nhận của phóng viên, ở chương trình Giáo dục phổ thông 2018, các môn học tích hợp sẽ giảm áp lực học cho các em, học sinh có cơ hội tăng cường các hoạt động trải nghiệm, phát triển phẩm chất kỹ năng sống. Nhiều học sinh thật sự hào hứng với những cách dạy đổi mới từ những môn học tích hợp, đặc biệt ở môn học trải nghiệm, hướng nghiệp. Các em được rèn luyện kỹ năng, thử sức ở những kiến thức, trải nghiệm mới. Các môn học tích hợp cũng giúp các em có thời gian tập trung cho môn học, ngành nghề mình yêu thích.

Thiếu giáo viên mầm non, phổ thông - Thực trạng và giải pháp

Bước vào năm học mới 2021 - 2022, tình trạng thiếu giáo viên diễn ra ở hầu hết các địa phương trên cả nước, gây nhiều khó khăn trong việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Trong suốt cuộc đấu tranh trường kỳ giữ nước và dựng nước, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn vinh nghề dạy học và vị trí cao cả của người thầy...

Bác Hồ đã nói: "Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh". Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Nghề dạy học là một nghề cao quí... nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo... vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo". Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII khẳng định đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh.

Được sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, đội ngũ giáo viên đã không ngừng lớn mạnh, chất lượng ngày càng được nâng cao. Hầu hết đội ngũ giáo viên đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, tận tụy với nghề, luôn giữ vững đạo đức, tác phong nhà giáo. Đội ngũ giáo viên với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết đã tích cực, chủ động tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy học, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.

Tuy nhiên, bước vào năm học mới 2021 - 2022, tình trạng thiếu giáo viên diễn ra ở hầu hết các địa phương trên cả nước, gây nhiều khó khăn trong việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Cụ thể:

Bậc giáo dục mầm non

Tổng số đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có 542.498 người, gồm 38.660 cán bộ quản lý, 378.678 giáo viên, 112.593 nhân viên; giáo viên/lớp đạt 1.84 thiếu giáo viên nghiêm trọng ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Nhiều địa phương thiếu số lượng lớn giáo viên mầm non, tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1,5 - 1,8 giáo viên/lớp (theo chuẩn thấp nhất là 2,2 giáo viên/lớp).

So với năm học 2020 - 2021, tỷ lệ giáo viên mầm non đạt trình độ chuẩn đào tạo trở lên theo Luật giáo dục 2019 là 76.7% (giảm 1.7%), trên chuẩn 57.9% (tăng 4.4%), tỉ lệ giáo viên có trình độ dưới chuẩn 23.3% (tăng 1.8%), nguyên nhân là do dịch bệnh Covid-19 kéo dài từ năm 2020 đến nay, hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non đóng cửa, một bộ phận giáo viên mầm non công tác lâu năm tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đã nghỉ việc, khi dịch bệnh kết thúc, tỷ lệ huy động trẻ tăng trở lại dẫn đến thiếu trầm trọng về đội ngũ, buộc các đơn vị ngoài công cập phải tuyển giáo viên trình độ chưa đạt chuẩn. Số giáo viên mầm non cả nước chưa đạt chuẩn đào tạo còn cao so với các cấp học khác (95.180 giáo viên)(1), tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài công lập (riêng khu vực Bắc Trung bộ, số lượng giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn ở cơ sở giáo dục công lập lớn hơn nhiều so với số giáo viên mầm non ngoài công lập). Trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý mầm non ở khu vực ngoài công lập không ổn định và không thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng.

Thiếu giáo viên mầm non, phổ thông - Thực trạng và giải pháp - Hình 1

Ngành giáo dục thực hiện việc dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch dài hạn để đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu sử dụng, bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng.

