Chương trình GDPT mới: Giáo viên sẽ phải đổi mới phương pháp giảng dạy
“Công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trong tương lai là một nhiệm vụ quan trọng, cần gấp rút thực hiện”. Đó là chia sẻ của GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông.
GS Nguyễn Minh Thuyết: Công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên đáp ứng chương trình GDPT mới trong tương lai là một nhiệm vụ quan trọng, cần gấp rút thực hiện.
Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố Dự thảo chương trình các môn học giáo dục phổ thông (GDPT) mới. Dự thảo có 20 môn học, trong đó có một số môn học mới, một số môn tích hợp, bắt buộc, tự chọn; giảm tải kiến thức và tăng cường hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên đáp ứng chương trình GDPT mới trong tương lai là một nhiệm vụ quan trọng, cần gấp rút thực hiện. Giáo viên sẽ phải đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao khả năng tự học, để đáp ứng các yêu cầu cấp thiết của đổi mới giáo dục.
Ngoài ra, để thực hiện thành công chương trình mới, điều kiện tiên quyết là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; sự đồng thuận của cộng đồng, xã hội; động lực đổi mới của cán bộ quản lý, giáo viên.
“Ngay từ khi bắt tay vào xây dựng chương trình mới, Bộ GD&ĐT đã hết sức quan tâm kiểm tra, điều tra đội ngũ giáo viên hiện nay về số lượng giáo viên nói chung, số lượng từng cấp học, môn học. Thời gian qua Bộ cũng tính toán quy hoạch đào tạo sư phạm và bồi dưỡng dần cho giáo viên những phương pháp dạy học mới. Tới đây có những môn học tích hợp như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, các giáo viên sẽ được học bồi dưỡng, học các tín chỉ để có thể đảm nhiệm. Thời gian từ nay đến khi triển khai chương trình mới ở THCS còn 3 – 4 năm, nên đủ thời gian chuẩn bị đội ngũ giáo viên”, GS Nguyễn Minh Thuyết .
Video đang HOT
Sẽ bồi dưỡng giáo viên đại trà qua mạng
Về kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên cho chương trình mới, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, hiện nay bộ đã lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Trong đó, các trường sư phạm sẽ đào tạo giáo viên dạy các môn theo chương trình môn học mới ví dụ như: Lịch sử và Địa lý, KHTN, KHXH….
Bộ cũng sẽ thực hiện lộ trình lựa chọn GV cốt cán bồi dưỡng trước. Theo đó, mỗi môn học sẽ có 2 GV được lựa chọn/ tỉnh/ thành phố để bồi dưỡng cốt cán khoảng 8 ngày vào kỳ 2 năm 2019. Sau đó, bộ sẽ tổ chức bồi dưỡng GV đại trà qua mạng.
Ngoài ra, Bộ cũng lên kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy tích hợp. Theo tính toán, mỗi GV sẽ phải học thêm 20 tín chỉ (mỗi tín chỉ 15 tiết) để dạy tích hợp. Khi đó, giáo viên Lịch sử có thể dạy cả Địa lý và ngược lại, đảm bảo tất cả GV sẽ đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục.
Theo Nghị quyết số 51/2017/QH14, thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, bảo đảm tuần tự trong từng cấp học, chậm nhất từ năm học 2020-2021 đối với lớp đầu cấp của cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 đối với lớp đầu cấp của cấp trung học cơ sở và từ năm học 2022-2023 đối với lớp đầu cấp của cấp trung học phổ thông.
Theo Baodansinh.vn
Chương trình phổ thông mới được áp dụng từ năm học 2019-2020
Bộ GD-ĐT xác định thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học trên phạm vi toàn quốc bắt đầu từ năm học 2019-2020.
Đại diện Bộ GD-ĐT thông tin về chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai áp dụng từ năm học 2019-2020. Ảnh: Phạm Hải.
Cụ thể, đối với cấp tiểu học từ năm học 2019 -2020, đối với cấp trung học cơ sở từ năm học 2020 - 2021 và đối với cấp trung học phổ thông từ năm học 2021 - 2022.
Lộ trình cụ thể như sau:
Năm học 2019 - 2020 triển khai ở lớp 1;
Năm học 2020 - 2021: lớp 2 và lớp 6;
Năm học 2021 - 2022: lớp 3, lớp 7 và lớp 10;
Năm học 2022 - 2023: lớp 4, lớp 8 và lớp 11;
Năm học 2023 - 2024: lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Bộ GD-ĐT cũng lưu ý, trong thời gian chưa triển khai trên phạm vi toàn quốc, các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học chương trình hiện hành và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Từ đó giúp cho học sinh và giáo viên sau này chuyển sang thực hiện chương trình, SGK mới được thuận lợi.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, theo tiến độ, đến tháng 4 năm nay Bộ GD-ĐT có thể ban hành chương trình môn học.
Sau khi chương trình môn học chính thức được ban hành thì các cá nhân, tổ chức có thể khởi động biên soạn các bộ sách giáo khoa.
Về điều kiện với đối tượng viết sách giáo khoa, GS. Thuyết cho rằng, nếu vừa thẩm định chương trình, vừa viết sách giáo khoa thì không được.
"Còn các nhà chuyên môn đã tham gia soạn thảo chương trình là những người hiểu chương trình rất sâu thì có quyền viết sách giáo khoa. Việc họ viết cho bộ sách nào thì phải do tổ chức mời. Cá nhân tôi nghĩ rằng, những người soạn thảo chương trình là những người nắm rất chắc nên nếu họ viết sách giáo khoa thì sẽ có lợi", GS Thuyết nói.
Theo Vietnamnet
Chương trình GDPT mới: Học sinh sẽ được tự chọn học phần Ngay từ lớp 1, học sinh sẽ được chọn những học phần mà cảm thấy phù hợp trong từng môn học, đó là một trong những nội dung trong chương trình GDPT Tổng thể mới. GS. Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh Công Luân Chiều 19/1, bộ GD&ĐT đã họp báo để thông tin về dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo...