Chương trình đào tạo Khoa Quốc tế tại ĐHQGHN.
Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục ĐH các bang miền Trung Mỹ: Đánh giá cao chương trình liên kết đào tạo khoa Quốc tế-ĐHQGHN
Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục đại học các bang miền Trung, Mỹ (MSCHE-Middle States Commission on Higher Education) MSCHE là một trong sáu tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học vùng tại Mỹ được cả Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục đại học Mỹ (CHEA) và Bộ Giáo dục Mỹ (U.S Education Department) công nhận.
Mục đích của đợt kiểm định là đánh giá công tác giảng dạy và học tập, khảo thí, quản lý đào tạo, cơ sở vật chất, công tác đảm bảo chất lượng của chương trình theo các tiêu chuẩn đánh giá của Hội đồng kiểm định cũng như thẩm định tính bền vững của chương trình, từ đó đưa ra các kết luận cho phép tiếp tục triển khai hay dừng chương trình đào tạo nói trên tại khoa Quốc tế – ĐHQGHN.
Sau hơn hai ngày làm việc nghiêm túc và hiệu quả, Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục đại học các bang miền Trung, Mỹ đã có kết luận ban đầu về chương trình. Theo đó, chương trình cử nhân khoa học ngành Quản lý liên kết với trường Đại học Keuka hoàn toàn đáp ứng được 14 tiêu chuẩn kiểm định khắt khe của Hội đồng kiểm định.
Cụ thể: Sứ mệnh của Khoa Quốc tế đã xác định rõ mục đích và đối tượng phục vụ trong sự nghiệp giáo dục đại học. Sứ mệnh và mục tiêu của Khoa Quốc tế được toàn thể cán bộ trong Khoa xây dựng và được vận dụng sáng tạo để phát triển các chương trình đào tạo một cách hiệu quả; Khoa Quốc tế đã lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực dựa trên sứ mệnh và mục tiêu đào tạo. Kế hoạch chiến lược và phân bổ nguồn lực được triển khai nhằm thực hiện mục tiêu phát triển và thay đổi cần thiết để củng cố và duy trì chất lượng đào tạo tại Khoa Quốc tế; Khoa Quốc tế có đầy đủ đội ngũ cán bộ, giảng viên, nguồn lực tài chính, kỹ thuật, cơ sở vật chất và các tài nguyên dạy và học cần thiết khác để đạt được sứ mệnh và mục tiêu đào tạo của mình.
Hệ thống quản trị tại Khoa Quốc tế xác định rõ vai trò của lãnh đạo Khoa trong việc xây dựng chính sách và ra quyết định. Bộ máy quản lý và ban lãnh đạo hoạt động hiệu quả với cơ chế tự chủ nhằm đảm bảo chất lượng và thực hiện tốt các chính sách, phát triển nguồn tài nguyên phù hợp với sứ mệnh của mình; Cơ sở vật chất và các dịch vụ của Khoa Quốc tế đáp ứng mọi điều kiện học tập và nghiên cứu của sinh viên, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo tính bền vững của chương trình.
Video đang HOT
Đoàn Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục ĐH các bang miền Trung, Mỹ do TS. Mary Ann Gawelek làm trưởng đoàn.
Đoàn kiểm định chụp ảnh cùng lãnh đạo khoa Quốc tế – ĐH QGHN
Việc thực hiện chương trình đào tạo tuân theo các tiêu chuẩn về đạo đức, đảm bảo tính trung thực và tự do về học thuật; Khoa Quốc tế phát triển và thực thi quy trình đánh giá tổng thể hiệu quả nhằm thực hiện sứ mệnh và mục tiêu của mình với các tiêu chuẩn cao.
Quy trình tuyển sinh và đăng ký chỉ ra những cam kết của Khoa Quốc tế với sinh viên về các lợi ích của sinh viên, duy trì chất lượng bằng cách đáp ứng các mục đích học tập của sinh viên; Khoa Quốc tế cung cấp đầy đủ các dịch vụ cần thiết đảm bảo cho sinh viên có thể học tập và nghiên cứu trong môi trường tiện nghi nhất.
Khoa Quốc tế có đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp và chất lượng cao đảm nhận công tác giảng dạy và nghiên cứu; Chất lượng đào tạo tại Khoa Quốc tế phản ánh rõ các nội dung học thuật, phù hợp với chức năng giáo dục của cơ sở đào tạo. Kiến thức và kỹ năng mà sinh viên tiếp thu được tại Khoa Quốc tế hoàn toàn đáp ứng mục đích học tập của sinh viên.
Chương trình đào tạo tại Khoa Quốc tế được thiết kế để sinh viên có thể tiếp thu kiến thức và kỹ năng một cách tối đa thông qua giao tiếp, đẩy mạnh tư duy phân tích và nghiên cứu khoa học; Chương trình đào tạo và các hoạt động của Khoa đều mang nét đặc trưng về nội dung, đáp ứng chất lượng đào tạo.
