Chương trình đào tạo phải linh hoạt và chú trọng đến phẩm chất người giáo viên
Chiều 26/4, tại Hà Nội, Trường ĐHSP Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Đổi mới mô hình đào tạo và chương trình đào tạo của các trường ĐHSP”.
Quang cảnh hội thảo
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã dự và phát biểu tại hội thảo. Dự hội thảo còn đại diện các Cục, Vụ chức năng Bộ GD&ĐT, đông đủ lãnh đạo, cán bộ các trường ĐHSP trọng điểm trong cả nước.
PGS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng – đã trình bày Đề án “Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên của trường ĐHSP Hà Nội” chỉ rõ quan điểm tiếp cận để đổi mới chương trình đào tạo sư phạm hiện nay là phải được xây dựng trên quan niệm mới về người giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đất nước.
Mặt khác, chương trình mới được xây dựng tổng thể với tầm nhìn xuyên suốt cả quá trình và trong mỗi giai đoạn trước mắt, trung hạn và dài hạn, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ có tính bền vững tương đối giữa nội dung chương trình THCS và THPT.
Chương trình đào tạo cần tinh giản, thiết thực và hiệu quả, hình thức thích hợp với từng đối tượng; ngành học phải có tính liên thông để sinh viên phát triển nghề nghiệp và chuyên môn trong tương lai.
Video đang HOT
Đề án của trường ĐHSP Hà Nội cũng đề xuất Khung chương trình đào tạo để dạy tích hợp và phân hóa các ngành liên quan; Khung chương trình của các ngành đào tạo chuyên biệt.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến xây dựng Đề án của trường ĐHSP Hà Nội và những vấn đề liên quan đến đổi mới mô hình đào tạo và chương trình đào tạo của các trường ĐHSP hiện nay.
Phát biểu tại hội thảo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nêu rõ: xây dựng chương trình đào tạo là quyền của các trường sư phạm, Bộ chỉ làm chức năng định hướng trong công tác này.
Dự hội thảo này là lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của các trường ĐHSP trọng điểm cả nước để chung sức xây dựng, góp ý trước mắt là cho Đề án của trường ĐHSP Hà Nội, kết quả đạt được cuối cùng nhất định sẽ tốt hơn.
Thứ trưởng nhấn mạnh yêu cầu đặt ra cho xây dựng chương trình đào tạo trong các trường sư phạm là phải đáp ứng tính linh hoạt và mang hướng mở; trong đó lại phải vừa mang tính tích hợp cao, vừa phân hóa; Đồng thời chương trình cũng phải đáp ứng liên thông cả CĐ và ĐH.
Sản phẩm của chương trình là người giáo viên phải đạt chuẩn nghề nghiệp. Giáo viên đào tạo theo chương trình đã được đổi mới không phải chỉ dạy 1 chương trình mà phải có năng lực dạy học tích hợp, phân hóa, dạy được nhiều chương trình theo yêu cầu của thực tiễn giáo dục trong suốt sự nghiệp của mình.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đồng tình với tỷ trọng thời gian dành cho đào tạo nghiệp vụ sư phạm là 25% thời gian khung chương trình đào tạo.
Đồng thời lưu ý: bổ sung và làm đậm nét nội dung phẩm chất đạo đức của người giáo viên, chú trọng hơn đến việc đưa giáo sinh vào trải nghiệm thực tế giáo dục ở các trường Phổ thông.
Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 26 – 27/4 để trong phiên toàn thể, kết thúc hội thảo sẽ đưa ra được thống nhất giữa các trường ĐHSP về mô hình và chương trình đào tạo.
Theo GDTĐ
ĐHQGHN sẽ có thêm gần 50 ngành đào tạo thí điểm
Theo công bố quy hoạch ngành, chuyên ngành đào tạo của ĐHQGHN, đến năm 2020 danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo thí điểm của trường này sẽ có thêm 9 ngành đào tạo đại học, 32 chuyên ngành thạc sỹ và 16 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ.
Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo của ĐHQGHN - từ năm 1993 đến nay, ĐHQGHN đã mở đào tạo 25 ngành, chuyên ngành đào tạo thí điểm, trong đó có 4 chương trình đại học, 18 chương trình thạc sỹ và 3 chương trình tiến sỹ.
Trong số đó có 3 chương trình bậc đại học là Hóa dược, Kinh tế phát triển, Luật Kinh doanh; 2 chương trình thạc sỹ (Ngôn ngữ Nhật bản, Đo lường và đánh giá trong giáo dục) và 1 chương trình tiến sỹ (Đo lường và đánh giá trong giáo dục) đã được đưa bổ dung vào danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo của Nhà nước.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức khẳng định: Một số ngành, chuyên ngành đào tạo thí điểm đã có kết quả và chất lượng đào tạo tốt, ổn định.
ĐHQGHN đã có văn bản đề nghị và chắc chắn Bộ GD&ĐT sẽ xem xét đưa một số ngành, chuyên ngành thí điểm của ĐHQGHN vào danh mục đào tạo của Nhà nước.
Các chương trình đào tạo thí điểm là các chương trình đào tạo chưa có trong danh mục đào tạo của Nhà nước.
Theo Nghị định và Quy chế tổ chức hoạt động của ĐHQG, Giám đốc 2 ĐHQG được quyền mở ngành (bậc đào tạo đại học) và chuyên ngành (bậc đào tạo sau đại học) thí điểm.
Hiện nay giám đốc các đại học vùng và hiệu trưởng một số đại học trọng điểm cũng đã được Bộ GD&ĐT cho phép quyết định mở các chuyên ngành thí điểm ở bậc sau đại học.
Theo GDTĐ
Đại học Kinh tế TPHCM tuyển sinh 3 chuyên ngành mới Kỳ tuyển sinh năm học 2014-2015, trường ĐH Kinh tế TPHCM sẽ tuyển sinh thêm 3 chuyên ngành mới bậc thạc sĩ và Đại học. TS Trần Thế Hoàng - Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TPHCM đang tư vấn ngành học cho học sinh Đó là: Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế (đối...