Chương trình GDPT mới: Các môn tích hợp sẽ được dạy như thế nào?
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới nhiều địa phương băn khoăn chưa biết sắp xếp giáo viên dạy môn tích hợp như thế nào cho phù hợp.
Thực hiện Chương trình GDPT mới các trường chủ động sắp xếp thời khóa biểu. Ảnh internet.
Theo đó, ở bậc THCS có 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó có môn Lịch sử và Địa lý và môn Khoa học tự nhiên sẽ dạy tích hợp. Đối với môn Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành vật lí, hóa học, sinh học và khoa học trái đất. Đối với môn Lịch sử và Địa lý được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành lịch sử và địa lý.
Theo Bộ GD&ĐT, học sinh đã học môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở cấp tiểu học, không gặp khó khăn trong việc tiếp tục học các môn này ở bậc THCS. Chương trình hai môn này được thiết kế theo mạch nội dung phù hợp với chuyên môn của giáo viên dạy đơn môn hiện nay nên giáo viên cũng không gặp khó khăn trong thực hiện.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cũng giải thích thêm: Đối với môn Lịch sử và Địa lý có mạch kiến thức Lịch sử riêng, Địa lý riêng, trong đó mỗi lớp sẽ có một chuyên đề tích hợp (kiến thức liên môn của hai môn này) khoảng từ 6-10 tiết. Như vậy, môn Lịch sử và Địa lý có số tiết học tương đương với môn Lịch sử và môn Địa lý hiện nay. Do đó, việc phân công cũng tương đối dễ dàng bởi giáo viên môn nào sẽ phụ trách môn đấy trong một thời lượng liên tục, có thể một học kỳ hoặc nửa học kỳ. Như vậy, việc bố trí giáo viên giảng dạy môn Lịch sử và Địa lý sẽ không có nhiều khó khăn.
“Thực tế chương trình hiện hành dạy môn Lịch sử và môn Địa lý tách biệt nhưng cũng đã có một số kiến thức liên môn. Vì thế, giáo viên môn Lịch sử khi dạy vẫn phải có những liên hệ với những kiến thức Địa lý và ngược lại”, ông Thành nhấn mạnh.
Theo ông Thành, các kiến thức của 3 môn, bao gồm Vật Lý, Hóa học, Sinh học được thiết kế thành một môn tích hợp là Khoa học tự nhiên. Tính toán số lượng tiết học hiện nay, môn Vật lý có 5 tiết/ tuần, môn Hóa học có 4 tiết/tuần, môn Sinh học có 8 tiết/tuần cho cả 4 khối lớp ở bậc THCS. Tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ các mạch kiến thức của môn Vật lý, Hóa học, Sinh học được thiết kế ở môn Khoa học tự nhiên trong Chương trình GDPT mới.
Ông Thành cũng khẳng định: “Lượng kiến thức các môn tích hợp trong Chương trình GDPT mới tương đồng với chương trình hiện hành nên sẽ không có sự xáo trộn về giáo viên. Bởi hiện các trường đều có số giáo viên cơ bản đáp ứng với môn tích hợp”.
Đối với việc sắp xếp thời khóa biểu các mô tích hợp, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, đối với các mạch chủ đề trong môn tích hợp của từng khối lớp đều được phân rõ ràng, tỉ lệ bao nhiêu phần trăm cho từng môn. Như vậy, việc sắp xếp thời khóa biểu nhà trường sẽ được linh hoạt. Ví dụ: Hiện nay, chu kỳ thời khóa biểu đang được sắp xếp theo tuần, nhưng khi triển khai Chương trình GDPT mới các trường phải sắp xếp theo chu kỳ khác như chu kỳ nửa kỳ hoặc một học kỳ.
Một trong những điểm đặc biệt của chương trình GDPT mới là chỉ quy định số tiết/năm, chứ không quy định số tiết/tuần như các chương trình hiện hành. Điều này cho phép các trường chủ động trong việc sắp xếp thời khóa biểu dạy các môn học.
Vì vậy, trong vòng nửa kỳ, trường có thể thực hiện dạy mạch kiến thức môn Hóa học, nửa kỳ tiếp theo sẽ dạy hết mạch kiến thức môn Sinh học, nửa kỳ tiếp theo nữa sẽ dạy mạch kiến thức của môn Vật lý. Với cách sắp xếp như vậy, các nhà trường sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí thời khóa biểu một cách phù hợp.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, trong cơ cấu một trường hiện nay có khoảng 32 lớp, mỗi khối có 8 lớp cần khoảng 3 giáo viên Vật lý, 2 giáo viên Hóa học và 4 giáo viên Sinh học. Theo đó, việc phân công, bố trí thực hiện theo thời khóa biểu môn Khoa học tự nhiên là hoàn toàn khả thi.
Đỗ Hòa
Theo baohaiquan
Dạy học tích hợp trong chương trình mới có đáng lo?
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) giới thiệu nội dung và cách tổ chức dạy học tích hợp ở bậc THCS, một vấn đề mới của chương trình giáo dục phổ thông.