Quy trình khảo thí và đánh giá được thiện nghiêm túc và chặt chẽ nhằm đảm bảo khi tốt nghiệp sinh viên sẽ có được những kiến thức và kỹ năng tốt nhất.
Những đánh giá của Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục đại học các bang miền Trung, Mỹ (MSCHE) đối với chương trình đào tạo Cử nhân khoa học ngành Quản lý liên kết giữa Khoa Quốc tế – ĐHQGHN và trường Đại học Keuka là minh chứng rõ nét nhất về chất lượng đào tạo và uy tín của hai cơ sở đào tạo.
Theo 24h
Công khai thủ tục phê duyệt Chương trình Liên kết đào tạo với nước ngoài
Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ GD-ĐT vừa đưa ra thông báo công khai thủ tục phê duyệt Chương trình Liên kết đào tạo với nước ngoài tại Bộ GD-ĐT. Với việc công khai này, các cơ sở đào tạo sẽ được thuận tiện hơn khi làm hồ sơ xin cấp phép.
Theo thông báo của Cục đào tạo với nước ngoài, hồ sơ đề nghị phê duyệt Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài gồm: Văn bản đề nghị phê duyệt Đề án liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết cùng ký; Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác giữa các bên liên kết; Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương khác; Giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết.
Ảnh minh họa
Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo nước ngoài hoặc của cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền; Văn bản chấp thuận về chủ trương cho phép liên kết đào tạo với nước ngoài của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục Việt Nam thuộc cơ quan chủ quản.
Đề án liên kết đào tạo do các bên liên kết xây dựng và cùng ký, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Sự cần thiết, mục tiêu của chương trình liên kết đào tạo; ngành và trình độ đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình và nội dung giảng dạy; danh sách giáo viên, giảng viên dự kiến và lý lịch cá nhân; đối tượng và tiêu chí tuyển sinh; quy mô đào tạo; hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; văn bằng, chứng chỉ sẽ được cấp, tính tương đương của văn bằng nước ngoài đối với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; biện pháp đảm bảo chất lượng và quản lý rủi ro; bộ phận phụ trách chương trình liên kết, lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia quản lý chương trình; mức học phí, hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nến có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo, người học.
Cơ sở giáo dục đại học nộp 6 bộ hồ sơ (trong đó có 1 bản gốc) trực tiếp tại Bộ GD-ĐT (Cục Đào tạo với nước ngoài, 21 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện tới địa chỉ nêu trên. Trường hợp cơ sở giáo dục đại học nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ GD-ĐT (Cục Đào tạo với nước ngoài) sẽ được cấp Giấy biên nhận hồ sơ. Trường hợp cơ sở giáo dục đại học nộp hồ sơ qua bưu điện, dấu bưu điện ngày đến sẽ là căn cứ để tính thời điểm nhận hồ sơ.
Cục Đào tạo với nước ngoài chủ trì, phối hợp với các đơn vị (Vụ Giáo dục đại học, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ Pháp chế )có liên quan thẩm định trình Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét, phê duyệt các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Các đơn vị tham gia thẩm định sẽ có trách nhiệm thẩm định tư cách pháp nhân của các bên liên kết; thỏa thuận hợp tác; dự toán thu chi và quản lý tài chính; các điều kiện đảm bảo chất lượng chương trình liên kết: cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, đội ngũ giảng viên, bộ phận phụ trách chương trình liên kết; đối tượng tuyển sinh; quy mô đào tạo; địa điểm đào tạo; chương trình và nội dung giảng dạy; văn bằng sẽ cấp, giá trị pháp lý và tính tương đương của văn bằng nước ngoài đối với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; biện pháp đảm bảo chất lượng và cơ chế xử lý rủi ro.
Cục đào tạo nước ngoài cho biết, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đào tạo với nước ngoài kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Đào tạo với nước ngoài thông báo bằng văn bản cho các bên liên kết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ; Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Đào tạo với nước ngoài chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định, lập báo cáo, trình Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định và dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có ý kiến trả lời. Trường hợp Đề án liên kết đào tạo không đủ điều kiện phê duyệt, trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, Cục đào tạo với nước ngoài phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.
S.H
Theo dân trí
Hỗ trợ học phí ĐH liên kết tại Học viện Tài chính . Trong tình hình kinh tế thế giới đang ở giai đoạn khó khăn, để tạo thêm điều kiện cho sinh viên Việt Nam có thể theo học chương trình liên kết đào tạo, khóa học tháng 9/2012, Học viện Tài chính và đại học Gloucestershire đã thống nhất giảm 100 triệu đồng học phí cho toàn bộ chương trình đại học 03 năm....