Bậc giáo dục tiểu học

Kết thúc năm học 2020 - 2021, toàn quốc có 403.000 giáo viên tiểu học tăng so với năm học trước gần 5000 giáo viên, cán bộ quản lý là 30.592 người. Tỷ lệ trung bình giáo viên/lớp ở cấp tiểu học là 1,41 (năm học trước là 1,38). Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo cấp tiểu học là 69,4%. Nhìn chung, cơ bản đủ để thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục Tiểu học. Nhiều địa phương, nhà trường đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp Tiểu học, nhất là lớp 1, lớp 2 bảo đảm tỷ lệ và cơ cấu giáo viên thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc theo quy định. Các địa phương tăng cường thực hiện tuyển mới giáo viên trong đó chú trọng đến giáo viên các môn học mới ở cấp tiểu học khi thực hiện chương trình mới như môn Tiếng Anh, Tin học.

Tuy nhiên, số giáo viên Tiểu học hiện nay vẫn thiếu và cần bổ sung để đảm bảo triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho các năm tiếp theo, tập trung tại khu vực đồng bằng sông Hồng (thiếu 57.087 giáo viên), trung du và miền núi phía Bắc (thiếu 71.594 giáo viên), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long. Cơ cấu giáo viên các môn học không đồng đều, thừa giáo viên dạy các môn văn hóa (Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội; Lịch sử và Địa lý; Khoa học; Hoạt động trải nghiệm) nhưng lại thiếu giáo viên ở một số môn học mới (Tin học, Thể chất, Nghệ thuật, Tiếng Anh). Đặc biệt, yêu cầu nâng trình độ đào tạo bảo đảm đạt chuẩn theo quy định của giáo viên Tiểu học trong cả nước thời gian tới còn nhiều (282.334 người).

Bậc giáo dục trung học

Giáo dục trung học củng cố và phát triển những kiến thức cơ bản hiện đại để xây dựng, định hình, phát triển toàn diện cho mỗi cá nhân, cộng đồng và xã hội theo đúng mục tiêu đề ra. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn quan trọng để hình thành thế giới quan và bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng sống, phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng; có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Hiện nay, số giáo viên trung học cơ sở (THCS) cả nước là 275.465 người; cán bộ quản lý là 22.360 người. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 98,97%. Số giáo viên trung học phổ thông (THPT) là 155.066 người; cán bộ quản lý là 8.184 người . Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo ở cấp THPT là 99,9%. Kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở phổ thông (THCS, THPT) cơ bản khá tốt(2): Nhìn chung chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phổ thông cơ bản đáp ứng quy định về mức biên chế giáo viên /lớp theo cấp học và bảo đảm cơ cấu giáo viên theo môn học. Năng lực quản lý, chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phổ thông phù hợp với khả năng, trình độ nhận thức của học sinh; khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên và cán bộ quản lý càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

Tuy nhiên, hiện tượng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn tồn tại trên phạm vi cả nước. Ở một số huyện, tỉnh miền núi, có tình trạng giáo viên xin chuyển công tác rất lớn, dẫn đến việc thiếu, thừa cục bộ ở một số cơ sở giáo dục. Một số nơi, sau khi thực hiện lộ trình tinh giản biên chế, dôi dư một bộ phận cán bộ quản lý, gây khó khăn cho phân bổ, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ. Đối với cấp THCS, hầu hết các địa phương vừa thừa vừa thiếu giáo viên, đặc biệt có sự khác biệt rất lớn giữa các môn học để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, thừa khá nhiều giáo viên dạy các môn Văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý; nhưng lại rất thiếu giáo viên dạy các môn Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật. Đối với cấp THPT, thừa giáo viên dạy các môn văn hóa và thiếu hầu hết giáo viên dạy các môn Giáo dục Kinh doanh và Pháp luật, Công nghệ, Nghệ thuật, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Quốc phòng - An ninh, Tin học. Đặc biệt, thiếu giáo viên dạy nội dung giáo dục địa phương để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chất lượng, cơ cấu đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số còn bất cập. Một số chính sách phát triển giáo dục, chính sách hỗ trợ người dạy, người học ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn đã lạc hậu, không còn phù hợp nhưng chưa được điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Việc bố trí, điều động giáo viên chưa sát với nhu cầu thực tế của từng trường, từng địa phương.

