Chương trình GDPT tổng thể: Những tác phẩm bắt buộc phải dạy ở môn ngữ văn
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể, môn Ngữ văn mới sẽ chỉ còn dạy bắt buộc 6 tác phẩm văn học kinh điển của VHVN.
ảnh minh họa
Tác phẩm văn học bắt buộc phải học là gì?
với phóng viên báo Đời sống & Pháp lý, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT tổng thể cho biết, chương trình lần này sẽ có nhiều điểm mới đáng lưu tâm.
Môn Ngữ văn trong chương trình mới sẽ chỉ gồm 6 tác phẩm bắt buộc. Cụ thể là: Bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn độc lập. Chương trình tiếng Việt/Ngữ văn mới được xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chú trọng đến những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nghe và nói cho mỗi lớp.
Các nhóm tác giả viết SGK có thể chủ động lựa chọn các tác phẩm khác nhau đưa vào sách, nhưng đều hướng đến việc thông qua các ngữ liệu để phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Cũng theo GS Thuyết, đề thi môn Ngữ văn trước đây chỉ gói gọn trong một số tác phẩm văn học có trong SGK. Nhưng lần này, đề thi hướng đến kiểm tra năng lực, phẩm chất người học, chứ không kiểm tra nội dung kiến thức học thuộc, các em học sinh hoàn toàn có thể sử dụng các ngữ liệu khác nhau để đáp ứng yêu cầu của đề thi.
Chương trình môn Ngữ văn sẽ chú trọng hình thành phương pháp đọc hiểu, cách tạo lập văn bản, thực hành, vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau, cách trình bày, nhằm phát triển năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ của người học.
Video đang HOT
Chương trình môn Ngữ văn mới: Đổi mới nhưng không xa lạ
Môn Ngữ văn trong chương trình mới sẽ đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung, cách xây dựng chương trình cho tới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm hướng tới hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Ảnh minh họa.
Theo báo Vietnamnet.vn, PGS. TS Đỗ Ngọc Thống (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam), tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn cho biết về việc xây dựng chương trình môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có những điểm khác biệt nào chương trình hiện hành.
Đối với môn Ngữ văn, chương trình lần này sẽ có đổi mới cả về mục tiêu, quy trình xây dựng cũng như nội dung chương trình cho tới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá.
Về mục tiêu môn học, điểm khác biệt lớn nhất của chương trình lần này chính là coi trọng năng lực giao tiếp (với 4 kỹ năng chính là đọc, viết, nói và nghe).
Thông qua việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp mà giáo dục tâm hồn, nhân cách và khả năng sáng tạo văn học của học sinh (HS), đồng thời góp phần phát triển các năng lực khác như năng lực thẩm mỹ, năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo… mà chương trình tổng thể đã đề ra. Trong đó, năng lực giao tiếp ngôn ngữ là trục tích hợp để xây dựng xuyên suốt cả 3 cấp học.
Về phương pháp giảng dạy, môn Ngữ văn sẽ chuyển từ việc GV giảng về tác phẩm là chính sang việc GV trở thành người tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm là chính để học sinh biết cách đọc và có thể tự đọc.
Nói cách khác, thay vì giáo viên giảng cho HS về các tác phẩm thì với chương trình môn Ngữ văn mới, GV chỉ trang bị cho học sinh phương pháp tiếp cận tác phẩm thông qua ngữ liệu mẫu. Đây sẽ là một yêu cầu mới về phương pháp giảng dạy đối với môn Ngữ văn.
Theo Baodansinh.vn
"Chí Phèo" không phải là tác phẩm bắt buộc trong chương trình Ngữ văn mới
Đây là khẳng định của GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - về những thay đổi của môn Ngữ Văn trong chương trình phổ thông mới.
Việc đưa tác phẩm Chí Phèo vào sách giáo khoa như thế nào sẽ tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người viết sách.
Theo đó, trong Chương trình trung học phổ thông mới chỉ còn 6 tác phẩm văn học bắt buộc gồm: "Bài thơ Thần", "Hịch tướng sĩ", "Bình Ngô đại cáo", "Truyện Kiều", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" và "Tuyên ngôn độc lập".
Tất cả các tác phẩm còn lại chỉ nêu trong một danh mục gợi ý giúp các tác giả SGK và giáo viên hình dung ra đề tài, kiểu loại văn bản và mức độ khó theo từng lớp và nhóm lớp; không bắt buộc đưa vào SGK.
Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao cũng nằm trong danh mục tác phẩm gợi ý đó.
Như vậy, việc đưa tác phẩm Chí Phèo vào dạy trong nhà trường như thế nào, có nên đưa đầy đủ, toàn vẹn hay có thể cắt bỏ một vài đoạn sẽ tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người viết SGK.
Ngoài ra, một trong những điểm khác biệt so với các chương trình trước đây là môn Ngữ văn được xây dựng xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học, để lựa chọn nội dung dạy học. Các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp tập trung vào 4 kỹ năng lớn là nghe, nói, đọc, viết.
Trước đó, cuối năm 2017, ông Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) đưa ra ý kiến loại bỏ tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi sách giáo khoa để tránh tác động xấu đến mặt nhận thức của học sinh. Ngay sau đó đã khiến dư luận bùng nổ làn sóng tranh cãi gay gắt.
Theo ông Nguyễn Sóng Hiền, nhiều nhà phê bình văn học đã cho rằng Chí Phèo đại diện cho tầng lớp nông dân bị lưu manh hoá, nhưng đây là một nhận xét phiến diện, mang tính áp đặt. Về khía cạnh giáo dục, hành động của Chí Phèo là đáng lên án và cần phê phán.
Ông cho rằng việc Chí Phèo giết Bá Kiến sau khi uống rượu say là một hành động không thể dung thứ, cho dù nhiều học giả và nhà phê bình hình tượng hóa nó là sự phản kháng của tầng lớp bần nông đối với giai cấp cường hào, ác bá. Thậm chí đó là sự quy chụp và áp đặt khiên cưỡng.
"Chí đã giết người trong lúc say, đó là hành vi không phải của một con người. Cho dù ở bất kỳ xã hội nào, những hành động đó đều đáng bị lên án và cách ly ra khỏi đời sống xã hội" - ông Hiền phân tích.
Ông cũng cho rằng "Chí Phèo" có thể tác động tiêu cực đến nhận thức của người học nên kiến nghị nên bỏ tác phẩm này ra khỏi sách giáo khoa. Bởi giáo dục phải hướng tới hạn chế tối thiểu những mặt trái, tác động tiêu cực đối với trẻ em.
Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng đề xuất của ông Hiền là không thể thực hiện, bởi tác phẩm đã mang ý nghĩa thời đại, tiêu biểu cho giai tầng khi nó ra đời.
Theo Laodong.vn
6 tác phẩm bắt buộc môn Ngữ văn: Thiếu tình yêu, cuộc sống bình dị Theo TS Trịnh Thu Tuyết, với 6 tác phẩm bắt buộc, học sinh tìm đâu ra đời thường bình dị, nhọc nhằn, đa diện của cuộc sống và hình ảnh con người với cả vẻ đẹp và nỗi đau? ảnh minh họa Ngày 12/1, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, thông tin dự thảo chương...