Môn Lịch sử và Địa lí
Chương trình môn "Lịch sử và Địa lí" được thiết kế theo các phần Lịch sử và Địa lí tương đối độc lập; ở mỗi lớp 7, 8, 9 có 1 chủ đề chung (6-10 tiết). Vì vậy việc bố trí giáo viên dạy môn này cơ bản giáo viên không thay đổi so với chương trình hiện hành. Đối với các chủ đề chung, 2 giáo viên cùng dạy 1 lớp sẽ phối hợp với nhau để thực hiện.
Môn Khoa học tự nhiên
Cấu trúc nội dung:
Với các mạch kiến thức nêu trên, chương trình môn Khoa học tự nhiên của các lớp 6, 7, 8, 9 đều có 3 phần tương ứng với kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lí, Sinh học, Hoá học được sắp xếp theo trình tự thời gian như sau:
Lớp 6: Hoá học (20%) - Sinh học (38%) - Vật lí (32%)
Lớp 7: Hoá học (24%) - Vật lí (28%) - Sinh học (38%)
Lớp 8: Hoá học (31%) - Vật lí (28%) - Sinh học (31%)
Lớp 9: Vật lí (30%) - Hoá học (31%) - Sinh học (29%)
Tổng số tiết của 3 môn Vật lí, Hoá học, Sinh học trong chương trình hiện hành là 595 tiết; tổng số tiết của môn Khoa học tự nhiên là 560 tiết, giảm 35 tiết so với chương trình hiện hành. Tỷ lệ thời lượng giữa các lĩnh vực có dao động chút ít so với chương trình hiện hành và không ảnh hưởng lớn đến cơ cấu giáo viên.
Phân công giáo viên phụ trách các mạch kiến thức:
- "Chất và sự biến đổi của chất": giáo viên Hóa học.
- "Vật sống" và "Trái đất và bầu trời" lớp 8, 9: giáo viên Sinh học.
- "Năng lực và biến đổi" và "Trái đất và bầu trời" lớp 6: giáo viênVật lí.
Tổ chuyên môn (bao gồm giáo viên Vật lí, Hóa học, Sinh học) phân công giáo viên phụ trách theo chủ đề như trên và dạy đồng thời ở nhiều lớp (thay vì phân công 1 giáo viên/môn/lớp như hiện nay).
Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn tập trung vào các chủ đề liên môn để bảo đảm sự phối hợp giữa các giáo viên cùng dạy ở 1 lớp đối với các chủ đề có kiến thức liên quan.
Về thời lượng, số tiết của môn Khoa học tự nhiên (3 tiết/tuần)ít hơn 35 tiết so với tổng số tiết của các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong chương trình hiện hành nên sẽ không có sự xáo trộn về số lượng giáo viên trong mỗi nhà trường. Chỉ khác trong sự phân công và xếp thời khóa biểu mà thôi.
Phương án thực hiện chương trình với đội ngũ giáo viên hiện hành
Như vậy, ở mỗi lớp, các chủ đề thuộc mỗi lĩnh vực Vật lí, Hoá học, Sinh học do giáo viên có chuyên môn tương ứng phụ trách và được thực hiện gọn trong mỗi nửa học kì.
Việc chia mỗi năm học thành 2 học kì (Period), mỗi kì thành 2 nửa (Semester) cũng được thực hiện phổ biến ở các nước trên thế giới.
Về kiểm tra, đánh giá, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng lại Thông tư 58 về đánh giá học sinh để bảo đảm sự phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
Kết quả đánh giá của mỗi chủ đề theo phân bố như trên được tính vào kết quả cuối cùng của môn học theo tỷ lệ % tương ứng.
(Cách tính điểm theo % nội dung kiến thức này cũng được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới).
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình mới
Theo lộ trình, đến năm học 2021-2022, chương trình áp dụng đến cấp THCS và lần lượt đến năm học 2024-2025 sẽ áp dụng đến lớp 9.
Như vậy sẽ có 6 năm để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên như sau:
1. Đối với giáo viên hiện hành, việc bồi dưỡng tập trung vào việc nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên để thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Trước hết là tập trung bồi dưỡng 25% số giáo viên để dạy lớp 6 và cuốn chiếu cho các năm tiếp theo. Bộ khuyến khích và có chế độ cho các giáo viên tự nguyện đăng kí học thêm các học phần bổ sung kiến thức chuyên môn để có thể đảm nhận từ 2 phân môn, tiến tới đảm nhận toàn bộ chương trình môn học.
2. Đối với đào tạo giáo viên mới, các trường sư phạm đã xây dựng chương trình đào tạo giáo viên cấp THCS để dạy học môn Khoa học tự nhiên và môn Lịch sử và Địa lí. Giáo viên mới sẽ thay dần khi giáo viên hiện hành nghỉ hưu.
Nguyễn Xuân Thành (Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT)
Theo vietnamnet
Chương trình GDPT mới: Mỗi tỉnh, thành phố được lựa chọn nội dung giáo dục sao cho phù hợp Theo như Chương trình GDPT mới ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với hoạt động trải nghiệm. Ở cấp THCS và THPT, nội dung giáo dục của địa phương có thời lượng 35 tiết/năm học, tổng thời lượng trong cả 7 năm học là 245 tiết. Theo như phân tích của Ban soạn thảo Chương...