NGUYÊN NHÂN TÌNH TRẠNG THIẾU GIÁO VIÊN

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên ở bậc mầm non, phổ thông; tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do dồn dịch, cơ cấu lại các trường hoặc do tăng dân số cơ học (tăng trưởng nóng) tại các khu vực trung tâm, thành phố lớn, khu công nghiệp dẫn tới việc thừa/thiếu cục bộ tại một số địa phương, khu vực. Đối với mầm non, việc huy động trẻ ra lớp tăng cao, tốc độ nhanh do nhu cầu, cũng như việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tổng biên chế của các tỉnh có xu hướng giảm (do thực hiện tinh giản biên chế), do đó không còn biên chế để tuyển giáo viên cho các cấp học, đặc biệt là cấp học mầm non.

Công tác xây dựng quy hoạch, dự báo nhu cầu về đội ngũ của các địa phương chưa kịp thời hoặc không hiệu quả dẫn đến bị động trong bố trí số lượng giáo viên. Từ năm 2015, sau khi có Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị "về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức", hầu hết các tỉnh không được giao thêm biên chế mặc dù số học sinh trong thời gian qua vẫn tăng.

Việc phân cấp tại địa phương trong công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập vì hầu hết ở các địa phương, cơ quan chuyên môn là sở giáo dục - đào tạo, phòng giáo dục - đào tạo không phải là đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng giáo viên nên không chủ động trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học và không chủ động điều tiết được giáo viên thừa, thiếu. Trong khi đó, các cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp cũng chưa có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên hiện nay, ngày 18/7/2022, Bộ Chính trị ban hành quyết định về việc giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 - 2026. Riêng năm học 2022 - 2023, giao bổ sung 27.850 giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Tiếp đó, ngày 02/8/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai tuyển dụng 27.850 giáo viên mầm non, phổ thông công lập cho năm học 2022 - 2023.Bộ Giáo dục và đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai, bổ sung số lượng biên chế giáo viên theo từng cấp học. Trong đó, ưu tiên tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Các địa phương có giải pháp để đảm bảo nguồn tuyển dụng, có sự trao đổi, phối hợp giữa các địa phương để tuyển dụng đủ giáo viên đáp ứng yêu cầu môn học khác nhau; chủ động phối hợp với các trường sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho địa phương; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của một số môn học hiện tại để tiến tới mỗi giáo viên có thể đảm nhiệm dạy học toàn bộ môn học Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Về lâu dài, các địa phương cần có lộ trình đào tạo nhân lực phục vụ ngành giáo dục để có thể đảm bảo nguồn tuyển biên chế đến năm 2026.

Ngoài ra, cần tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế; chỉ đạo sắp xếp các điểm trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp thành lập các trường công lập, xã hội hóa giáo dục để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả quyết định tín dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!
06:14:12 22/12/2024
Bé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCMBé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCM
08:20:00 22/12/2024
Mỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mêMỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mê
06:03:01 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'
07:17:20 22/12/2024
Từng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối nămTừng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối năm
06:55:23 22/12/2024
Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"
07:07:16 22/12/2024
Sự thật về vụ Phương Lan được gia đình Phan Đạt tặng 1 căn nhà ở TP.HCMSự thật về vụ Phương Lan được gia đình Phan Đạt tặng 1 căn nhà ở TP.HCM
06:45:47 22/12/2024
Tóc Tiên chiến thắng áp đảo, 'hạ gục' Thiều Bảo TrâmTóc Tiên chiến thắng áp đảo, 'hạ gục' Thiều Bảo Trâm
08:29:13 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện hóa thạch sinh vật ngoại lai đáng kinh ngạc tại Mỹ

Phát hiện hóa thạch sinh vật ngoại lai đáng kinh ngạc tại Mỹ

Lạ vui

11:00:41 22/12/2024
Các nhà khoa học vô cùng bối rối với phát hiện chấn động gần đây - một loại thực vật ngoại lai lần đầu tiên được tìm thấy gần một thị trấn ma ở Utah, Mỹ,
Văn Toàn: 'Tôi và Xuân Son rất hiểu nhau'

Văn Toàn: 'Tôi và Xuân Son rất hiểu nhau'

