Chương trình giáo dục mới từ 2022: ‘Sức ép’ tuyển giáo viên ngoại ngữ, tin học ở đâu
Năm 2022 học sinh từ lớp 3 bắt buộc phải được học ngoại ngữ và tin học nhưng tình trạng thiếu giáo viên chuyên môn đang rất trầm trọng.
Biết ngoại ngữ, thành thạo tin học là yêu cầu căn bản với học sinh trong thời đại công nghệ 4.0 để tìm kiếm cơ hội kết nối với thế giới.
Theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, năm 2022 học sinh từ lớp 3 bắt buộc phải được học ngoại ngữ và tin học nhưng tình trạng thiếu giáo viên chuyên môn lại xảy ra ngay cả ở những thành phố lớn.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, thiếu giáo viên dạy tiếng Anh là thực trạng đang diễn ra ở tất cả các cấp học.Theo ước tính cả nước đang còn thiếu hơn 5.000 giáo viên tiếng Anh.
Đó là chưa kể đội ngũ hiện nay có vẫn còn một số lượng không nhỏ giáo viên chưa đủ năng lực theo yêu cầu đặt ra với chương trình phổ thông mới.
Video đang HOT
Thiếu giáo viên ngoại ngữ vẫn là bài toán khiến nhiều cơ sở giáo dục đau đầu. (ảnh minh họa)
Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, để dạy học ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3 với thời lượng 4 tiết/tuần, Hà Nội cần khoảng 1.500 giáo viên tiếng Anh tiểu học. Thế nhưng, hiện toàn thành phố mới chỉ có 800 giáo viên đang dạy ở các trường, như vậy cần tuyển mới khoảng 700 giáo viên.
Còn theo lãnh đạo một phòng GD&ĐT tại Thái Bình thì việc tuyển giáo viên ngoại ngữ hiện nay rất khó khăn dù các trường có chỉ tiêu.
“Các ứng viên tốt nghiệp từ các trường khác nhiều nhưng ứng viên tốt nghiệp từ đại học sư phạm thì rất khan hiếm, nếu có, đa phần họ đầu quân về các trường tại thành phố lớn chứ về huyện nghèo rất ít.
Năm nào cũng có chỉ tiêu tuyển dụng được giao nhưng có những năm không có hồ sơ đăng ký và vị trí giáo viên tiếng Anh vẫn để trống”, vị này cho hay.
Được biết, theo Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên ở từng cấp học thì giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên; giáo viên tiểu học, THCS, THPT có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên.
Ngoài ra, giáo viên tiếng Anh tiểu học và THCS cần có trình độ tiếng Anh bậc 4 (tương đương bằng B2 đối với khung ngoại ngữ châu Âu) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
Các nhà trường cho rằng, việc chuẩn bị giáo viên tiếng Anh cho chương trình mới phải được thực hiện khẩn trương ngay từ bây giờ, bởi đến lúc chương trình phổ thông lớp 3 chính thức triển khai thì khó tuyển được giáo viên theo yêu cầu, nhất là giáo viên là ngành đặc thù không phải đào tạo một sớm, một chiều là được.
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết, sau khi ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ đã có các văn bản yêu cầu địa phương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa môn tiếng Anh là môn học bắt buộc với thời lượng 4 tiết/tuần dành cho học sinh lớp 3 từ năm học 2022 – 2023. Trong đó nêu rõ các địa phương tăng cường thực hiện tuyển mới giáo viên, trong đó chú trọng đến giáo viên các môn học mới ở cấp tiểu học khi thực hiện chương trình mới như môn tiếng Anh, tin học.
Không để trung tâm ngoại ngữ, kỹ năng sống hoạt động không phép
Ngày 12.1, UBND TP.HCM đã có yêu cầu đối với Sở GD-ĐT TP.HCM, UBND 24 quận, huyện về tăng cường quản lý hoạt động các trung tâm ngoại ngữ, cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố những trung tâm ngoai ngữ chưa được cấp phép hoạt động giáo dục - BÍCH THANH
Theo đó, nhằm đảm bảo quyền lợi của người học, người lao động, an ninh trật tự và tăng cường biện pháp quản lý hoạt động các trung tâm ngoại ngữ, cơ sở giáo dục ngoài công lập, UBND TP.HCM đề nghị Sở GD-ĐT TP.HCM, UBND quận, huyện thực hiện các nội dung như:
Chỉ đạo, tăng cường công tác phối hợp giữa UBND các phường, xã, thị trấn và các phòng ban, các tổ chức đoàn thể địa phương nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý, thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động các cơ sở giáo dục ngoài công lập (các trường ĐH, trường phổ thông, mầm non, các trung tâm ngoại ngữ tin học, tư vấn du học giáo dục kỹ năng). Tuyệt đối không để các cơ sở hoạt động không phép. Chủ động thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm, giám sát hoạt động của các cơ sở đã được cấp phép đảm bảo hoạt động đúng quy định, đúng nội dung được cấp phép.
Kịp thời xử lý nghiêm các cơ sở giáo dục hoạt động không phép, không tuân thủ quy định, gây mất an ninh trật tự và ảnh hưởng đến quyền lợi người học, người lao động. Thông tin kết quả xử lý về sự giáo dục để cùng phối hợp trong công tác quản lý.
Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các cơ sở dịch vụ giữ trẻ ngoài giờ, nhất là những điều kiện nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, nghiêm cấm hoạt động dạy thêm trong các cơ sở dịch vụ giữ trẻ ngoài giờ.
Thường xuyên thanh kiểm tra thông tin phản ánh của người dân
Đối với Sở GD-ĐT TP.HCM, UBND TP.HCM yêu cầu tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhất là khi có các thông tin phản ánh của các phương tiện truyền thông và người dân. Đảm bảo cập nhật đầy đủ chính xác thông tin cấp phép hoạt động các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên cổng thông tin điện tử
Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các văn bản quy định pháp luật về giấy phép thành lập và hoạt động đảm bảo an toàn tuyệt đối công tác an ninh trật tự tại địa phương. Tuân thủ đầy đủ các quy định về chuyên môn hoạt động đúng theo quyết định cho phép.
Ngoài ra, trong chỉ đạo của thành phố về quản lý các trung tâm ngoại ngữ, tin học... có đề cập các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đang giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp được phép thí điểm trước đây phải chấm dứt hoạt động thí điểm khẩn trương chuyển đổi mô hình hoạt động thực hiện theo Nghị định 86 của Chính phủ...
Học sinh tỉnh Hải Dương được nghỉ học vì rét trong trường hợp nào? Công văn nêu rõ: Khi nhiệt độ ngoài trời tại khu vực dưới 10 độ, trẻ em mầm non, tiểu học được nghỉ và nhiệt độ ngoài trời tại khu vực dưới 7 độ, học sinh THCS không phải đến trường... Ảnh minh họa Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương vừa ban hành công văn về việc chủ động các...