Sao thể thao

10:58:43 22/12/2024
Tiền đạo Nguyễn Văn Toàn tán dương Nguyễn Xuân Son sau khi tuyển Việt Nam thắng 5-0 Myanmar tối 21/12 trên sân Việt Trì ở lượt cuối bảng B ASEAN Cup 2024.
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ đón vận trình may mắn

Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ đón vận trình may mắn

Trắc nghiệm

10:57:53 22/12/2024
Các kế hoạch công việc mà bạn đã lên từ trước sẽ có tiến triển tích cực, giúp bạn đạt được các mục tiêu đã đề ra. Sự tự tin và khả năng làm việc cẩn thận, chi tiết của Xử Nữ sẽ tiếp tục
Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu

Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu

Sao châu á

10:57:25 22/12/2024
Song Hye Kyo gây sốc với tạo hình nữ tu sĩ trong bộ phim Dark Nuns ; Jang Nara khóc khi nhận giải thưởng lớn ở SBS Drama Awards.
Bồ Đào Nha phản đối Nga sau vụ không kích trúng các đại sứ quán tại Kiev

Bồ Đào Nha phản đối Nga sau vụ không kích trúng các đại sứ quán tại Kiev

Thế giới

10:56:38 22/12/2024
Ngoại trưởng Rangel cũng tiết lộ Bồ Đào Nha sẽ phối hợp với Liên minh châu Âu để áp dụng thêm các biện pháp đáp trả Nga trong thời gian tới.
Sony biết lúc nào người chơi đang phẫn nộ?

Sony biết lúc nào người chơi đang phẫn nộ?

Mọt game

10:52:10 22/12/2024
Việc các game thủ cảm thấy nóng mặt khi bị game làm khó đã không còn là chuyện hiếm gặp. Dù vậy, đôi khi nếu có xả giận thì cơ hội vượt ải vẫn là cực kỳ khó khăn, khiến cơn giận ngày càng gia tăng mà gây ức chế, bực bội.
Sáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹp

Sáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹp

Sức khỏe

10:50:47 22/12/2024
Một nghiên cứu vào tháng 8 năm 2018 trên Tạp chí Journal of Drugs in Dermatology đã chỉ ra rằng, sản phẩm chăm sóc da tự nhiên, bao gồm cả sáp ong, vượt trội hơn nhiều so với các sản phẩm có thành phần tổng hợp trong việc chăm sóc da nh...
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người

Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người

Góc tâm tình

10:11:52 22/12/2024
Trong lúc đầu óc tỉnh táo, bố tôi đã lập di chúc. Bố để lại nhà và khoản tiền tiết kiệm trị giá 2,7 tỷ cho mẹ kế. Mẹ mất khi tôi 25 tuổi, 5 năm sau bố đi thêm bước nữa.
Lee Bo Young mặc đơn giản mà sang ở tuổi 45 nhờ 1 nguyên tắc

Lee Bo Young mặc đơn giản mà sang ở tuổi 45 nhờ 1 nguyên tắc

Phong cách sao

10:01:56 22/12/2024
Nữ diễn viên còn có phong cách thời trang rất thanh lịch, dù không hề phối đồ cầu kỳ. Chìa khóa xây dựng style ở tuổi ngoài 40 của Lee Bo Young chính là trang phục màu trung tính.
4 mẫu giày tôn dáng nên sắm diện Tết

4 mẫu giày tôn dáng nên sắm diện Tết

Thời trang

10:01:51 22/12/2024
Chị em sẽ bắt gặp khá nhiều mẫu giày dép khi đi mua sắm. Để không phải suy nghĩ nhiều mà vẫn chọn được mẫu giày sành điệu, hack dáng vượt trội, chị em hãy tham khảo 4 gợi ý sau đây:
Bức ảnh chụp 2 nam thanh niên tên Đức khiến nhiều ông bố bà mẹ đỏ mắt ngưỡng mộ

Bức ảnh chụp 2 nam thanh niên tên Đức khiến nhiều ông bố bà mẹ đỏ mắt ngưỡng mộ

Netizen

09:30:25 22/12/2024
Khi tham gia Olympia, các thí sinh có thể là những đối thủ quyết liệt trên sân khấu, cùng tranh tài qua từng câu hỏi đầy thử thách.